Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tuyển dụng Cán bộ giám sát chất lượng Nghiên cứu về đất lâm nghiệp, các cơ chế chia sẻ lợi ích

Dự án Rừng, Quản trị, Thị trường và Khí hậu – FGMC” (VM063)

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

 

CÁN BỘ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG

Nghiên cứu về đất lâm nghiệp, các cơ chế chia sẻ lợi ích

trong bối cảnh VPA/FLEGT và REDD+

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

       Năm 2009, Việt Nam trở thành một trong chín quốc gia đầu tiên được lựa chọn thí điểm Chương trình REDD+ của Liên hợp quốc (UNREDD) và cũng là một trong những quốc gia đầu tiên nhận được phê duyệt cho Đề xuất Sẵn sàng thực hiện REDD+ (R-PIN) thuộc Quỹ đối tác Carbon trong Lâm nghiệp (FCPF) của Ngân hàng Thế giới. REDD+ là một khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời gian 10 năm gần đây, ngoài việc giảm thiểu tác động của Biến đổi khí hậu hay những lợi ích về các bon, REDD+ còn mang lại những lợi ích khác, tuy nhiên REDD+ cũng tiềm ẩn những rủi ro về môi trường và xã hội, đây cũng là lý do các bên tham gia Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) đã đồng ý với bộ bảy nguyên tắc đảm bảo an toàn trong REDD+ tại COP 16 tổ chức tại Cancun, năm 2010, và gọi tắt là “các nguyên tắc đảm bảo an toàn Cancun”.

       Kế hoạch triển khai thực hiện Hiệp định VPA-FLEGT đã được Chính Phủ thông qua tại Quyết định 1624/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2019. Hiệp định này được kỳ vọng sẽ góp phần mang lại các lợi ích thiết thực về kinh tế, môi trường, xã hội cho Việt Nam và hỗ trợ chúng ta cải thiện quản trị rừng và thực hiện quản lý rừng bền vững. Trong tiến trình thực hiện VPA, để khai thác gỗ hợp pháp cần tuân thủ đầy đủ, nghiêm ngặt các tiêu chuẩn trong quản lý, sử dụng đất rừng, quyền sử dụng đất rừng. Tuy nhiên, hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp nước ta hiện nay đang có nhiều bất cập trong vấn đề quản lý và sử dụng. Các cơ chế chia sẻ các lợi ích từ rừng hiện nay chưa rõ ràng, các văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện chưa đầy đủ, có xung đột về quyền và lợi ích giữa các bên tham gia quản lý, sử dụng rừng ở nhiều nơi, quyền lợi của cộng đồng chưa được đảm bảo, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình thực hiện VPA-FLEGT (Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2017, Tổng cục Lâm nghiệp – Cục Kiểm Lâm)

       Vậy nên, việc hiểu rõ thực trạng và có thể đề ra 1 số khuyến nghị nhằm giải quyết các vấn đề trên sẽ có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện Hiệp định Luật Lâm nghiệp cũng như VPA/FLEGT, phù hợp với chính sách bảo đảm an toàn của REDD+, đặc biệt là quyền của cộng đồng và sự tham gia đầy đủ của các bên trong các quá trình ra quyết định. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm góp phần đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp và các cơ chế chia sẻ lợi ích hiện nay để có những đánh giá, góp ý trong quá trình thực hiện VPA/FLEGT, chính sách đảm bảo REDD+ là ưu tiên của SRD và VNGO-FLEGT.

        Dự án “Rừng, Quản trị, Thị trường và Khí hậu - FGMC”, do DFID tài trợ thông qua tổ chức Fern và được điều phối và thực hiện bởi Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) từ tháng 7 năm 2018 đến tháng 3 năm 2021. Dự án có 2 mục tiêu: i) Các tổ chức xã hội và VNGO-FLEGT cùng với các Hiệp hội chế biến gỗ (HHCBG) có đủ năng lực để giám sát tác động của việc thực hiện VPA/FLEGT đến SMEs trong CNCB gỗ thông qua các chỉ số do họ lựa chọn và ii) Cơ chế đa bên giám sát quản trị rừng được thiết lập kết nối các quá trình giám sát rừng khác nhau (FLEGT, REDD+, NAP...) do các đối tác khác nhau (Tổ chức xã hội, hiệp hội chế biến gỗ, hội chủ rừng, các viện nghiên cứu, các tổ chức NGO quốc tế...) thực hiện.

Theo kế hoạch đã được xây dựng, trong năm 2020, SRD sẽ tiến hành hoạt động “Nghiên cứu về đất lâm nghiệp, cơ chế chia sẻ lợi ích hiện có để đưa ra nhận xét về chính sách VPA/FLEGT và chính sách đảm bảo an toàn của REDD+” với các thông tin như sau:

 

2. MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI:

2.1. Mục tiêu:

Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của nghiên cứu là xây dựng và hoàn thành được một báo cáo nghiên cứu, đánh giá hiện trạng đất lâm nghiệp và các cơ chế chia sẻ lợi ích từ rừng ở 1 số địa phương, từ đó có đề xuất các khuyến nghị, giải pháp trong quá trình thực hiện chính sách VPA/FLEGT và chính sách đảm bảo an toàn của REDD+.

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá, phân tích hiện trạng đất lâm nghiệp, quyền sử dụng đất rừng trên một số địa bàn nghiên cứu; Phân tích chính sách, quy định, phương thức áp dụng của các cơ chế chia sẽ lợi ích đã và đang áp dụng tại các địa phương này làm cơ sở cho việc đánh giá tác động cụ thể gì?

- Phân tích các trở ngại và tồn tại trong hiện trạng quản lý sử dụng đất rừng, các tồn tại trong các cơ chế chia sẽ lợi ích hiện đang áp dụng nhằm đề xuất được các khuyến nghị và giải pháp trong quá trình thực hiện VPA/FLEGT và nguyên tắc đảm bảo an toàn của REDD+.

  2.2 Kết quả mong đợi:

- Một bộ tiêu chí đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất rừng và cơ chế chia sẽ lợi ích hiện có

- Một báo cáo đánh giá hiện trạng quản lý sử dụng đất rừng trên một số địa bàn nghiên cứu, các cơ chế chia sẽ lợi ích hiện có được phân tích đánh giá đầy đủ về các thành quả cũng như tổn tại, hạn chế, và đề xuất được các khuyến nghị, giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế nói chung và gắn với việc thực hiện chính sách VPA/FLEGT, các nguyên tắc đảm bảo an toàn của REDD+

 

3. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN VÀ THỜI GIAN

Thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày 01 tháng 04 năm 2020 đến ngày 30 tháng 09 năm 2020, cụ thể như sau:

TT

Các hoạt động thực hiện

Thời gian

1

Xây dựng đề cương nghiên cứu, đề xuất kỹ thuật để triển khai hoạt động (bao gồm mục tiêu, đối tượng, địa bàn, phạm vi nội dung, vấn đề nghiên cứu chính)

Tháng 5,6

 

2

Nghiên cứu, phát triển khung đánh giá, dự thảo hệ thống các tiêu chí đánh giá và nguồn thu thập thông tin; tham vấn các bên liên quan để hoàn thiện

Tháng 6

3

Thiết kế bộ công cụ thu thập thông tin và lập kế hoạch thu thập thông tin tại hiện trường, tham vấn các bên liên quan, hoàn thiện theo góp ý

Tháng 6

 

4

Thử nghiệm bộ công cụ và tổ chức tập huấn sử dụng bộ công cụ cho nhóm cán bộ điều tra thu thập thông tin

Tháng 6

5

Tham vấn ý kiến chuyên gia xây dựng bộ công cụ, tiến hành thu thập thông tin tại hiện trường

Tháng 5, 6, 7

6

Xử lý thông tin và phân tích số liệu thu thập

Tháng 6, 7

7

Xây dựng và hoàn thiện báo cáo nghiên cứu

Tháng 8, 9

8

 

Viết bản tin chính sách về nghiên cứu đất rừng và các cơ chế chia sẽ lội ích

Tháng 8, 9

9

Chia sẻ báo cáo, cơ sở dữ liệu với nhóm VPA CORE GROUP, TCLN, VP REDD+ và các bên liên quan khác

Tháng 9


4. TRÁCH NHIỆM VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG

Một nhóm công tác sẽ được thành lập để thực hiện hoạt động bao gồm Trưởng nhóm kỹ thuật kiêm viết báo cáo, Trưởng nhóm chiến lược, Cán bộ giám sát chất lượng, Chuyên gia tư vấn kỹ thuật, Thành viên thu thập thông tin, Thành viên nhập và xử lý số liệu. Mỗi vị trí có trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể trong việc tổ chức triển khai hoạt động. Cán bộ giám sát chất lượng chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ sau:

- Góp ý cho Đề xuất kỹ thuật

- Góp ý cho công cụ thu thập thông tin;

- Góp ý cho báo cáo bằng tiếng Việt;

- Góp ý cho báo cáo tóm tắt bằng tiếng Anh;

- Các công việc khác có liên quan (ví dụ như hiệu chỉnh các bản dịch tài liệu có liên quan sang tiếng Anh...) 

 

5. SỐ NGÀY CÔNG CỦA CÁN BỘ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG

Cán bộ giám sát chất lượng sẽ thực hiện các công việc từ ngày 01 tháng 04 năm 2020 đến ngày 30 tháng 9 năm 2020, với số ngày công cụ thể như sau :

STT

Công việc

Số ngày công

1

Góp ý cho Đề xuất kỹ thuật,

04

2

Góp ý cho công cụ thu thập thông tin;

01

3

Góp ý cho báo cáo bằng tiếng Việt;

03

4

Góp ý cho báo cáo tóm tắt bằng tiếng Anh;

02

5

Các công việc khác có liên quan (ví dụ như hiệu chỉnh các bản dịch tài liệu có liên quan sang tiếng Anh...)

01

 

Tổng số

11

Tổng số ngày công cho vị trí cán bộ giám sát chất lượng là 11 ngày, với mức phí là 3.000.000VNĐ/ngày. Mức phí trên chưa bao gồm thuế TNCN và không bao gồm các chi phí đi lại, ăn ở trong các cuộc họp, hội thảo, tập huấn, thực địa thu thập thông tin theo kế hoạch triển khai.

 

6. YÊU CẦU CHUYÊN MÔN KINH NGHIỆM CỦA CÁN BỘ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG

- Có trình độ học vấn về lâm nghiệp, quản lý tài nguyên từ thạc sỹ trở lên;

- Có kinh nghiệm làm Trưởng nhóm trong các hoạt động đánh giá, nghiên cứu về lĩnh vực lâm nghiệp, REDD+ và cơ chế chia sẻ lợi ích;

- Có hiểu biết sâu về VPA /FLEGT, ngành chế biến gỗ, doanh nghiệp chế biến gỗ;

- Có mối quan hệ tốt với các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty trong lĩnh vực lâm nghiệp;

- Viết và nói tiếng Anh tốt;

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt