Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tuyển Nhóm Chuyên gia tư vấn về Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Nhóm Chuyên gia tư vấn về

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH

 

1. Tổng quát

Nhiệm vụ:

1. Xây dựng đề cương, kế hoạch, công cụ, nội dung và phương pháp đánh giá;

2. Thực hiện đánh giá tại hiện trường;

3. Góp ý báo cáo đánh giá.

Vị trí:                                       Chuyên gia trong nước

Thời gian làm việc:              Tháng 01 đến  tháng 02/2021.

Khu vực làm việc:                Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Đơn vị:                                   Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

Báo cáo:                                Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

Thời gian:                              Hoàn thành trước 20/02/2021

2. Bối cảnh

Sơn La là tỉnh nằm ở vùng Tây-Bắc Việt Nam, giáp giới với Lào. Thủ phủ của tỉnh là thành phố Sơn La, cách Hà Nội khoảng 300 km theo đường bộ. Toàn tỉnh Sơn La có dân số khoảng 1.7 triệu người, trong đó 87% sống tại vùng nông thôn và 94% dân số là các dân tộc thiểu số.

Do các đặc tính địa hình của vùng sinh thái nông nghiệp, Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng có mùa đông lạnh, với nhiệt độ trong ngày dao động từ 10­OC – 14OC và sương muối hình thành ở các dải cao. Mùa hè có gió nóng từ Lào ở phía tây. Mùa hè bắt đầu sớm hơn so với các vùng khác, từ tháng Ba nhiệt độ trong đêm có thể vượt quá 30OC. Nhiệt độ trong năm cao nhất diễn ra trong tháng Sáu đến tháng Tám, tùy theo địa điểm. Hàng năm, nhiệt độ cao nhất có thể vượt qua 40OC và nhiệt độ thấp nhất dưới 0OC. Các thung lũng bị chắn gió, do đó mùa khô thường dài hơn, và lượng mưa hàng năm ít đi. Mùa khô thường kéo dài 4-5 tháng. Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.500 mm (Mùi, 2006).

Huyện Thuận Châu của tỉnh Sơn La thuộc vùng sâu vùng xa, dân số chủ yếu là đồng bào Thái sinh sống, phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm nông - lâm nghiệp.

Dự án giai đoạn 1 là “Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp cho các cộng đồng nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu”  được thực hiện ở 2 xã Muổi Nọi và Bon Phặng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La từ 2018-2020. Dự án giai đoạn 2 “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông và lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc” sẽ thực hiện các hoạt động tại 4 xã của huyện Thuận Châu bao gồm Bon Phặng, Muổi Nọi, Chiềng Pha và Nậm Lầu.. Các xã dự án nằm ở các khu vực có diễn biến thời tiết khốc liệt liên quan tới biến đổi khí hậu. Theo các nghiên cứu và đánh giá của các chuyên gia, nhiệt độ trong vùng được dự kiến sẽ tăng từ 1,20C tới 1,30C vào năm 2050 và 1,70C tới 3,30C vào năm 2100 so với giai đoạn 1980-1999. Lượng mưa dự kiến tăng lên từ 3,6% tới 3,8% vào 2050 và 4,8% tới 9,3% vào năm 2100 so với giai đoạn 1980-1999. Tác động kết hợp của nhiệt độ và lượng mưa ở vùng Tây bắc Việt Nam sẽ ảnh hưởng tới i) mùa vụ trồng và các loại cây trồng, ii) nhu cầu nước cho cây trồng, iii) sự phát triển và lây lan các loại sâu bệnh hại và iv) sự phân bổ theo địa hình của nông nghiệp.

Bên cạnh đó, những hiểu biết về vai trò cần thiết của rừng đối với điều tiết nước và khí hậu của đại đa số người dân còn yếu. Điều này cùng với thiếu an ninh sinh kế, thực thi luật và tuần tra rừng yếu kém, đang dẫn tới tình trạng mất nhiều diện tích rừng do việc khai thác gỗ trái phép. Các hỗ trợ được hình thành từ Chính phủ nhằm bảo vệ các khu rừng thì chưa đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể là các cộng đồng không nắm bắt và sử dụng các hệ thống như Dịch vụ Chi trả Môi trường Rừng (PFES) và các cơ hội khác để mang lại lợi ích từ việc quản lý rừng tốt hơn. Biến đổi khí hậu đến từ hậu quả sâu xa của các nhân tố gây áp lực này tới các khu rừng. Thậm chí, toàn bộ diện tích rừng có tăng lên trong những năm qua, nhưng chất lượng và tính đa dạng của những khu rừng này vẫn bị tác động và suy giảm (GIZ, 2020f). Với sự tiếp tục của xu thế này, vùng được dự báo rằng các hệ sinh thái tự nhiên sẽ còn xuống cấp, chúng sẽ còn có ảnh hưởng tiêu cực tới con người và hệ sinh thái.

Tương tự như vậy, với sự thay đổi nhiệt độ, thì rủi ro do cháy rừng sẽ tăng cao. Các chính sách về BĐKH vẫn còn chưa hiệu lực do sự trục trặc giữa lập kế hoạch và nhu cầu thực sự, lý do đưa tới tình trạng nghiêm trọng là do việc thực thi luật và các chính sách không đầy đủ khi cộng đồng địa phương không được tính đến trong các quá trình tham vấn hoặc trong quá trình chuyển đổi.

Để có cơ sở thực hiện hiệu quả các hoạt động dự án cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ giám sát và đánh giá dự án, Trung tâm SRD có kế hoạch tổ chức một đợt đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (CCVA) tại địa bạn 4 xã nêu trên. Trung tâm SRD cần tuyển chọn một chuyên gia  để phối hợp với nhóm cán bộ SRD, cùng với sự hỗ trợ từ các cán bộ thuộc Trạm Khí tượng Thủy văn Sơn La, các cơ quan thuộc Sở NN&PTNT, và Sở Tài nguyên Môi trường, tiến hành đánh giá rủi ro về biến đổi khí hậu, xem xét số liệu khí hậu trong 20 năm vừa qua. Thông tin cụ thể về đợt đánh giá như sau:

3. Mục đích:

-          Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH tại 4 xã dự án gồm Muổi Nọi, Bon Phặng, Nậm Lầu và Chiềng Pha thuộc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La;

-          Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng để tham chiếu cho Trung tâm SRD trong việc xây dựng bộ chỉ số M&E và lập kế hoạch thực hiện các hoạt động của dự án một cách có hiệu quả nhất.

4. Các hoạt động thực hiện và thời gian

Thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày 14 tháng 01 năm 2021 đến ngày 20 tháng 02 năm 2021, cụ thể như sau:

STT

Các hoạt động thực hiện

Thời gian

1

Xây dựng đề cương nghiên cứu, đề xuất kỹ thuật để triển khai hoạt động (bao gồm mục tiêu, đối tượng, địa bàn, phạm vi nội dung, vấn đề nghiên cứu chính)

Tháng 1

2

Nghiên cứu, phát triển bộ chỉ số đánh giá, dự thảo hệ thống các tiêu chí đánh giá và nguồn thu thập thông tin; tham vấn các bên liên quan để hoàn thiện

Tháng 1

3

Lập kế hoạch thu thập thông tin tại hiện trường, tham vấn các bên liên quan, hoàn thiện theo góp ý

Tháng 1

4

Thu thập thông tin, tài liệu, phân tích và xử lý thông tin cơ bản tại thực địa để từ đó phát hiện các vấn đề liên quan đến tính dễ bị tổn thương của địa bàn được đánh giá

Tháng 1

5

Xử lý thông tin và phân tích số liệu thu thập

Tháng 1, 2

6

Xây dựng và hoàn thiện báo cáo nghiên cứu

Tháng 2

 

5. Tổ chức thực hiện

Vị trí

Vai trò, nhiệm vụ

Chuyên gia giám sát chất lượng báo cáo

Hỗ trợ chuyên môn cho hoạt động từ xây dựng Đề xuất kỹ thuật, công cụ thu thập thông tin đến báo cáo đảm bảo chất lượng. Cụ thể:

·         Góp ý cho Đề xuất kỹ thuật

·         Góp ý cho công cụ thu thập thông tin;

·         Tham gia tổng hợp, xử lý thông tin thu thập từ thực địa;

·         Góp ý cho báo cáo bằng tiếng Việt;

Chuyên gia tư vấn kỹ thuật

Chịu trách nhiệm về chuyên môn, chủ trì thực hiện hoạt động cụ thể như sau:

·         Xây dựng Đề xuất kỹ thuật để triển khai hoạt động

·         Xây dựng bộ công cụ thu thập thông tin và tiêu chí đánh giá

·         Góp ý kế hoạch thu thập thông tin tại hiện trường

·         Góp ý hoàn thiện báo cáo nghiên cứu

Thành viên nhập và xử lý dữ liệu

Các thành viên tham gia vào các công việc thực địa và thu thập, nhập và xử lý thông tin, cụ thể như sau:

·         Nhập các thông tin, dữ liệu thu thập vào hệ thống;

·         Xử lý thông tin theo yêu cầu cho mục đích viết báo cáo;

 

6. Yêu cầu chuyên môn, kinh nghiệm

6.1.    Yêu cầu đối với chuyên gia tư vấn kỹ thuật:

-          Có kỹ năng và kinh nghiệm đánh giá về CCVA theo phương pháp có sự tham gia;

-          Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về biến đổi khí hậu; giảm nhẹ rủi ro thiên tai;

-          Có kinh nghiệm và kiến thức về phát triển cộng đồng;

-          Có kỹ năng thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu; kỹ năng giao tiếp, thúc đẩy và hướng dẫn;

-          Có kỹ năng viết báo cáo rõ ràng, chặt chẽ và súc tích cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt;

-          Không có tiền sử về xâm hại và lạm dụng trẻ em.

-          Tuân thủ qui định và ký nguyên tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em của SRD.

-          Ưu tiên người có nền tảng và kinh nghiệm làm việc trực tiếp về và đã từng tham gia khảo sát và đánh giá các dự án/chương trình về BĐKH (ưu tiên người địa phương hoặc khu vực các tỉnh miền Bắc).

6.2.    Yêu cầu đối với chuyên gia giám sát chất lượng

-          Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về biến đổi khí hậu; giảm nhẹ rủi ro thiên tai;

-          Có kinh nghiệm và kiến thức về phát triển cộng đồng và làm việc với người dân tộc thiểu số

6.3.    Yêu cầu đối với thành viên nhập và xử lý dữ liệu

-          Có kinh nghiệm về nhập và xử lý các dữ liệu liên quan đến Biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai

7. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá sẽ phải sử dụng cả phương pháp thu thập dữ liệu định tính và định lượng. Cụ thể:

7.1. Thu thập tài liệu liên quan đến địa bàn được đánh giá

Nhóm đánh giá sẽ thu thập thông tin thứ cấp thông qua:

§ Tất cả các tài liệu liên quan của đối tác và Trung tâm SRD.

7.2. Đánh giá tại hiện trường:

-          Thu thập số liệu thứ cấp;

-          Phỏng vấn nhóm, cá nhân chủ chốt thuộc các bên liên quan;

-          Quan sát (thăm hiện trường, các hình ảnh…);

-          Thảo luận nhóm;

-          Sử dụng các công cụ PRA;

-          Các câu chuyện điển hình (Case study)

7.3. Thống nhất về chuẩn bị, thực hiện và báo cáo với SRD

Căn cứ vào ToR và tài liệu được cung cấp, chuyên gia cần xây dựng kế hoạch chi tiết gồm ngân sách, hoạt động, đề cương báo cáo, nội dung, phương pháp, công cụ đánh giá và lịch trình dự kiến để trao đổi và thống nhất với Trung tâm SRD trước khi thực hiện.  

8. Kết quả đánh giá

-          Chuyên gia  sẽ viết báo cáo đánh giá ngắn gọn (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) đề cập đến tất cả các thông tin và nội dung thu thập được theo đề cương báo cáo đã được Trung tâm SRD thông qua trước khi thực hiện. Báo cáo cần được trình bày một cách lôgic, lập luận chặt chẽ thông qua nguồn thông tin và số liệu thu thập chính xác và khách quan. Phần kết luận cần nêu rõ các khuyến nghị nếu có đối với huyện Thuận Châu, 4 xã dự án và Trung tâm SRD liên quan đến các hoạt động của dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông và lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc”;

-          Dự thảo báo cáo cần được chia sẻ với nhóm cán bộ của Trung tâm SRD và tổng hợp, phản hồi ý kiến đóng góp nếu có trước khi hoàn thiện báo cáo cuối cùng.

-          Báo cáo được viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt không quá 50 trang (kể cả phụ lục).

9. Trách nhiệm của SRD

-          Cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu có liên quan đến quá trình khảo sát, đánh giá.

-          Cử ít nhất 4 cán bộ dự án tham gia vào nhóm đánh giá.

-          Chuẩn bị công tác hậu cần: chi phí ăn, ở, văn phòng phẩm và phương tiện đi lại

10. Chi phí:

Theo định mức dự án và thỏa thuận giữa hai bên (SRD và chuyên gia sẽ thảo luận chi tiết và đàm phán sau khi nhận được hồ sơ quan tâm).

11. Hỗ trợ và liên hệ

-          Nhóm cán bộ Trung tâm SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để thực hiện công việc (bao gồm hỗ trợ tổ chức, liện hệ với địa phương, công tác hậu cần tại thực địa; hỗ trợ thu thập dữ liệu tại thực địa);

-          Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết;

-          Thanh toán thù lao tư vấn cho chuyên gia.

Các chuyên gia quan tâm xin gửi CV, thư bày tỏ quan tâm và chương trình đánh giá đến địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  chậm nhất ngày 05 tháng 01 năm 2021.

Hồ sơ chuyên gia gồm:

• Đề cương, nội dung, kế hoạch, phương pháp thực hiện và kết quả dự kiến về công việc;

• CV của chuyên gia.

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Nhóm Chuyên gia tư vấn về

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH

 

1.  Tổng quát

Nhiệm vụ:

1. Xây dựng đề cương, kế hoạch, công cụ, nội dung và phương pháp đánh giá;

2. Thực hiện đánh giá tại hiện trường;

3. Góp ý báo cáo đánh giá.

Vị trí:                                      Chuyên gia trong nước

Thời gian làm việc:                 Tháng 01 đến  tháng 02/2021.

Khu vực làm việc:                   Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Đơn vị:                                    Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

Báo cáo:                                  Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

Thời gian:                                Hoàn thành trước 20/02/2021

2.  Bối cảnh

Sơn La là tỉnh nằm ở vùng Tây-Bắc Việt Nam, giáp giới với Lào. Thủ phủ của tỉnh là thành phố Sơn La, cách Hà Nội khoảng 300 km theo đường bộ. Toàn tỉnh Sơn La có dân số khoảng 1.7 triệu người, trong đó 87% sống tại vùng nông thôn và 94% dân số là các dân tộc thiểu số.

Do các đặc tính địa hình của vùng sinh thái nông nghiệp, Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng có mùa đông lạnh, với nhiệt độ trong ngày dao động từ 10­OC – 14OC và sương muối hình thành ở các dải cao. Mùa hè có gió nóng từ Lào ở phía tây. Mùa hè bắt đầu sớm hơn so với các vùng khác, từ tháng Ba nhiệt độ trong đêm có thể vượt quá 30OC. Nhiệt độ trong năm cao nhất diễn ra trong tháng Sáu đến tháng Tám, tùy theo địa điểm. Hàng năm, nhiệt độ cao nhất có thể vượt qua 40OC và nhiệt độ thấp nhất dưới 0OC. Các thung lũng bị chắn gió, do đó mùa khô thường dài hơn, và lượng mưa hàng năm ít đi. Mùa khô thường kéo dài 4-5 tháng. Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.500 mm (Mùi, 2006).

Huyện Thuận Châu của tỉnh Sơn La thuộc vùng sâu vùng xa, dân số chủ yếu là đồng bào Thái sinh sống, phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm nông - lâm nghiệp.

Dự án giai đoạn 1 là “Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp cho các cộng đồng nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu”  được thực hiện ở 2 xã Muổi Nọi và Bon Phặng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La từ 2018-2020. Dự án giai đoạn 2 “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông và lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc” sẽ thực hiện các hoạt động tại 4 xã của huyện Thuận Châu bao gồm Bon Phặng, Muổi Nọi, Chiềng Pha và Nậm Lầu.. Các xã dự án nằm ở các khu vực có diễn biến thời tiết khốc liệt liên quan tới biến đổi khí hậu. Theo các nghiên cứu và đánh giá của các chuyên gia, nhiệt độ trong vùng được dự kiến sẽ tăng từ 1,20C tới 1,30C vào năm 2050 và 1,70C tới 3,30C vào năm 2100 so với giai đoạn 1980-1999. Lượng mưa dự kiến tăng lên từ 3,6% tới 3,8% vào 2050 và 4,8% tới 9,3% vào năm 2100 so với giai đoạn 1980-1999. Tác động kết hợp của nhiệt độ và lượng mưa ở vùng Tây bắc Việt Nam sẽ ảnh hưởng tới i) mùa vụ trồng và các loại cây trồng, ii) nhu cầu nước cho cây trồng, iii) sự phát triển và lây lan các loại sâu bệnh hại và iv) sự phân bổ theo địa hình của nông nghiệp.

Bên cạnh đó, những hiểu biết về vai trò cần thiết của rừng đối với điều tiết nước và khí hậu của đại đa số người dân còn yếu. Điều này cùng với thiếu an ninh sinh kế, thực thi luật và tuần tra rừng yếu kém, đang dẫn tới tình trạng mất nhiều diện tích rừng do việc khai thác gỗ trái phép. Các hỗ trợ được hình thành từ Chính phủ nhằm bảo vệ các khu rừng thì chưa đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể là các cộng đồng không nắm bắt và sử dụng các hệ thống như Dịch vụ Chi trả Môi trường Rừng (PFES) và các cơ hội khác để mang lại lợi ích từ việc quản lý rừng tốt hơn. Biến đổi khí hậu đến từ hậu quả sâu xa của các nhân tố gây áp lực này tới các khu rừng. Thậm chí, toàn bộ diện tích rừng có tăng lên trong những năm qua, nhưng chất lượng và tính đa dạng của những khu rừng này vẫn bị tác động và suy giảm (GIZ, 2020f). Với sự tiếp tục của xu thế này, vùng được dự báo rằng các hệ sinh thái tự nhiên sẽ còn xuống cấp, chúng sẽ còn có ảnh hưởng tiêu cực tới con người và hệ sinh thái.

Tương tự như vậy, với sự thay đổi nhiệt độ, thì rủi ro do cháy rừng sẽ tăng cao. Các chính sách về BĐKH vẫn còn chưa hiệu lực do sự trục trặc giữa lập kế hoạch và nhu cầu thực sự, lý do đưa tới tình trạng nghiêm trọng là do việc thực thi luật và các chính sách không đầy đủ khi cộng đồng địa phương không được tính đến trong các quá trình tham vấn hoặc trong quá trình chuyển đổi.

Để có cơ sở thực hiện hiệu quả các hoạt động dự án cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ giám sát và đánh giá dự án, Trung tâm SRD có kế hoạch tổ chức một đợt đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (CCVA) tại địa bạn 4 xã nêu trên. Trung tâm SRD cần tuyển chọn một chuyên gia  để phối hợp với nhóm cán bộ SRD, cùng với sự hỗ trợ từ các cán bộ thuộc Trạm Khí tượng Thủy văn Sơn La, các cơ quan thuộc Sở NN&PTNT, và Sở Tài nguyên Môi trường, tiến hành đánh giá rủi ro về biến đổi khí hậu, xem xét số liệu khí hậu trong 20 năm vừa qua. Thông tin cụ thể về đợt đánh giá như sau:

3.  Mục đích:

-          Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH tại 4 xã dự án gồm Muổi Nọi, Bon Phặng, Nậm Lầu và Chiềng Pha thuộc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La;

-          Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng để tham chiếu cho Trung tâm SRD trong việc xây dựng bộ chỉ số M&E và lập kế hoạch thực hiện các hoạt động của dự án một cách có hiệu quả nhất.

4.  Các hoạt động thực hiện và thời gian

Thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày 14 tháng 01 năm 2021 đến ngày 20 tháng 02 năm 2021, cụ thể như sau:

STT

Các hoạt động thực hiện

Thời gian

1

Xây dựng đề cương nghiên cứu, đề xuất kỹ thuật để triển khai hoạt động (bao gồm mục tiêu, đối tượng, địa bàn, phạm vi nội dung, vấn đề nghiên cứu chính)

Tháng 1

2

Nghiên cứu, phát triển bộ chỉ số đánh giá, dự thảo hệ thống các tiêu chí đánh giá và nguồn thu thập thông tin; tham vấn các bên liên quan để hoàn thiện

Tháng 1

3

Lập kế hoạch thu thập thông tin tại hiện trường, tham vấn các bên liên quan, hoàn thiện theo góp ý

Tháng 1

4

Thu thập thông tin, tài liệu, phân tích và xử lý thông tin cơ bản tại thực địa để từ đó phát hiện các vấn đề liên quan đến tính dễ bị tổn thương của địa bàn được đánh giá

Tháng 1

5

Xử lý thông tin và phân tích số liệu thu thập

Tháng 1, 2

6

Xây dựng và hoàn thiện báo cáo nghiên cứu

Tháng 2

 

5.  Tổ chức thực hiện

Vị trí

Vai trò, nhiệm vụ

Chuyên gia giám sát chất lượng báo cáo

Hỗ trợ chuyên môn cho hoạt động từ xây dựng Đề xuất kỹ thuật, công cụ thu thập thông tin đến báo cáo đảm bảo chất lượng. Cụ thể:

·         Góp ý cho Đề xuất kỹ thuật

·         Góp ý cho công cụ thu thập thông tin;

·         Tham gia tổng hợp, xử lý thông tin thu thập từ thực địa;

·         Góp ý cho báo cáo bằng tiếng Việt;

Chuyên gia tư vấn kỹ thuật

Chịu trách nhiệm về chuyên môn, chủ trì thực hiện hoạt động cụ thể như sau:

·         Xây dựng Đề xuất kỹ thuật để triển khai hoạt động

·         Xây dựng bộ công cụ thu thập thông tin và tiêu chí đánh giá

·         Góp ý kế hoạch thu thập thông tin tại hiện trường

·         Góp ý hoàn thiện báo cáo nghiên cứu

Thành viên nhập và xử lý dữ liệu

Các thành viên tham gia vào các công việc thực địa và thu thập, nhập và xử lý thông tin, cụ thể như sau:

·         Nhập các thông tin, dữ liệu thu thập vào hệ thống;

·         Xử lý thông tin theo yêu cầu cho mục đích viết báo cáo;

 

6.  Yêu cầu chuyên môn, kinh nghiệm

6.1.       Yêu cầu đối với chuyên gia tư vấn kỹ thuật:

-          Có kỹ năng và kinh nghiệm đánh giá về CCVA theo phương pháp có sự tham gia;

-          Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về biến đổi khí hậu; giảm nhẹ rủi ro thiên tai;

-          Có kinh nghiệm và kiến thức về phát triển cộng đồng;

-          Có kỹ năng thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu; kỹ năng giao tiếp, thúc đẩy và hướng dẫn;

-          Có kỹ năng viết báo cáo rõ ràng, chặt chẽ và súc tích cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt;

-          Không có tiền sử về xâm hại và lạm dụng trẻ em.

-          Tuân thủ qui định và ký nguyên tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em của SRD.

-          Ưu tiên người có nền tảng và kinh nghiệm làm việc trực tiếp về và đã từng tham gia khảo sát và đánh giá các dự án/chương trình về BĐKH (ưu tiên người địa phương hoặc khu vực các tỉnh miền Bắc).

6.2.       Yêu cầu đối với chuyên gia giám sát chất lượng

-          Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về biến đổi khí hậu; giảm nhẹ rủi ro thiên tai;

-          Có kinh nghiệm và kiến thức về phát triển cộng đồng và làm việc với người dân tộc thiểu số

6.3.       Yêu cầu đối với thành viên nhập và xử lý dữ liệu

-          Có kinh nghiệm về nhập và xử lý các dữ liệu liên quan đến Biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai

7.  Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá sẽ phải sử dụng cả phương pháp thu thập dữ liệu định tính và định lượng. Cụ thể:

7.1.  Thu thập tài liệu liên quan đến địa bàn được đánh giá

Nhóm đánh giá sẽ thu thập thông tin thứ cấp thông qua:

§ Tất cả các tài liệu liên quan của đối tác và Trung tâm SRD.

7.2.  Đánh giá tại hiện trường:

-          Thu thập số liệu thứ cấp;

-          Phỏng vấn nhóm, cá nhân chủ chốt thuộc các bên liên quan;

-          Quan sát (thăm hiện trường, các hình ảnh…);

-          Thảo luận nhóm;

-          Sử dụng các công cụ PRA;

-          Các câu chuyện điển hình (Case study)

7.3.  Thống nhất về chuẩn bị, thực hiện và báo cáo với SRD

Căn cứ vào ToR và tài liệu được cung cấp, chuyên gia cần xây dựng kế hoạch chi tiết gồm ngân sách, hoạt động, đề cương báo cáo, nội dung, phương pháp, công cụ đánh giá và lịch trình dự kiến để trao đổi và thống nhất với Trung tâm SRD trước khi thực hiện.  

8.  Kết quả đánh giá

-          Chuyên gia  sẽ viết báo cáo đánh giá ngắn gọn (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) đề cập đến tất cả các thông tin và nội dung thu thập được theo đề cương báo cáo đã được Trung tâm SRD thông qua trước khi thực hiện. Báo cáo cần được trình bày một cách lôgic, lập luận chặt chẽ thông qua nguồn thông tin và số liệu thu thập chính xác và khách quan. Phần kết luận cần nêu rõ các khuyến nghị nếu có đối với huyện Thuận Châu, 4 xã dự án và Trung tâm SRD liên quan đến các hoạt động của dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông và lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc”;

-          Dự thảo báo cáo cần được chia sẻ với nhóm cán bộ của Trung tâm SRD và tổng hợp, phản hồi ý kiến đóng góp nếu có trước khi hoàn thiện báo cáo cuối cùng.

-          Báo cáo được viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt không quá 50 trang (kể cả phụ lục).

9. Trách nhiệm của SRD

-          Cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu có liên quan đến quá trình khảo sát, đánh giá.

-          Cử ít nhất 4 cán bộ dự án tham gia vào nhóm đánh giá.

-          Chuẩn bị công tác hậu cần: chi phí ăn, ở, văn phòng phẩm và phương tiện đi lại

10.  Chi phí:

Theo định mức dự án và thỏa thuận giữa hai bên (SRD và chuyên gia sẽ thảo luận chi tiết và đàm phán sau khi nhận được hồ sơ quan tâm).

11.  Hỗ trợ và liên hệ

-          Nhóm cán bộ Trung tâm SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để thực hiện công việc (bao gồm hỗ trợ tổ chức, liện hệ với địa phương, công tác hậu cần tại thực địa; hỗ trợ thu thập dữ liệu tại thực địa);

-          Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết;

-          Thanh toán thù lao tư vấn cho chuyên gia.

Các chuyên gia quan tâm xin gửi CV, thư bày tỏ quan tâm và chương trình đánh giá đến địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  chậm nhất ngày 05 tháng 01 năm 2021.

Hồ sơ chuyên gia gồm:

• Đề cương, nội dung, kế hoạch, phương pháp thực hiện và kết quả dự kiến về công việc;

• CV của chuyên gia.

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt