Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tuyển dụng Cán bộ điều phối Nghiên cứu VPA-FLEGT và tính minh bạch trong lĩnh vực lâm nghiệp

Dự án Rừng, Quản trị, Thị trường và Khí hậu – FGMC” (VM063)

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU HOẠT ĐỘNG

Cán bộ điều phối

Nghiên cứu VPA-FLEGT và tính minh bạch trong lĩnh vực lâm nghiệp

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Để thúc đẩy gỗ hợp pháp, liên minh Châu Âu (EU) đã theo đuổi sáng kiến hiệp định đối tác tự nguyện về tăng cường thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA-FLEGT) kể từ năm 2003-một thỏa thuận thương mại ràng buộc pháp lý giữa EU với các nước xuất khẩu gỗ bên ngoài EU. Là một trong những quốc gia giàu nguồn tài nguyên rừng, năm 2010, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu quá trình đàm phán về hiệp định này với EU. Sau một quá trình đàm phán, năm 2018, hiệp định đã được ký bởi Việt Nam và EU. Năm 2019, hiệp định đã được phê chuẩn và có hiệu lực. Dự kiến năm 2021, Việt Nam chỉ xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ có giấy phép FLEGT vào thị trường EU.

Nội dung cốt lỗi của VPA là cung cấp một khung pháp lý với mục đích đảm bảo là tất cả sản phẩm gỗ nhập khẩu vào EU là được sản xuất hợp pháp và từ nỗ có nguồn gốc hợp pháp. Mặc dù VPA-FLEGT chú trọng vào hiệp định thương mại song phương và gỗ hợp pháp, nhưng nó cũng có những kỳ vọng xa hơn (Jade 2014).

Theo như PROFOR and FAO (2011), để sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững và hiệu quả, quản trị rừng được xem là một nền tảng để phát triển các chính sách phù hợp và cung cấp các giải pháp kỹ thuật tốt hơn. Tại Việt Nam, quản trị rừng và các nguyên tắc của nó như giải trình, minh bạch, công bằng, hiệu quả và tham gia đã nhận được sự quan tâm của các cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ. Hiểu biết và thực hành đầy đủ, hiệu quả các nguyên tắc trong quản trị rừng là trách nhiệm của các cơ quan chính phủ nhưng cũng cần có sự tham gia giám sát của các đối tác độc lập khác, đặc biệt là mạng lưới các tổ chức phi chính phủ VNGO-FLEGT. Có lẻ, một trong ngững nguyên tắc cơ bản, cốt yếu của quản trị rừng là nguyên tắc minh bạch, do vậy hiệp định VPA-FLEGT đã đưa ra nguyên một phụ lục với tên gọi là “Công bố thông tin”. Hoàng và các cộng sự (2017), thực hiện nghiên cứu tổng quan về quản trị rừng, cũng đã nhận định tại Việt Nam, các hệ thống chính sách và thể chế hiện tại cho thấy mức độ minh bạch trong lâm nghiệp là còn chưa cao.

VPA-FLEGT là một cơ hội tốt để cải thiện quản trị rưng, VPA-FLEGT đóng góp đáng kể đối với lĩnh vực lâm nghiệp trong cải thiện tính minh bạch và quản trị rừng (Global Witness 2012). Việc thực thi VPA-FLEGT thúc đẩy tăng cường thực thi lâm luật, cải thiện quản trị rừng và tăng cường tính minh bạch, điều này mang lại kết quả to lớn trong tiến trình phát triển rừng bền vững (Neupane et al. 2020). Không có gì để bàn cải, minh bạch sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho trong phát triển rừng bền vững, tuy vậy liệu lợi ích của minh bạch có thể đạt được một cách đầy đủ nhất, điều này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thực thi VPA-FLEGT (Global Witness 2012). Một nghiên cứu được triển khai để xem xét tác động của việc thực thi VPA-FLEGT lên tính minh bạch trong quản trị rừng cũng như đo đạc được mức độ minh bạch trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay làm cơ sở cho giám sát trong thời gian đến là điều cần thiết.

Theo kế hoạch đã được xây dựng, dự án sẽ tiến hành hoạt động Nghiên cứu VPA-FLEGT và tính minh bạch trong lĩnh vực lâm nghiệp. SRD cần tuyển một cán bộ điều phối cho nghiên cứu với các thông tin như sau:

 

2. MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI

2.1 Mục tiêu

Mục tiêu chung:

Mục tiêu chung của nghiên cứu là một báo cáo được hoàn thành bởi SRD và Fern, báo cáo đánh giá mức độ minh bạch hiện tại trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp của Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị để tăng cường tính minh bạch trong quá trình thực thi VPA-FELGT.

Mục tiêu cụ thể:

1) Đánh giá mức độ minh bạch trong sản xuất lâm nghiệp khi thực thi VPA-FLEGT tại thời điểm hiện tại nhằm làm cơ sở cho những đánh giá tác động trong tương lai.

2) Xác định những trở ngại trong quá trình thực thi cam kết về minh bạch theo như mong đợi của VPA-FLEGT từ đó đề xuất các khuyến nghị để thúc đẩy tính minh bạch trong lâm nghiệp cũng như tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội vào vấn đề này.

2.2 Kết quả mong đợi

- Bộ chỉ số đánh giá tính minh bạch trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, các chỉ số đảm bảo được tính khả thi, phù hợp để thực hiện giám sát trong hiện tại và tương lai;

- Một bản báo cáo khảo sát thực trạng về tính minh bạch trong sản xuất lâm nghiệp và một bộ cơ sở dữ liệu baseline survey cho giám sát tính minh bạch trong VPA-FLEGT;

- Một bản khuyến nghị cho các cơ quan thực thi chính sách về các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng cường tính minh bạch trong sản xuất lâm nghiệp khi thực thi VPA-FLEGT.

 

3. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN VÀ THỜI GIAN

Thời gian thực hiện các hoạt động từ ngày 01 tháng 04 năm 2020 đến ngày 31 tháng 08 năm 2020, cụ thể như sau:

STT

Các hoạt động thực hiện

Thời gian

1.       

Xây dựng Đề xuất kỹ thuật để triển khai hoạt động (bao gồm mục tiêu, đối tượng, địa bàn, phạm vi nội dung, vấn đề giám sát chính)

Tháng 4/2020

2.       

Nghiên cứu, phát triển Khung giám sát (bao gồm: dự thảo hệ thống các Tiêu chí và Chỉ số giám sát và nguồn thông tin tiềm năng)

Tháng 4 /2020

3.       

Tham vấn các bên liên quan về các tiêu chí và chỉ số cho đánh giá, giám sát tính minh bạch.

Tháng 5/2020

4.       

Xây dựng bộ công cụ phục vụ cho nghiên cứu dựa trên kết quả tham vấn

Tháng 5/2020

5.       

Thử nghiệm bộ công cụ

Tháng 5/2020

6.       

Tổ chức tập huấn hướng dẫn thu thập thông tin giám sát tính minh bạch

Tháng 5/2020

7.       

Tiến hành thu thập thông tin

Tháng 6, 7/2020

8.       

Viết báo cáo nghiên cứu

Tháng 7, 8/2020

9.       

Chia sẻ các báo cáo, cơ sở dữ liệu với JIC, nhóm VPA CORE GROUP, các bên liên quan khác

Tháng 8/2020

10.  

Viết bản tin chính sách về minh bạch trong sản xuất lâm nghiệp

Tháng 8/2020

 

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Một nhóm công tác sẽ được thành lập để thực hiện hoạt động bao gồm Trưởng nhóm kỹ thuật, Trưởng nhóm chiến lược, Cán bộ điều phối, Thành viên thu thập thông tin, Thành viên nhập và xử lý số liệu. Mỗi vị trí có trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể trong việc tổ chức triển khai hoạt động. Cán bộ điều phối chịu trách nhiệm về chuyên môn, chủ trì thực hiện hoạt động cụ thể như sau:

- Tổ chức tham vấn, lấy ý kiến cho các tiêu chí và chỉ số của nghiên cứu;

- Thực hiện công tác hậu cần cho đợt thu thập thông tin ở địa phương theo kế hoạch (hợp đồng, phương tiện, tài chính…)

- Tham gia thu thập thông tin tại thực địa như một thành viên theo phân công của Trưởng nhóm;

- Góp ý cho Đề xuất kỹ thuật và các Báo cáo

- Dịch báo cáo sang tiếng Anh.

 

5. SỐ NGÀY CÔNG CỦA CÁN BỘ ĐIỀU PHỐI

Cán bộ điều phối thực hiện các công việc từ ngày 06 tháng 04 năm 2020 đến ngày 30 tháng 9 năm 2020, với số ngày công cụ thể như sau:

STT

Công việc

Số ngày công

1

Tổ chức tham vấn, lấy ý kiến cho các tiêu chí và chỉ số của nghiên cứu

02

2

Thực hiện công tác hậu cần cho đợt thu thập thông tin ở địa phương theo kế hoạch (hợp đồng, phương tiện, tài chính…)

03

3

Tham gia thu thập thông tin tại thực địa như một thành viên theo phân công của Trưởng nhóm

10

4

Góp ý cho Đề xuất kỹ thuật và các Báo cáo

03

5

Dịch báo cáo sang tiếng Anh.

02

 

Tổng số

20 ngày

 

Tổng số ngày công cho vị trí Cán bộ điều phối là 20 ngày, với mức 1.300.000VNĐ/ngày. Mức phí trên đã bao gồm thuế TNCN và không bao gồm các chi phí đi lại, ăn ở trong các cuộc họp, hội thảo, tập huấn, thực địa thu thập thông tin theo kế hoạch triển khai.

 

6. YÊU CẦU CHUYÊN MÔN KINH NGHIỆM

- Có trình độ học vấn về lâm nghiệp, quản lý tài nguyên từ thạc sỹ trở lên;

- Có kinh nghiệm làm cán bộ điều phối trong các nghiên cứu về VPA/FLEGT

- Có hiểu biết sâu về VPA /FLEGT, ngành chế biến gỗ, doanh nghiệp chế biến gỗ;

- Có mối quan hệ tốt với các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty trong lĩnh vực lâm nghiệp;

- Viết và nói tiếng Anh tốt;

Dự án Rừng, Quản trị, Thị trường và Khí hậu – FGMC” (VM063)

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU HOẠT ĐỘNG

Cán bộ điều phối

Nghiên cứu VPA-FLEGT và tính minh bạch trong lĩnh vực lâm nghiệp

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Để thúc đẩy gỗ hợp pháp, liên minh Châu Âu (EU) đã theo đuổi sáng kiến hiệp định đối tác tự nguyện về tăng cường thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA-FLEGT) kể từ năm 2003-một thỏa thuận thương mại ràng buộc pháp lý giữa EU với các nước xuất khẩu gỗ bên ngoài EU. Là một trong những quốc gia giàu nguồn tài nguyên rừng, năm 2010, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu quá trình đàm phán về hiệp định này với EU. Sau một quá trình đàm phán, năm 2018, hiệp định đã được ký bởi Việt Nam và EU. Năm 2019, hiệp định đã được phê chuẩn và có hiệu lực. Dự kiến năm 2021, Việt Nam chỉ xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ có giấy phép FLEGT vào thị trường EU.

Nội dung cốt lỗi của VPA là cung cấp một khung pháp lý với mục đích đảm bảo là tất cả sản phẩm gỗ nhập khẩu vào EU là được sản xuất hợp pháp và từ nỗ có nguồn gốc hợp pháp. Mặc dù VPA-FLEGT chú trọng vào hiệp định thương mại song phương và gỗ hợp pháp, nhưng nó cũng có những kỳ vọng xa hơn (Jade 2014).

Theo như PROFOR and FAO (2011), để sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững và hiệu quả, quản trị rừng được xem là một nền tảng để phát triển các chính sách phù hợp và cung cấp các giải pháp kỹ thuật tốt hơn. Tại Việt Nam, quản trị rừng và các nguyên tắc của nó như giải trình, minh bạch, công bằng, hiệu quả và tham gia đã nhận được sự quan tâm của các cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ. Hiểu biết và thực hành đầy đủ, hiệu quả các nguyên tắc trong quản trị rừng là trách nhiệm của các cơ quan chính phủ nhưng cũng cần có sự tham gia giám sát của các đối tác độc lập khác, đặc biệt là mạng lưới các tổ chức phi chính phủ VNGO-FLEGT. Có lẻ, một trong ngững nguyên tắc cơ bản, cốt yếu của quản trị rừng là nguyên tắc minh bạch, do vậy hiệp định VPA-FLEGT đã đưa ra nguyên một phụ lục với tên gọi là “Công bố thông tin”. Hoàng và các cộng sự (2017), thực hiện nghiên cứu tổng quan về quản trị rừng, cũng đã nhận định tại Việt Nam, các hệ thống chính sách và thể chế hiện tại cho thấy mức độ minh bạch trong lâm nghiệp là còn chưa cao.

VPA-FLEGT là một cơ hội tốt để cải thiện quản trị rưng, VPA-FLEGT đóng góp đáng kể đối với lĩnh vực lâm nghiệp trong cải thiện tính minh bạch và quản trị rừng (Global Witness 2012). Việc thực thi VPA-FLEGT thúc đẩy tăng cường thực thi lâm luật, cải thiện quản trị rừng và tăng cường tính minh bạch, điều này mang lại kết quả to lớn trong tiến trình phát triển rừng bền vững (Neupane et al. 2020). Không có gì để bàn cải, minh bạch sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho trong phát triển rừng bền vững, tuy vậy liệu lợi ích của minh bạch có thể đạt được một cách đầy đủ nhất, điều này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thực thi VPA-FLEGT (Global Witness 2012). Một nghiên cứu được triển khai để xem xét tác động của việc thực thi VPA-FLEGT lên tính minh bạch trong quản trị rừng cũng như đo đạc được mức độ minh bạch trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay làm cơ sở cho giám sát trong thời gian đến là điều cần thiết.

Theo kế hoạch đã được xây dựng, dự án sẽ tiến hành hoạt động Nghiên cứu VPA-FLEGT và tính minh bạch trong lĩnh vực lâm nghiệp. SRD cần tuyển một cán bộ điều phối cho nghiên cứu với các thông tin như sau:

2. MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI

2.1 Mục tiêu

Mục tiêu chung:

Mục tiêu chung của nghiên cứu là một báo cáo được hoàn thành bởi SRD và Fern, báo cáo đánh giá mức độ minh bạch hiện tại trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp của Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị để tăng cường tính minh bạch trong quá trình thực thi VPA-FELGT.

Mục tiêu cụ thể:

1) Đánh giá mức độ minh bạch trong sản xuất lâm nghiệp khi thực thi VPA-FLEGT tại thời điểm hiện tại nhằm làm cơ sở cho những đánh giá tác động trong tương lai.

2) Xác định những trở ngại trong quá trình thực thi cam kết về minh bạch theo như mong đợi của VPA-FLEGT từ đó đề xuất các khuyến nghị để thúc đẩy tính minh bạch trong lâm nghiệp cũng như tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội vào vấn đề này.

2.2 Kết quả mong đợi

- Bộ chỉ số đánh giá tính minh bạch trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, các chỉ số đảm bảo được tính khả thi, phù hợp để thực hiện giám sát trong hiện tại và tương lai;

- Một bản báo cáo khảo sát thực trạng về tính minh bạch trong sản xuất lâm nghiệp và một bộ cơ sở dữ liệu baseline survey cho giám sát tính minh bạch trong VPA-FLEGT;

- Một bản khuyến nghị cho các cơ quan thực thi chính sách về các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng cường tính minh bạch trong sản xuất lâm nghiệp khi thực thi VPA-FLEGT.

3. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN VÀ THỜI GIAN

Thời gian thực hiện các hoạt động từ ngày 01 tháng 04 năm 2020 đến ngày 31 tháng 08 năm 2020, cụ thể như sau:

STT

Các hoạt động thực hiện

Thời gian

1.       

Xây dựng Đề xuất kỹ thuật để triển khai hoạt động (bao gồm mục tiêu, đối tượng, địa bàn, phạm vi nội dung, vấn đề giám sát chính)

Tháng 4/2020

2.       

Nghiên cứu, phát triển Khung giám sát (bao gồm: dự thảo hệ thống các Tiêu chí và Chỉ số giám sát và nguồn thông tin tiềm năng)

Tháng 4 /2020

3.       

Tham vấn các bên liên quan về các tiêu chí và chỉ số cho đánh giá, giám sát tính minh bạch.

Tháng 5/2020

4.       

Xây dựng bộ công cụ phục vụ cho nghiên cứu dựa trên kết quả tham vấn

Tháng 5/2020

5.       

Thử nghiệm bộ công cụ

Tháng 5/2020

6.       

Tổ chức tập huấn hướng dẫn thu thập thông tin giám sát tính minh bạch

Tháng 5/2020

7.       

Tiến hành thu thập thông tin

Tháng 6, 7/2020

8.       

Viết báo cáo nghiên cứu

Tháng 7, 8/2020

9.       

Chia sẻ các báo cáo, cơ sở dữ liệu với JIC, nhóm VPA CORE GROUP, các bên liên quan khác

Tháng 8/2020

10.  

Viết bản tin chính sách về minh bạch trong sản xuất lâm nghiệp

Tháng 8/2020

 

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Một nhóm công tác sẽ được thành lập để thực hiện hoạt động bao gồm Trưởng nhóm kỹ thuật, Trưởng nhóm chiến lược, Cán bộ điều phối, Thành viên thu thập thông tin, Thành viên nhập và xử lý số liệu. Mỗi vị trí có trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể trong việc tổ chức triển khai hoạt động. Cán bộ điều phối chịu trách nhiệm về chuyên môn, chủ trì thực hiện hoạt động cụ thể như sau:

- Tổ chức tham vấn, lấy ý kiến cho các tiêu chí và chỉ số của nghiên cứu;

- Thực hiện công tác hậu cần cho đợt thu thập thông tin ở địa phương theo kế hoạch (hợp đồng, phương tiện, tài chính…)

- Tham gia thu thập thông tin tại thực địa như một thành viên theo phân công của Trưởng nhóm;

- Góp ý cho Đề xuất kỹ thuật và các Báo cáo

- Dịch báo cáo sang tiếng Anh.

5. SỐ NGÀY CÔNG CỦA CÁN BỘ ĐIỀU PHỐI

 

Cán bộ điều phối thực hiện các công việc từ ngày 06 tháng 04 năm 2020 đến ngày 30 tháng 9 năm 2020, với số ngày công cụ thể như sau:

 

STT

Công việc

Số ngày công

1

Tổ chức tham vấn, lấy ý kiến cho các tiêu chí và chỉ số của nghiên cứu

02

2

Thực hiện công tác hậu cần cho đợt thu thập thông tin ở địa phương theo kế hoạch (hợp đồng, phương tiện, tài chính…)

03

3

Tham gia thu thập thông tin tại thực địa như một thành viên theo phân công của Trưởng nhóm

10

4

Góp ý cho Đề xuất kỹ thuật và các Báo cáo

03

5

Dịch báo cáo sang tiếng Anh.

02

 

Tổng số

20 ngày

 

Tổng số ngày công cho vị trí Cán bộ điều phối là 20 ngày, với mức 1.300.000VNĐ/ngày. Mức phí trên đã bao gồm thuế TNCN và không bao gồm các chi phí đi lại, ăn ở trong các cuộc họp, hội thảo, tập huấn, thực địa thu thập thông tin theo kế hoạch triển khai.

 

6. YÊU CẦU CHUYÊN MÔN KINH NGHIỆM

- Có trình độ học vấn về lâm nghiệp, quản lý tài nguyên từ thạc sỹ trở lên;

- Có kinh nghiệm làm cán bộ điều phối trong các nghiên cứu về VPA/FLEGT

- Có hiểu biết sâu về VPA /FLEGT, ngành chế biến gỗ, doanh nghiệp chế biến gỗ;

- Có mối quan hệ tốt với các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty trong lĩnh vực lâm nghiệp;

- Viết và nói tiếng Anh tốt;

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt