Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tuyển Chuyên gia góp ý báo cáo

Dự án Rừng, Quản trị, Thị trường và Khí hậu – FGMC” (VM063)

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU HOẠT ĐỘNG

Chuyên gia góp ý cho báo cáo

“Nghiên cứu VPA-FLEGT và tính minh bạch trong lĩnh vực lâm nghiệp” và “Nghiên cứu về đất lâm nghiệp và các cơ chế chia sẻ lợi ích hiện có trong bối cảnh VPA/FLEGT và REDD+”

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Để thúc đẩy gỗ hợp pháp, liên minh Châu Âu (EU) đã theo đuổi sáng kiến hiệp định đối tác tự nguyện về tăng cường thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA-FLEGT) kể từ năm 2003-một thỏa thuận thương mại ràng buộc pháp lý giữa EU với các nước xuất khẩu gỗ bên ngoài EU. Là một trong những quốc gia giàu nguồn tài nguyên rừng, năm 2010, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu quá trình đàm phán về hiệp định này với EU. Sau một quá trình đàm phán, năm 2018, hiệp định đã được ký bởi Việt Nam và EU. Năm 2019, hiệp định đã được phê chuẩn và có hiệu lực. Dự kiến năm 2021, Việt Nam chỉ xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ có giấy phép FLEGT vào thị trường EU.

Nội dung cốt lỗi của VPA là cung cấp một khung pháp lý với mục đích đảm bảo là tất cả sản phẩm gỗ nhập khẩu vào EU là được sản xuất hợp pháp và từ nỗ có nguồn gốc hợp pháp. Mặc dù VPA-FLEGT chú trọng vào hiệp định thương mại song phương và gỗ hợp pháp, nhưng nó cũng có những kỳ vọng xa hơn (Jade 2014).

Theo như PROFOR and FAO (2011), để sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững và hiệu quả, quản trị rừng được xem là một nền tảng để phát triển các chính sách phù hợp và cung cấp các giải pháp kỹ thuật tốt hơn. Tại Việt Nam, quản trị rừng và các nguyên tắc của nó như giải trình, minh bạch, công bằng, hiệu quả và tham gia đã nhận được sự quan tâm của các cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ. Hiểu biết và thực hành đầy đủ, hiệu quả các nguyên tắc trong quản trị rừng là trách nhiệm của các cơ quan chính phủ nhưng cũng cần có sự tham gia giám sát của các đối tác độc lập khác, đặc biệt là mạng lưới các tổ chức phi chính phủ VNGO-FLEGT. Có lẻ, một trong ngững nguyên tắc cơ bản, cốt yếu của quản trị rừng là nguyên tắc minh bạch, do vậy hiệp định VPA-FLEGT đã đưa ra nguyên một phụ lục với tên gọi là “ Công bố thông tin”. Hoàng và các cộng sự (2017), thực hiện nghiên cứu tổng quan về quản trị rừng, cũng đã nhận định tại Việt Nam, các hệ thống chính sách và thể chế hiện tại cho thấy mức độ minh bạch trong lâm nghiệp là còn chưa cao.

VPA-FLEGT là một cơ hội tốt để cải thiện quản trị rưng, VPA-FLEGT đóng góp đáng kể đối với lĩnh vực lâm nghiệp trong cải thiện tính minh bạch và quản trị rừng (Global Witness 2012). Việc thực thi VPA-FLEGT thúc đẩy tăng cường thực thi lâm luật, cải thiện quản trị rừng và tăng cường tính minh bạch, điều này mang lại kết quả to lớn trong tiến trình phát triển rừng bền vững (Neupane et al. 2020). Không có gì để bàn cải, minh bạch sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho trong phát triển rừng bền vững, tuy vậy liệu lợi ích của minh bạch có thể đạt được một cách đầy đủ nhất, điều này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thực thi VPA-FLEGT (Global Witness 2012). Một nghiên cứu được triển khai để xem xét tác động của việc thực thi VPA-FLEGT lên tính minh bạch trong quản trị rừng cũng như đo đạc được mức độ minh bạch trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay làm cơ sở cho giám sát trong thời gian đến là điều cần thiết.

Bên cạnh đó, hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp nước ta hiện nay đang có nhiều bất cập trong vấn đề quản lý và sử dụng. Các cơ chế chia sẻ các lợi ích từ rừng hiện nay chưa rõ ràng, các văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện chưa đầy đủ, có xung đột về quyền và lợi ích giữa các bên tham gia quản lý, sử dụng rừng ở nhiều nơi, quyền lợi của cộng đồng chưa được đảm bảo, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình thực hiện VPA-FLEGT (Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2017, Tổng cục Lâm nghiệp – Cục Kiểm Lâm). Vậy nên, việc hiểu rõ thực trạng và có thể đề ra 1 số khuyến nghị nhằm giải quyết các vấn đề trên sẽ có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện Hiệp định Luật Lâm nghiệp cũng như VPA/FLEGT, phù hợp với chính sách bảo đảm an toàn của REDD+, đặc biệt là quyền của cộng đồng và sự tham gia đầy đủ của các bên trong các quá trình ra quyết định. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm góp phần đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp và các cơ chế chia sẻ lợi ích hiện nay để có những đánh giá, góp ý trong quá trình thực hiện VPA/FLEGT, chính sách đảm bảo REDD+ là ưu tiên của SRD và VNGO-FLEGT.

Dự án “Rừng, Quản trị, Thị trường và Khí hậu - FGMC”, do DFID tài trợ thông qua tổ chức Fern và được điều phối và thực hiện bởi Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) từ tháng 7 năm 2018 đến tháng 3 năm 2021, theo kế hoạch đã được xây dựng, dự án sẽ tiến hành hai hoạt động “Nghiên cứu VPA-FLEGT và tính minh bạch trong lĩnh vực Lâm nghiệp”“Nghiên cứu về đất lâm nghiệp và các cơ chế chia sẻ lợi ích hiện có trong bối cảnh VPA/FLEGT và REDD+”. Sau khi hoàn thiện hai báo cáo nghiên cứu này, SRD cần tuyển một nhóm chuyên gia góp ý cho kết quả báo cáo, cán bộ SRD sẽ hoàn thiện báo cáo nghiên cứu dựa trên các góp ý của nhóm chuyên gia. Thông tin cụ thể dưới đây:

2. NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN GIA

- Góp ý cho báo cáo “Nghiên cứu VPA-FLEGT và tính minh bạch trong lĩnh vực Lâm nghiệp”

- Góp ý cho báo cáo “Nghiên cứu về đất lâm nghiệp và các cơ chế chia sẻ lợi ích hiện có trong bối cảnh VPA/FLEGT và REDD+”

3. THÙ LAO CỦA CHUYÊN GIA

Mỗi Chuyên gia thực hiện công việc từ ngày 01 tháng 09 năm 2020 đến ngày 30 tháng 09 năm 2020, với số ngày công là 3 ngày.

Thù lao của mỗi chuyên gia là: 1.500.000 VNĐ/ngày x 3 ngày = 4.500.000 VNĐ (Bằng chữ: Bốn triệu năm trăm nghìn đồng). Mức phí trên chưa bao gồm thuế TNCN

 

4. TRÁCH NHIỆM CỦA SRD

- Gửi bản draft hai báo cáo Nghiên cứu VPA-FLEGT và tính minh bạch trong lĩnh vực lâm nghiệp“Nghiên cứu về đất lâm nghiệp và các cơ chế chia sẻ lợi ích hiện có trong bối cảnh VPA/FLEGT và REDD+”, trao đổi về kết quả nghiên cứu với chuyên gia

- Thanh toán thù lao cho các chuyên gia

5. YÊU CẦU CHUYÊN MÔN KINH NGHIỆM

- Có trình độ học vấn về lâm nghiệp, quản lý tài nguyên từ thạc sỹ trở lên;

- Có kinh nghiệm viết bản tin chính sách cho các nghiên cứu về VPA/FLEGT và REDD+

- Có hiểu biết sâu về VPA /FLEGT, ngành chế biến gỗ, doanh nghiệp chế biến gỗ;

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt