Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tuyển Chuyên gia thu thập thông tin về thực thi VPA

Dự án Rừng, Quản trị, Thị trường và Khí hậu – FGMC” (VM063)

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

 

TUYỂN CHUYÊN GIA THU THẬP THÔNG TIN

Cập nhật việc xem xét các vấn đề liên quan đến quản trị rừng và các biện pháp chống buôn bán gỗ bất hợp pháp, thực thi VPA cũng như các chỉ số quan trọng của các Nhóm tư vấn trong nước (DAGs) của EVFTA từ góc độ CSO

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Quản trị (governance) quản trị thường được xem là nghệ thuật “lèo lái”, đề ra phương cách để đạt được mục tiêu; còn quản lý nghiêng về phía giám sát thực thi để bảo đảm phương cách đó được thực hiện đúng trên thực tế. Vì vậy, quản trị là vấn đề mang tầm lãnh đạo, định hướng và cốt lõi hơn vấn đề quản lý.

Quản trị rừng ngày càng được xem là yếu tố trọng yếu trong sự thành công của ngành lâm nghiệp. Quản trị rừng tốt xoay quanh việc trả lời ba câu hỏi là: i) Ai đưa ra quyết định? ii) ai hưởng lợi? và iii) quyết định được xây dựng như thế nào? Theo quan điểm ở đây, quản trị tốt thì nguồn lực phải được sử dụng công bằng. Trên thế giới, quản trị rừng tốt là chủ đề quan trọng thu hút sự chú ý của rất nhiều bên liên quan chứ không riêng chính quyền. Ở nước ta, quản trị rừng bắt đầu được quan tâm nhiều qua hai sáng kiến được biết đến nhiều nhất và cùng có mục đích cải thiện quản trị rừng là Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) và Đánh giá quản trị rừng có sự tham gia (PGA) dưới sự hỗ trợ của chương trình Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng toàn cầu (UN-REDD).

Quản trị rừng là một tiến trình mang tính xã hội cao đòi hỏi trách nhiệm và sự tham gia không chỉ của chính quyền mà còn của nhiều bên ở các cấp khác nhau. Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy ngoài các vấn đề mang tính kỹ thuật, việc tham gia của các bên liên quan, đặt biệt là của người dân sống phụ thuộc vào rừng, là vấn đề rất quan trọng giúp ngành lâm nghiệp phát triển bền vững. Vấn đề lớn hiện nay là truyền thống của cộng đồng trong sử dụng và sở hữu rừng chưa được thể chế hóa, mặc dù ở nhiều nơi họ vẫn xem mình như chủ rừng, chủ đất qua nhiều đời dẫn đến nhiều tranh cãi và mâu thuẫn tiềm tàng. Thêm vào đó, việc thảo luận, chia sẻ lợi ích từ rừng của các công ty, đơn vị có giấy phép quản lý sử dụng rừng với người dân sinh sống ở địa phương vẫn mang nặng tính xin-cho chứ chưa minh bạch, công bằng trên cả văn bản pháp luật cũng như trên thực tế, dẫn đến bức xúc, không bằng lòng. Việc loại bỏ người dân hay cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng ra khỏi các bên liên quan trong quản trị rừng tạo ra tình trạng bất ổn xã hội trong ngắn hạn và không bền vững về lâu dài.

Hiệp định đối tác tự nguyện EVFTA giữa Việt Nam và EU được ký kết năm 2019 và có hiệu lực từ tháng 06 năm 2020 với tất cả 30 Chương trong đó có chương thứ 13 về Phát triển bền vững, để giám sát thực hiện Chương Phát triển bền vững nói riêng và hiệp định EVFTA nối chung hai bên cam kết triển khai thành lập nhóm tư vấn trong nước DAGs. Để thực hiện Hiệp định EVFTA Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch thực hiện trong đó phân công trách nhiệm thực hiện chương 13 do 4 bộ có liên quan đó là Bộ Công thương, Bộ NN và PTNT, Bộ TNMT và Bộ Lao động Thương binh Xã hội. Bộ Công thương được giao làm đầu mối triển khai việc đề xuất tổ chức nhóm tư vấn trong nước (DAGs).

Việt Nam đồng thời ký Hiệp định EVFTA và Hiệp định VPA/FLEGT đây là hai Hiệp định với EU đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến ngành lâm nghiệp. Sau khi Hiệp định có hiệu lực việc thực thi Hiệp định đến đâu ở mức độ nào, công tác chuẩn bị cho thực thi ra sao vấn đề này cần được theo dõi và cập nhật thường xuyên. Báo cáo "Cập nhật việc xem xét các vấn đề liên quan đến quản trị rừng và các biện pháp chống buôn bán gỗ bất hợp pháp, thực thi VPA cũng như các chỉ số quan trọng của các Nhóm tư vấn trong nước (DAGs) của EVFTA từ góc độ CSO" là Báo cáo đầu tiên đây sẽ là nền tảng cho việc theo dõi thực hiện hai Hiệp Định này vào những năm tiếp theo. Báo cáo này nằm trong khuôn khổ dự án “Dự án “Rừng, Quản trị, Thị trường và Khí hậu - FGMC”, do DFID tài trợ thông qua tổ chức Fern và được điều phối và thực hiện bởi Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) từ tháng 7 năm 2018 đến tháng 3 năm 2021. Dự án cần tuyển chuyên gia thực hiện viết báo cáo nghiên cứu với những thông tin cụ thể như sau:

2. MỤC TIÊU

- Nhằm cập nhật những thông tin về các hoạt động liên quan đến quản trị rừng và các biện pháp chống buôn bán gỗ bất hợp pháp.

- Cập nhật việc triển khai thực hiện VPA

- Cập nhật các chỉ số quan trọng của các Nhóm tư vấn trong nước (DAGs) của EVFTA từ góc độ CSO

3. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN VÀ THỜI GIAN

Thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày 01 tháng 11 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, cụ thể như sau:

TT

Các hoạt động thực hiện

Thời gian

1

Chuẩn bị đề cương

Tháng 11

2

Cập nhật thông tin về hoạt động liên quan đến quản trị rừng và các biện pháp buôn bán gỗ bất hợp pháp

Tháng 11,12

3

Cập nhật tiến trình triển khai thực hiện VPA tại Việt Nam

Tháng 11,12

4

Cập nhật chỉ số nhóm tư vấn trong nước (DAGs) của EVFTA

Tháng 11,12

5

Xây dựng báo cáo cập nhật

Tháng 12

4. TRÁCH NHIỆM VÀ NHIỆM VỤ CỦA THÀNH VIÊN THU THẬP THÔNG TIN

Một nhóm công tác sẽ được thành lập để thực hiện hoạt động bao gồm Trưởng nhóm chiên lược, Cán bộ giám sát chất lượng, Chuyên gia viết báo cáo, Thành viên thu thập thông tin, Thành viên nhập và xử lý số liệu. Mỗi vị trí có trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể trong việc tổ chức triển khai hoạt động. Thành viên thu thập thông tin chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động cụ thể như sau:

- Thu thập thông tin về hoạt động liên quan đến quản trị rừng và các biện pháp buôn bán gỗ bất hợp pháptiến trình triển khai thực hiện VPA tại Việt Nam tại các Bộ ban ngành

- Tổng hợp và nhập các thông tin đã thu thập được

 

5. SỐ NGÀY CÔNG CỦA THÀNH VIÊN THU THẬP THÔNG TIN

Thành viên thu thập thông tin sẽ thực hiện các công việc từ ngày 01 tháng 11 năm 2020 đến ngày 30 tháng 11 năm 2020, với số ngày công cụ thể như sau:

STT

Công việc

Số ngày công

1

Thu thập thông tin về hoạt động liên quan đến quản trị rừng và các biện pháp buôn bán gỗ bất hợp pháptiến trình triển khai thực hiện VPA tại Việt Nam tại các Bộ ban ngành

08

2

Tổng hợp và nhập các thông tin đã thu thập được

04

 

Tổng số

12 ngày

Tổng số ngày công cho vị trí thành viên thu thập thông tin là 12 ngày, với mức 960.000VNĐ/ngày. Mức phí trên đã bao gồm thuế TNCN

6. YÊU CẦU CHUYÊN MÔN KINH NGHIỆM CỦA CHUYÊN GIA VIẾT BÁO CÁO

- Có trình độ về chuyên môn liên quan từ đại học trở lên;

- Có sự hiểu biết trong lĩnh vực Quản trị rừng và Thương mại gỗ bền vững.

- Có kinh nghiệm trong việc thu thập, tổng hợp và nhập thông tin về các lĩnh vực có liên quan

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt