Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Hoạt động: Tuyển chọn thực hiện Nghiên cứu "Khả năng đáp ứng các quy định của Hiệp định VPA/FLEGT và EVFTA về vấn đề môi trường, xã hội và lao động tại các hộ trồng rừng Việt Nam"

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

“Khả năng đáp ứng các quy định của Hiệp định VPA/FLEGT và EVFTA về vấn đề môi trường, xã hội và lao động tại các hộ trồng rừng tại Việt Nam”

 

1.Thông tin chung

Yêu cầu dịch vụ kỹ thuật

Nghiên cứu “Khả năng đáp ứng các quy định của Hiệp định VPA/FLEGT và EVFTA về vấn đề môi trường, xã hội và lao động tại các hộ trồng rừng Việt Nam”

Tên dự án

Thúc đẩy quản trị rừng và thương mại gỗ hợp pháp trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)

Loại tuyển dụng

Tổ chức xã hội (TCXH)

Loại hợp đồng

Hợp đồng trọn gói

Thời gian thực hiện

Từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2022

Báo cáo

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

 

2. Đặt vấn đề

Hiệp định đối tác tự nguyện Việt Nam EU về thực thi luật lâm nghiệp quản trị rừng và thương mại lâm sản được ký kết và có hiệu lực từ ngày 1/06/2018 (VPA/FLEGT) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. EVFTA đây là hai Hiệp định mang lại cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giảm thuế xuất nhập khẩu tạo lợi thế cạnh tranh, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản là những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh, đặc biệt các sản phẩm gỗ khi Hiệp định đi vào thực hiện sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tránh được tình trạng hàng hóa không rõ nguồn gốc và không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu phải trả về. Tuy nhiên, việc mở cửa thị trường tự do sẽ kéo theo những nguy cơ các hành vi khai thác gỗ và buôn bán gỗ bất hợp pháp.

Sự phát triển của thương mại gỗ song phương đòi hỏi phải có sự giám sát độc lập của các tổ chức có liên quan. Theo quy đinh tại chương 13 của Hiệp định EVFTA Thương mại và Phát triển bền vững (TSD), đặc biệt là mục 2a điều 13.8 các bên cam kết khuyến khích thúc đẩy thương mại lâm sản từ những khu rừng được quản lý bền vững và được thu hoạch phù hợp với luật pháp nước sở hữu khu rừng đó; việc này có thể bao gồm sự hoàn tất Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT), đặc biệt từ mục 1 đến mục 5 của điều 13.4 nói rõ Các Tiêu chuẩn và Thỏa thuận Đa phương về Lao động đã làm rõ các tiêu chuẩn lao động cần có cho các hàng hóa xuất khẩu sang EU và điều 13.15 Các điều khoản về thể chế trong đó có vai trò của các tổ chức xã hội (TCXH) được khẳng định trong tiến trình giám sát thực hiện Hiệp định. Để thực hiện điều này ngày 17 tháng 08 năm 2021 Bộ công thương được sự ủy quyền của Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 1972/QĐ-BCT về việc thành lập nhóm tư vấn trong nước (DAG). Đây là Hiệp định thế hệ mới và điều này cũng còn rất mới trong các Hiệp định từ trước đến nà và các TCXH tại Việt Nam còn bỡ ngỡ và yếu về năng lực, do vậy Liên minh Châu Âu (EU) đã hỗ trợ Việt Nam thông qua Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) “Dự án Thúc đẩy quản trị rừng và thương mại gỗ hợp pháp trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)”. Mục tiêu cụ thể của dự án là Đẩy mạnh vai trò của Mạng lưới các tổ chức xã hội Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VNGO-FLEGT) và VNGO-EVFTA; Nâng cao năng lực cho các tổ chức trong mạng lưới để các thành viên tích cực, đủ năng lực có thể giám sát quá trình thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) trong lĩnh vực quản trị rừng và thương mại gỗ.

Để triển khai các nghiên cứu một cách hiệu quả dự án hỗ trợ tài chính cho các đối tác là các TCXH/cá nhân nhiệm thực hiện các nghiên cứu đánh giá tổng quan, thu thập số liệu tại hiện trường để phát hiện ra các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống quản trị rừng, chuỗi sản xuất, cung ứng gỗ gián tiếp liên quan tới chuỗi cung ứng trong bối cảnh Việt Nam đang thực thi EVFTA, VPA/FLEGT. Mục tiêu cụ thể đối với đề xuất nghiên là đánh giá và đề xuất các khuyến nghị chính sách về các vấn đề về môi trường, xã hội và lao động liên quan đến khả năng đáp ứng các quy định của Hiệp định EVFTA trong chuỗi sản xuất, cung ứng gỗ tại Việt Nam, đặc biệt nghiên cứu này quan tâm đến các đối tượng là hộ gia đình trồng rừng nguyên liệu.

Trong phạm vi dự án, các vấn đề về môi trường, xã hội và lao động tại các hộ gia đình trồng rừng nguyên liệu còn thiếu nhiều thông tin, đặc biệt là thực trạng môi trường, xã hội và lao động tại các hộ này trong chuỗi cung ứng gỗ. Do vậy Nghiên cứu “Khả năng đáp ứng các quy định của Hiệp định VPA/FLEGT và EVFTA về vấn đề môi trường, xã hội và lao động của các hộ trồng rừng tại Việt Nam” sẽ được dự án triển khai thực hiện trong thời gian tới.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng các vấn đề môi trường xã hội và nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn và các quy định của Hiệp định EVFTA, VPA/FLEGT về môi trường, xã hội và lao động tại các hộ trồng rừng; từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách tham vấn cho các bên liên quan như bộ, ngành và các cơ quan địa phương về vấn đề môi trường, xã hội và lao động tại các hộ trồng rừng, đồng thời cung cấp thông tin cho Nhóm tư vấn DAG và nhóm nòng cốt Hiệp định VPA/FLEGT trong các cuộc thảo luận với Ủy ban thương mại và Phát triển bền vững (TSD) và Ủy ban chung của Hiệp định VPA/FLEGT (JIC).

4. Nhiệm vụ nghiên cứu                                                   

Trong nghiên cứu này, Tổ chức/cá nhân được dự án hỗ trợ phải thực hiện các hoạt động chính dưới đây:

  1. a)Xây dựng báo cáo tổng quan đánh giá được những vấn đề liên quan đến việc đáp ứng các quy định của EVFTA; VPA/FLEGT về môi trường, xã hội, lao động và quyền của người lao động tại các hộ trồng rừng tại Việt Nam.
  2. b)Tổng hợp các quy định chính sách, pháp luật trong nước và quốc tế liên quan đến các vấn đề môi trường, xã hội và lao động và quyền của người lao động trong các hộ trồng rừng nguyên liệu.
  3. c)Đánh giá thực trạng về môi trường, xã hội, lao động và quyền của người lao động trong các hộ trồng rừng trên cơ sở các tiêu chuẩn các quy ước được ghi nhận trong Hiệp định EVFTA.
  4. d)Triển khai nghiên cứu hiện trường tại 03-5 tỉnh thuộc 3 vùng, đánh giá Khả năng đáp ứng các quy định về môi trường, xã hội và lao động tại Hiệp định EVFTA; VPA/FLEGT về vấn đề lao động của các hộ trồng rừng tại Việt Nam.
  5. e)Xây dựng đề xuất tối thiểu 2 khuyến nghị chính sách về các tồn tại trong vấn đề môi trường, xã hội và lao động, quyền của người lao động tại các hộ trồng rừng nguyên liệu
  6. f)Phối hợp với SRD, đề xuất khuyến nghị chính sách cho các bên liên quan như Bộ Nông nghiệp, Bộ Công thương, Bộ Lao động Thương binh Xã hội và các cơ quan địa phương các tỉnh để đảm bảo về môi trường, xã hội và quyền của người lao động trong các hộ gia đình trồng rừng nguyên liệu.

5. Thời gian và địa điểm thực hiện

- Thời gian: từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022

- Địa điểm: tại Hà Nội và 3-5 tỉnh thuộc Bắc, Trung và Nam

6. Điều kiện tham gia thực hiện nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức

  1. a)Là một tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân đã đăng ký tại Việt Nam;
  2. b)Có kiến thức và kinh nghiệm về VPA/FLEGT và EVFTA;
  3. c)Là tổ chức/cá nhân có đủ năng lực để thực hiện;
  4. d)Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc chuẩn bị và quản lý các hoạt động trong Hồ sơ đề xuất.

Các tổ chức/cá nhâ nộp đề xuất sẽ được ưu tiên nếu có một hoặc nhiều kinh nghiệm trong các vấn đề sau:

  1. a)Có kinh nghiệm trong làm việc với các Bộ, ngành có liên quan;
  2. b)Có kinh nghiệm trong triển khai các hoạt động hoặc dự án liên quan đến hai Hiệp định VPA/FLEGT và EVFTA;
  3. c)Có năng lực và kinh nghiệm trong việc viết các bản tin chính sách, đề xuất, khuyến nghị chính sách đối với các cơ quan chính phủ;
  4. d)Có năng lực trong việc tổng hợp phân tích số liệu và viết báo cáo tổng hợp;

7. Sản phẩm

Sản phẩm 1: Báo cáo tổng quan vấn đề nghiên cứu đánh giá được tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đáp ứng các quy định của EVFTA/VPA-FLEGT về các các vấn đề môi trường, xã hội và lao động tại các hộ trồng rừng.

Sản phẩm 2: Báo cáo đánh giá thực trạng môi trường, xã hội và lao động tại các hộ trồng rừng nguyên liệu tại Việt Nam đáp ứng các quy định của Hiệp định EVFTA; VPA/FLEGT

Sản phẩm 3: Báo cáo đánh về khả năng đáp ứng các quy định của Hiệp định EVFTA về môi trường, xã hội và lao của các hộ trồng rừng trong chuỗi sản xuất, cung ứng gỗ tại Việt Nam trong lĩnh vực quản trị rừng và thương mại gỗ, cùng đề xuất chính sách liên quan.

 

8. Yêu cầu trình độ và năng lực chuyên môn cán bộ của TCXH tham gia

Tổ chức xã hội thực hiện nghiên cứu phải bố trí được nhóm nghiên cứu tối thiều có 4-6 người thực hiện trong thời gian nghiên cứu với vị trí và trình độ chuyên môn tối thiểu như sau:

- Trưởng nhóm (01 người) - Có bằng Thạc sỹ về chuyên ngành Lâm nghiệp trở lên; có từ 15 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Lâm nghiệp thuộc các lĩnh vực chính sách lâm nghiệp, kinh tế lâm nghiệp; có kinh nghiệm trong thực hiện các nghiên cứu liên quan đến quản trị rừng và thương mại gỗ; có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm lãnh đạo một nhóm chuyên gia được giao xây dựng, thực hiện, theo dõi và phát triển các chương trình và/hoặc các chiến lược, chính sách phát triển ở tầm quốc gia; đã chủ trì hoặc tham gia đánh giá và xây dựng ít nhất 05 chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp; thông thạo tiếng Anh và sử dụng tốt các phần mềm ứng dụng.

- Thành viên (03-5 người) - có bằng cử nhân, thạc sỹ về chuyên ngành kinh tế, lâm nghiệp; có ít nhất 5 -10 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực lâm nghiệp, nhất là các nghiên cứu hoạt động liên quan đến chuỗi giá trị gỗ, sản phẩm gỗ và quản trị rừng và thương mại gỗ; Ít nhất có 01 thành viên đã tham gia xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp; đã tham gia thực hiện ít nhất 02 công trình đánh giá thực hiện chính sách về lâm nghiệp; có kinh nghiệm tổng hợp, phân tích, đánh giá tài liệu; có kinh nghiệm tư vấn và viết báo cáo; thông thạo tiếng Anh và sử dụng tốt các phần mềm ứng dụng.

8. Điều khoản thanh toán

Mọi chi phí cho hoạt động nghiên cưa sẽ được SRD áp dụng chi trả theo các định mức của Hướng dẫn của EU về chi phí địa phương trong hợp tác phát triển với Việt Nam, năm 2017 không quá 9.000 Bảng Anh (Chín nghìn bảng anh).

Tổ chức/cá nhân thực hiện nghiên cứu sẽ được thanh toán khi hoàn thành khối lượng công việc mô tả trong Điều khoản tham chiếu (TOR); chi tiết thanh toán sẽ được thỏa thuận khi Thương thảo hợp đồng./.

Chi tiết liên hệ với anh Nguyễn Ngọc Quang, điều phối viên dự án Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. , Tel: 0854543883

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt