Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tuyển Chuyên gia hỗ trợ tổ chức và thúc đẩy Diễn đàn

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU HOẠT ĐỘNG

Tuyển chuyên gia Hỗ trợ tổ chức và thúc đẩy

Diễn đàn đa bên lần thứ 4: Thương mại gỗ và quản trị rừng bền vững

 

  1. 1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Diễn đàn giám sát Quản trị rừng và Thương mại gỗ bền vững là một trong những hoạt động thường niên được tổ chức diễn ra hàng năm bởi Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD) phối hợp với Tổng Cục lâm nghiệp (TCLN), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) nhằm thúc đẩy hiệu quả sự tham gia của các tổ chức xã hội vào giám sát quản trị rừng và theo dõi Hiệp định Đối tác tự nguyện thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA/FLEGT), đến nay diễn đàn Quản trị rừng thường niên đã tổ chức ba lần với sự tham gia của nhiều đại biểu quốc gia và quốc tế từ các cơ quan Chính phủ, các Tổ chức nghiên cứu, các Tổ chức phi chính phủ, các Hiệp hội, các Tổ chức quốc tế, chuyên gia độc lập và truyền thông.

Trong bối cảnh VPA/FLEGT hiện đang trong giai đoạn chuẩn bị thực thi, đồng thời Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 08 năm 2020, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD), cơ quan chủ quản Dự án “Thúc đẩy quản trị rừng và thương mại gỗ hợp pháp thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU”, phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, EU, các cơ quan có liên quan, Mạng lưới VNGO-FLEGT và VNGO-EVFTA tổ chức Diễn đàn Quản trị rừng lần thứ 4 với chủ đề “Giám sát Quản trị rừng và Thương mại gỗ bền vững”.

2. MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI

2.1. Mục tiêu

Mục tiêu chung:

Thúc đẩy hiệu quả quá trình giám sát quản trị rừng và thương mại gỗ trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do liên minh Châu Âu và Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

  • Tham gia và phối hợp với cán bộ chuyên môn của SRD xây dựng chương trình cho hội thảo;
  • Phối hợp xây dựng chương trình hội thảo;
  • Thúc đẩy trao đổi tại hội thảo.

2.2 Kết quả mong đợi

  • Thúc đẩy các đại biểu trao đổi và góp ý kiến cho các bài trình bày;
  • Hội thảo diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt.

3. CÁC HOẠT ĐỘNG THỜI GIAN THỰC HIỆN

Các hoạt động được thực từ tháng 15/8 đến 25/8/2021, thời gian dự kiến hoàn thành từng hoạt động được thể hiện trong bảng dưới đây:

STT

Các hoạt động thực hiện

Thời gian

1

Phối hợp với cán bộ SRD lên kế hoạch và chương trình hội thảo

1,5 ngày

2

Tham gia và thúc đẩy hội thảo

1 ngày

Thực hiện việc phản biện và góp ý chuyên môn cho các kết quả nghiên cứu với mức tối đa 2.000.000VNĐ/ngày x 2,5 ngày. Mức phí trên chưa bao gồm thuế TNCN.

4. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHUYÊN GIA

  • Chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, đã từng tham gia các hoạt động có nội dung tương tự;
  • Có kinh nghiệm và chuyên môn trong xây dựng chính sách, nghiên cứu, có hiểu biết về VPA/FLEGT và EVFTA;
  • Có kỹ năng thúc đẩy hội thảo;
  • Có mối kinh nghiệm và quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức...
  • Có kỹ năng làm việc với các bên liên quan khác nhau;
  • Tham gia vào các hội đồng khoa học và phần biện các đề tài nghiên cứu các cấp;

 

5. HỖ TRỢ TỪ SRD

  • Nhóm cán bộ dự án của SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để thực hiện công việc (bao gồm hỗ trợ tổ chức, liện hệ với các bên liên quan, công tác hậu cần,…);
  • Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết;
  • Thanh toán thù lao tư vấn cho chuyên gia;
Đối tác chiến lược ngành in

in bạt