Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tuyển Chuyên gia nghiên cứu quyền lao động (VM066)

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU HOẠT ĐỘNG

Tuyển 02 chuyên gia nghiên cứu về quyền lao động trong chuỗi cung ứng gỗ

Việt Nam – Liên minh Châu Âu

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày 01/08/2020, EVFTA là Hiệp định thương mại thế hệ mới, là cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giảm thuế xuất nhập khẩu và tạo lợi thế cạnh tranh, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản là những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Hiệp định EVFTA sẽ tạo cơ hội cho tự do hóa thương mại các sản phẩm gỗ. Do là Hiệp định thương mại thế hệ mới nên việc thực thi Hiệp định luôn đi kèm với các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn lao động.

EU và Việt Nam đã thống nhất về một lộ trình trong quá trình đàm phán EVFTA là Việt Nam cam kết phê chuẩn và thực hiện 03 Công ước của ILO bao gồm Công ước 87 về Tự do Hiệp hội và Bảo vệ quyền được tổ chức, Công ước 98 về Quyền Tổ chức và Thương lượng Tập thể, và Công ước về Xóa bỏ lao động cưỡng bức. Việc thực hiện lộ trình này đã được xác định là ưu tiên chính của Ủy ban DAG và TSD của EU. 

Hiệp định VPA cũng bao gồm các cam kết xã hội bằng cách bắt buộc các doanh nghiệp và người sử dụng lao động tôn trọng các quyền lao động cơ bản, chẳng hạn như quyền của người lao động đối với bảo hiểm xã hội và Bộ Luật Lao động Việt Nam (hiện đang được cải cách).

Trong quá trình hội nhập quốc tế, bên cạnh những tiêu chí đã đáp ứng được thì còn nhiều điểm chưa phù hợp, cần có những nghiên cứu rà soát và kiến nghị các lộ trình phù hợp để từng bước tháo gỡ nhứng vướng mắc. Vì vậu, trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy quản trị rừng và thương mại gỗ hợp pháp thông qua Hiệp định Thương mại tự go Việt Nam – Liên minh Châu Âu”, SRD cần tuyển 02 chuyên gia nghiên cứu về quyền lao động với nội dung chi tiết như sau:

2. MỤC TIÊU VÀ KÉT QUẢ MONG ĐỢI 

2.1. Mục tiêu

Mục tiêu chung:

Khảo sát, thu thập, tổng hợp các thông tin cơ sở nhằm đảm bảo sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu đạt được hiệu quả nhất và đóng góp vào việc xây dựng các chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến quyền lao động trong chuỗi cung ứng gỗ giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

Mục tiêu cụ thể:

  • Rà soát và đánh giá các chính sách, quy định pháp luật của quốc tế và Việt Nam về quyền lao động trong chuỗi cung ứng;
  • Rà soát và đánh giá các quyền của người lao động trong chuỗi cung ứng gỗ tương thích với các tiêu chí, quy định trong Hiệp định EVFTA và VPA/FLEGT;
  • Đánh giá tầm quan trọng của quyền của người lao động trong chuỗi cung ứng gỗ;
  • Đánh giá hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật về lao động;
  • Xác định phạm vi của các quyền lao động trong chuỗi cung ứng và những vấn đề bất cập trong các chính sách và quy định pháp luật của Việt Nam đối với quyền lao động trong chuỗi cung ứng;
  • Đưa ra những góp ý và khuyến cáo về mặt chuyên môn cho các nhóm nghiên cứu để đạt được kết quả nghiên cứu hiệu quả nhất, có thể đóng góp vào xây dựng chính sách của ngành Lâm nghiệp.

2.2 Kết quả mong đợi

  • 01 bảng so sánh, đánh giá các quyền của người lao động giữa pháp luật và điều ước quốc tế (EVFTA và VPA/FLEGT) và pháp luật Việt Nam;
  • 01 bảng hỏi khảo sát về thực trạng quyền lao động trong chuỗi cung ứng gỗ tại các doanh nghiệp được lựa chọn. Số liệu thu thập sẽ được phân tích và xử lý;
  • 01 bản khuyến nghị chính sách đối với chính sách và quy định pháp luật Việt Nam về quyền lao động trong chuỗi cung ứng gỗ, phù hợp hợp EVFTA và VPA/FLEGT.

3. CÁC HOẠT ĐỘNG THỜI GIAN THỰC HIỆN

Các hoạt động được thực từ 26 tháng 7 năm 2021 đến 25 tháng 8 năm 2021, thời gian dự kiến hoàn thành từng hoạt động được thể hiện trong bảng dưới đây:

TT

Hoạt động

1

Xây dựng đề cương và khung nghiên cứu

2

Tổng quan về ngành gỗ (Chuỗi cung ứng, các quy định của EU và Việt Nam về lao động trong ngành gỗ, các chính sách về sản xuất và bảo vệ môi trường trong ngành gỗ)

3

Phỏng vấn người am hiểu thông tin trong các đơn vị liên quan (VCCI, VNFOREST, ILO, MOLISA,…)

4

Tổng hợp, phân tích số liệu và viết báo cáo tổng hợp về rà soát các tài liệu và kết quả phỏng vấn

4. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHUYÊN GIA

  • Chuyên gia có bằng Tiến sĩ, chuyên môn và kinh nghiệm trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, đã từng tham gia các hoạt động có nội dung tương tự;
  • Có kinh nghiệm và chuyên môn trong xây dựng chính sách, nghiên cứu về quyền lao động, có hiểu biết về VPA/FLEGT và EVFTA;
  • Có kỹ năng phân tích, xử lý dữ liệu và viết báo cáo;
  • Có kỹ năng làm việc với các bên liên quan khác nhau;
  • Tham gia vào các hội đồng khoa học và phần biện các đề tài nghiên cứu các cấp;

 

5. HỖ TRỢ TỪ SRD

  • Nhóm cán bộ dự án của SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để thực hiện công việc (bao gồm hỗ trợ tổ chức, liện hệ với các bên liên quan, công tác hậu cần,…);
  • Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết;
  • Thanh toán thù lao tư vấn cho chuyên gia;

 

Các chuyên gia quan tâm xin gửi CV, thư bày tỏ quan tâm đến địa chỉ: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. chậm nhất trước ngày 15 tháng 07 năm 2021 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt