Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tuyển dụng: Chuyên gia tập huấn giám sát rừng (VM069)

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Tập huấn kỹ thuật về i) Trồng rừng và chăm sóc rừng ngập mặn; ii) Lập bản đồ cây rừng, động vật hoang dã, ghi chép sự thay đổi, tuần tra, báo cáo vi phạm pháp luật lâm nghiệp.

(Mã hoạt động 1.1.5)

  1. 1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo kết quả điều tra khảo sát của Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình cho thấy, khu vực ĐBSCL có diện tích có rừng ngập mặn là 73.372,04 ha, chiếm 50,5% diện tích rừng ngập mặn cả nước.

Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu và con người khiến diện tích rừng ngập mặn tại khu vực này bị suy giảm nghiêm trọng. Theo báo cáo của Bộ Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, trong giai đoạn từ 2011 – 2016, diện tích rừng ngập mặn toàn vùng đã giảm gần 10%, từ 194.723 ha năm 2011 xuống còn 179.384 ha vào năm 2016 (tức là đã giảm khoảng 15.339 ha). Cũng theo báo cáo nêu trên, toàn vùng ĐBSCL có 24 khu vực thường xuyên bị xói lở trên tổng chiều dài khoảng 147 km. Tốc độ xói lở từ 5 – 45 m/năm (tức trung bình mỗi năm mất khoảng 500 ha đất).

Dự án “Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho các cộng đồng dễ bị tổn thương (VM069)” được thực hiện tại tỉnh Cà Mau với mục tiêu tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học, phát triển rừng ngập mặn góp phần thúc đẩy quá trình hấp thụ Carbon, tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu, đảm bảo sinh kế bền vững và hoà nhập xã hội cho các cộng đồng nghèo và dễ bị tổn thương ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo kế hoạch hoạt động dự án, nhằm tăng cường hiệu quả theo dõi, giám sát, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn cho cộng đồng dân cư các khu vực dự án, dự án tổ chức các khóa tập huấn liên quan đến i) Trồng rừng và chăm sóc rừng ngập mặn; ii) Lập bản đồ cây rừng, động vật hoang dã, ghi chép sự thay đổi, tuần tra, báo cáo vi phạm pháp luật lâm nghiệp tại VQG Mũi Cà Mau và BQL RPH Tam Giang.

  1. 2.MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG

Mục tiêu chung:

- Nâng cao hiệu quả của cộng đồng dân cư trong việc giám sát, báo cáo các biến động rừng ngập mặn không mong muốn và nhận thức được lợi ích của việc thực hiện công tác giám sát, báo cáo trong quản lý rừng bền vững.

- Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu vực dự án và nhân rộng đến toàn bộ khu vực ĐBSCL.

- Tăng cường khả năng hợp tác, chia sẻ thông tin giữa cộng đồng với các Cơ quan quản lý nhà nước về Lâm nghiệp, làm tăng tính minh bạch, nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc giải quyết và ngăn ngừa tình trạng vi phạm Lâm luật và mất rừng ngập mặn không mong muốn.

Mục tiêu cụ thể:

  • Các thành viên của các Tổ tự quản lâm nghiệp thôn/ấp (VSFMG) cùng người dân tại vùng dự án hiểu rõ và có thể áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng ngập mặn vào hoạt động phục hồi rừng.
  • Các thành viên của Tổ tự quản lâm nghiệp thôn/ấp (VSFMG) có thể thu thập đầy đủ các thông tin về các vị trí biến động rừng ngập mặn và chia sẻ thông tin thu thập được với nội dung rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu phù hợp với trình độ của các thành viên.
  • Thông tin biến động rừng ngập mặn, vi phạm luật lâm nghiệp trong phạm vi BQL RPH Tam Giang, VQG Mũi Cà Mau được thu thập đầy đủ, minh bạch và cung cấp đến các cơ quan quản lý nhà nước để đề xuất và thống nhất giải pháp xử lý các vi phạm.
  • Tăng cường phục hồi và phát triển rừng ngập mặn, đặc biệt các diện tích rừng tại BQL RPH Tam Giang và VQG Mũi Cà Mau.
  • Tăng cường năng lực bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn để góp phần ứng phó với BĐKH.
  • Cơ quan quản lý nhà nước các cấp công nhận hiệu quả của các giải pháp giám sát biến động rừng ngập mặn được phát triển.
  1. 3.THỜI GIAN, SẢN PHẨM BÀN GIAO

Thời gian thực hiện hoạt động thực tế là 34 ngày trong khoảng thời gian tháng 08 – tháng 09 năm 2021, tuỳ theo tình hình của đại dịch COVID-19 và điều kiện bố trí thời gian của đối tác địa phương. Thời gian làm việc cụ thể như sau:

TT

Hoạt động

Sản phẩm bàn giao

Thời gian

1

Xây dựng công cụ theo dõi, giám sát rừng, chương trình tập huấn tài liệu tập huấn về lập bản đồ cây rừng, động vật hoang dã, ghi chép sự thay đổi, tuần tra, báo cáo vi phạm pháp luật lâm nghiệp.

- 01 bộ công cụ theo dõi giám sát rừng cho cộng đồng.

- Chương trình tập huấn, nội dung và chỉ số theo dõi kết quả sau tập huấn.

20 ngày

2

Thực hiện tập huấn tại tại VQG Mũi Cà Mau, BQLRPH Tam Giang theo kế hoạch đã được chấp thuận. Chịu trách nhiệm kết quả, tính chính xác của nội dung tập huấn đã được biên soạn.

- 01 Báo cáo sau tập huấn trong đó chỉ rõ kết quả đã đạt được, đánh giá tập huấn, khuyến nghị,...

- 01 bộ phiếu đánh giá trước và sau tập huấn

14 ngày


  1. 4.NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN GIA

Chịu trách nhiệm chuyên môn, tư vấn kỹ thuật, tập huấn, tham gia và thúc đẩy thực hiện các hoạt động. Cụ thể:

  • Xây dựng đề xuất chuyên đề và đề cương chương trình tập huấn gửi PO và PM của dự án và ban giám đốc SRD xem xét phê duyệt.
  • Xây dựng tài liệu tập huấn theo đề cương đã đề xuất và chỉ số theo dõi sau tập huấn.
  • Thực hiện tập huấn tại hiện trường. Chịu trách nhiệm kết quả, tính chính xác của thông tin được sử dụng trong tập huấn. Đánh giá kết quả trước và sau tập huấn.
  • Viết báo cáo nghiên cứu và báo cáo kết thúc hoạt động cung cấp đầy đủ thông tin đã được triển khai và kết quả. Trình bày kết quả báo cáo trước trung tâm SRD, đối tác của dự án.
  1. 5.YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHUYÊN GIA
  • Chuyên môn và kinh nghiệm: ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực: Lâm nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên, kinh tế lâm nghiệp, kinh tế tài nguyên, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững …
  • Sử dụng tốt các phương pháp tiếp cận có sự tham gia, phương pháp phát triển cộng đồng.
  • Ưu tiên ứng viên đã từng tham gia các hoạt động có nội dung tương tự và đã từng tham gia hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và các chương trình dự án về biến đổi khí hậu, lâm nghiệp tại địa phương.
  • Không có tiền sử về xâm hại và lạm dụng trẻ em.
  • Tuân thủ quy định và ký nguyên tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em của SRD.
  1. 6.BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Sau khi kết thúc các mỗi hoạt động cụ thể, chuyên gia cần bàn giao đầy đủ các tài liệu bằng Tiếng Việt đầy đủ với các nội dung đã quy định tại điều 3.

Thông báo cho SRD các thuận lợi, khó khăn trong thực hiện các hoạt động và đề xuất nếu có khó khăn thách thức và kế hoạch thực hiện tiếp theo.

  1. 7.NGÂN SÁCH

Thù lao cho chuyên gia:

Thù lao cho chuyên gia sẽ dựa vào dòng ngân sách và định mức của dự án cũng như dựa trên kinh nghiệm và thỏa thuận giữa chuyên gia với SRD.

Thù lao cho chuyên gia sẽ được thanh toán sau khi kết thúc mỗi hoạt động cụ thể với số ngày công đã xác định và cung cấp đầy đủ các báo cáo, chứng từ theo yêu cầu của SRD và thỏa thuận với chuyên gia. Tổng thù lao cụ tối đa:

1.800.000 đồng x 34 ngày = 61.200.000 đồng (Sáu mươi mốt triệu hai trăm nghìn đồng)

* Thu lao đã bao gồm thuế thu nhập cá nhân.

Các chi phí khác:

Các chi phí ăn, ở, đi lại tại thực địa cho chuyên gia sẽ do dự án chi trả theo thực tế và quy định của Trung tâm SRD.

  1. 8.HỖ TRỢ TỪ SRD

- Cán bộ dự án của SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để thực hiện công việc

(Bao gồm hỗ trợ tổ chức, liện hệ với địa phương, công tác hậu cần tại thực địa);

- Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết SRD có.

- Thanh toán thù lao tư vấn cho chuyên gia.

Các chuyên gia quan tâm xin gửi CV, thư bày tỏ quan tâm đến địa chỉ: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. (cc: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ) chậm nhất trước ngày 15 tháng 8 năm 2021.          

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt