Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tuyển Chuyên gia Khảo sát về cam kết và năng lực giám sát của các tổ chức xã hội và tổ nhóm cộng đồng huyện Đakrông tham gia vào Mạng lưới Giám sát Biến động Rừng gần thời gian thực cho Dự án VM067

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy thoái rừng là một trong những vấn đề đáng lo ngại ở Việt Nam. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vấn đề này là việc thực thi không đầy đủ các quy định về bảo vệ, phát triển rừng, thông tin chưa đầy đủ về độ che phủ của rừng và giám sát rừng không chặt chẽ. Hơn nữa, nguyên nhân gốc rễ là hệ thống thông tin dữ liệu về rừng chưa được cập nhật đầy đủ; các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương ít cơ hội tham gia trong quá trình ra các quyết định liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ, nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo từ các cơ quan quản lý các cấp còn trùng chéo và liên tục thay đổi.

Dự án “Đối thoại về Phát triển Rừng bền vững ở Việt Nam” - mã số VM067 với mục tiêu tăng cường đối thoại giữa các tổ chức xã hội (CSOs), các tổ nhóm cộng đồng và cơ quan quản lý nhà nước để tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực Lâm nghiệp ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Dự án được điều phối và thực hiện bởi Trung tâm Phát triển nông thôn Bền vững (SRD) kết hợp cùng với Chi Cục Kiểm lâm và Hội Khoa học kỹ thuật Bảo vệ rừng và Đa dạng sinh học tỉnh Quảng Trị từ tháng 07/2020 đến tháng 06/2022. Địa bàn thực hiện của dự án là tỉnh Quảng Trị, Việt Nam – tỉnh có tỷ lệ suy thoái rừng cao và các xã dự án bao gồm Ba Nang, Đakrong và Hướng Hiệp thuộc huyện Đakrong. Đối tượng hưởng lợi là các tổ chức xã hội tại tỉnh Quảng Trị và huyện Đakrong, trong khi các tổ nhóm cộng đồng chủ yếu là từ các xã dự án. Người dân thuộc 3 xã được lựa chọn cũng được hưởng lợi từ dự án thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức và chia sẻ thông tin.

Dự án sẽ phát triển một Hệ thống độc lập giám sát biến động rừng gần thời gian thực (FCIM) bằng việc sử dụng và phân tích ảnh viễn thám qua phần mềm Terra-I. Thông qua dự án, các tổ chức xã hội sẽ được xây dựng năng lực về sử dụng hệ thống Terra-I để thu thập và xác nhận biến động rừng để đối thoại với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp nhằm thúc đẩy các cơ quan này tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những thay đổi ngoài dự kiến và đưa ra các giải pháp kịp thời.

Theo kế hoạch hoạt động năm thứ nhất của Dự án, cần có một cuộc khảo sát các tổ chức xã hội và tổ nhóm cộng đồng bảo vệ rừng trên địa bàn huyện ĐaKrông để lựa chọn những tổ chức hoặc nhóm cộng đồng thực sự quan tâm và có đủ năng lực về giám sát phát hiện sự thay đổi của rừng gần thời gian thực bằng phần mềm Terra-I; đồng thời đánh giá khả năng cam kết trở thành một thành viên trong mạng lưới giám sát rừng tại địa phương.

2. MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI

2.1 Mục tiêu

Mục tiêu chung:

  • Khảo sát các tổ chức xã hội địa phương và tổ nhóm cộng đồng bảo vệ rừng trên địa bàn huyện ĐaKrông để lựa chọn các tổ chức/tổ nhóm có đủ năng lực giám sát, báo cáo về biến động rừng và cam kết tham gia vào mạng lưới FCIM.

Mục tiêu cụ thể

  • Tìm hiểu các cơ chế, chính sách về tuần tra bảo vệ rừng đã có sẵn trong cộng đồng; những hỗ trợ của địa phương và các chương trình dự án khác trong việc nâng cao năng lực tuần tra và duy trì hoạt động các nhóm bảo vệ rừng;
  • Xác định tần suất, hiệu quả của các buổi tuần tra rừng và các sổ ghi chép tuần tra đã thực hiện trong thời gian 02 năm qua;
  • Lựa chọn 12 tổ chức xã hội và 18 tổ nhóm cộng đồng được giao rừng bảo vệ có đủ năng lực giám sát và viết báo cáo thường xuyên về tình trạng biến động rừng trên địa bàn được giao quản lý;
  • Các tổ chức xã hội và tổ nhóm cộng đồng có sự quan tâm và thúc đẩy cam kết tham gia có hiệu quả vào mạng lưới FCIM, sẵn sàng tổ chức các cuộc đối thoại hàng quý, hàng năm với cơ quan quản lý nhà nước cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh về tình trạng biến động rừng trên địa bàn;

2.2. Kết quả mong đợi

  • Đánh gía các nhóm tuần tra rừng cấp thôn bản vẫn đang còn hoạt động và hiệu quả nhất định trong việc bảo vệ rừng và phát hiện vi phạm;
  • 12 tổ chức xã hội địa phương và 18 tổ nhóm cộng đồng được xác định có đủ năng lực để giám sát biến động rừng và thường xuyên thực hiện các buổi tuần tra rừng để thu thập thông tin;
  • Các tổ chức xã hội và nhóm cộng đồng hiểu rõ về mạng lưới FCIM và cam kết tham gia vào mạng lưới, sẵn sàng thực hiện các cuộc đối thoại với các cơ quan quản lý nhà nước về tình trạng biến động rừng tại địa phương, đồng thời có khả năng đề xuất kế hoạch cho các hoạt động tiếp theo;
  • Đề xuất những giải pháp đảm bảo tính bền vững của mô hình.

3. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN VÀ THỜI GIAN

Thời gian dự kiến thực hiện hoạt động: 09 ngày làm việc trong tháng 07 năm 2020.

Thời gian cụ thể bao gồm:

•     Chuẩn bị                                         : 03 ngày

•     Tổ chức khảo sát                            : 04 ngày

•     Viết báo cáo khảo sát                     : 02 ngày

4. NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN GIA

Chuyên gia chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn và chủ trì thực hiện khảo sát. Cụ thể:

  • Nghiên cứu các mục tiêu và xây dựng Đề cương đánh giá, phát triển công cụ khảo sát và phương pháp đánh giá, bảng câu hỏi và kế hoạch làm việc chi tiết;
  • Làm việc với Ủy ban nhân dân huyện, các xã liên quan, Hạt Kiểm lâm tại các huyện, Ban quản lý Khu Bảo tồn, Chi cục Kiểm lâm và Sở NN & PTNT để thu thập ý kiến ​​và tài liệu thứ cấp liên quan đến các tổ chức xã hội địa phương và nhóm cộng đồng bảo vệ rừng;
  • Thực hiện khảo sát về năng lực giám sát, viết báo cáo và cam kết tham gia mạng lưới FCIM của các tổ chức xã hội và nhóm cộng đồng;
  • Tổng hợp, xử lý thông tin định tính và định lượng, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn và thách thức (SWOT) và đề xuất giải pháp;
  • Viết báo cáo khảo sát kèm danh sách các tổ chức xã hội, tổ nhóm cộng đồng được lựa chọn và nhóm tiềm năng mở rộng.

5. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHUYÊN GIA

  • Chuyên môn và kinh nghiệm: 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, đã từng tham gia các hoạt động có nội dung tương tự;
  • Kỹ năng và phương pháp: có kỹ năng làm việc với các bên liên quan khác nhau;
  • Ưu tiên những ứng viên đã từng tham gia với các tổ chức phi chính phủ và am hiểu về vùng dự án;
  • Không có tiền sử về xâm hại và lạm dụng trẻ em;
  • Tuân thủ qui định và ký nguyên tắc ứng về bảo vệ trẻ em của SRD.

6. BÁO CÁO:

Sau khi kết thúc các hoạt động, chuyên gia cần viết một báo cáo ngắn gọn bằng tiếng Việt với các nội dung chủ yếu bao gồm: Nội dung, phương pháp đã triển khai, kết quả đạt được, các đánh giá về tổ chức, danh sách người tham gia, các đề xuất hoặc nêu rõ những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện các hoạt động và đề xuất nếu có. Báo cáo cần gửi lại cho SRD trong vòng 5 ngày sau khi kết thúc hoạt động.

7. NGÂN SÁCH

Thù lao cho chuyên gia sẽ dựa vào dòng ngân sách của dự án cũng như dựa trên kinh nghiệm và thỏa thuận giữa chuyên gia với SRD.

Các chi phí ăn, ở, đi lại tại thực địa cho chuyên gia sẽ do dự án chi trả theo thực tế và qui định của Trung tâm SRD.

8. HỖ TRỢ TỪ SRD

  • Nhóm cán bộ dự án của SRD ở Huế sẽ phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để thực hiện công việc (bao gồm hỗ trợ tổ chức, liện hệ với địa phương, công tác hậu cần tại thực địa);
  • Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết;
  • Thanh toán thù lao tư vấn cho chuyên gia;

Các chuyên gia quan tâm xin gửi CV, thư bày tỏ quan tâm và dự kiến kế hoạch khảo sát đến địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. chậm nhất ngày 22 tháng 07 năm 2020.

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt