Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Chuyên gia về khảo sát thông tin để đánh giá và lựa chọn sản phẩm tiềm năng của địa phương nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân tại huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái và huyện Mường La tỉnh Sơn La

 

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU HOẠT ĐỘNG

Chuyên gia về khảo sát thông tin để đánh giá và lựa chọn sản phẩm tiềm năng của địa phương nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân tại huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái và huyện Mường La tỉnh Sơn La

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Vượn đen phương Tây (Nomascus concolor) hiện là loài Cực kỳ nguy cấp (IUCN) với số lượng dưới 1400 cá thể trên toàn cầu (năm 2006). Số lượng của loài Vượn này hiện nay có thể thấp hơn rất nhiều. Nguyên nhân phần lớn là do nạn phá rừng tiếp tục tang, săn bắt trái phép và buôn bán động vật hoang dã cũng như việc luật pháp Việt Nam chưa có những chế tài xử lý nghiêm minh. Ở Việt Nam, lô rừng tiếp giáp của Khu bảo tồn sinh cảnh các loài ở Mù Cang Chải (MCC SHCA) và Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La (MLNR) có 19 nhóm và khoảng 80 cá thể.

          Với tỷ lệ đa dạng sinh học và đặc hữu rất cao, đặc biệt là các loài động vật chân vịt, động vật ăn thịt, động vật ăn thịt và cây cối, thực vật, hai khu bảo tồn MCC SHCA và MLNR nằm trong số các khu bảo tồn còn nguyên vẹn nhất về hệ sinh thái rừng và quần tụ các loài động vật hoang dã trên cạn, những thứ mà các nơi khác ở Việt Nam đang bị khai thác cạn kiệt bởi săn bắt và bẫy rừng. Ngoài ra, sinh kế chính của cộng đồng người dân tộc thiểu số ở nơi đây như làm ruộng bậc thang, chăn nuôi hay khai thác tài nguyên rừng cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mối đe dọa đối với đa dạng sinh học. Ngoài ra, việc trồng thảo quả của người dân cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến rừng như phải phát quang rừng sâu dẫn đến giảm quá trình tái sinh rừng và làm mỏng tán rừng. Đây là một dạng suy thoái rừng và là mối đe dọa trực tiếp đến môi trường sống của các loài sinh trưởng.

          Trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa FFI, SRD đảm nhận một số hoạt động trong kết quả 3 của Dự án “Xây dựng năng lực kỹ thuật và đẩy mạnh hợp tác trong công tác bảo tồn loài Vượn đen tuyền tại Việt Nam và bảo vệ những vùng rừng trọng yếu thông qua cải thiện sinh kế, nâng cao công tác quản trị rừng tại Khu bảo tồn Loài và sinh cảnh Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (MCC SHCA) và Khu bảo tồn thiên nhiện Mường La (MLNR), tỉnh Sơn La, Việt Nam” nhằm tăng năng suất, phát triển các sinh kế một cách bền vững, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sinh kế ngoài (nhưng tương thích với) trồng trọt. SRD đang thực hiện hoạt động tham vấn cộng đồng nhằm xác định các vấn đề liên quan đến cải thiện sinh kế bền vững và thúc đẩy các sản phẩm chủ lực của địa phương tiếp cận với thị trường, cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực lên tài nguyên rừng và đa dạng sinh học tại hai huyện Mù Cang Chải, Yên Bái và huyện Mường La, Sơn La.

          Để thực hiện hoạt trê, SRD cần chuyên gia có kinh nghiệm thu thập thông tin phối chịu trách nhiệm thực hiện “Đánh giá và lựa chọn sản phẩm tiềm năng của địa phương nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân” tại huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái và Mường La tỉnh Sơn La.

2. MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI

2.1. Mục tiêu

Mục tiêu chung

          Tham vấn cộng đồng địa phương để xác định được các sản phẩm chủ yếu của địa phương đáp ứng với thị trường nhằm tạo sinh kế lâu dài bền vững cho người dân và giảm tác động lên tài nguyên rừng.

Mục tiêu cụ thể

  • Phối hợp cùng SRD thiết kế và xây dựng nội dung và bảng hỏi tham vấn tại cộng đồng;
  • Xác định được các sản phẩm tiềm năng của địa phương (cây trồng, cây ăn quả, LSNG, du lịch sinh thái) có khả năng tiếp cận thị trường;
  • Xác định kênh thị trường các sản phẩm chủ yếu của địa phương, gồm đầu vào và đầu ra của sản phẩm;
  • Đánh giá được nhu cầu của thị trường đối với một số sản phẩm chủ yếu của địa phương;
  • Đưa ra các khuyến nghị và đề xuất các cơ hội cho việc phát triển sinh kế bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học.

2.2. Kết quả mong đợi

  • Chuyên gia thúc đẩy các cuộc họp tham vấn cộng đồng giúp cộng đồng nằm trong vùng dự án hiểu rõ được mục tiêu và kết quả của hoạt động nghiên cứu cũng như kết quả mong đợi của dự án;
  • Thúc đẩy trao đổi vào thảo luận của người dân tham gia tham vấn cộng đồng nhằm đặt được mục tiêu của hoạt động 3.5 của dự án;
  • 01 bảng hỏi khảo sát cộng đồng để xác định được các sản phẩm tiềm năng của địa phương (cây trồng, cây ăn quả, LSNG, du lịch sinh thái) có khả năng tiếp cận thị trường;
  • 01 bản thu thập thông tin, số liệu liên quan đến các sản phẩm tiềm năng của địa phương (cây trồng, cây ăn quả, LSNG, du lịch sinh thái) có khả năng tiếp cận thị trường tại hai khu vực tham gia khảo sát;
  • 01 báo cáo tổng hợp kết quả.

3. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

Các hoạt động được thực hiện từ ngày 14/07/2022 đến 10/08/2022, thời gian dự khiến hoàn thành từng hoạt động được thể hiện trong bảng dưới đây:

STT

Các hoạt động thực hiện

Thời gian hoàn thành

Số ngày

1

Tham gia cùng nhóm nghiên cứu xây dựng bảng hỏi khảo sát cộng đồng để đánh giá và lựa chọn sản phẩm tiềm năng của địa phương nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân tại huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái và Mường La tỉnh Sơn La

14/07/2022

1

2

Thúc đẩy trao đổi và thảo luận của người dân tham gia cuộc tham vấn cộng đồng nhằm đặt được mục tiêu của hoạt động 3.5 của dự án

Thu thập thông tin, số liệu liên quan đến sản phẩm tiềm năng của địa phương nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân tại hai khu vực tham gia khảo sát tại huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái và Mường La tỉnh Sơn La.

17/07 – 27/07/2022

11

3

Viết báo cáo tổng hợp các phát hiện tại huyện Mường La, Sơn La

09/08 – 10/08/2022

2

 

Tổng

 

14

4. NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN GIA

Chuyên gia sẽ chịu trách nhiệm các nhiệm vụ cụ thể sau:

  • Trao đổi và xây dựng nội dung và bảng hỏi tham vấn tại cộng đồng để xác định được các sản phẩm tiềm năng của địa phương (cây trồng, cây ăn quả, LSNG, du lịch sinh thái) có khả năng tiếp cận thị trường;
  • Thúc đẩy thảo luận tại các cuộc họp thôn để cộng đồng nắm được nội dụng và mục tiêu của hoạt động;
  • Thực hiện nghiên cứu khảo sát tại hai khu vực tham gia khảo sát tại huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái và Mường La tỉnh Sơn La, chịu trách nhiệm về kết quả và tính chính xác của thông tin thu thập được;
  • Tổng hợp số liệu thu thập thông tin và viết báo cáo tổng hợp;

5. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHUYÊN GIA

  • Chuyên môn và kinh nhiệm về lĩnh vực lâm nghiệp, quản lý tài nguyên, sinh kế và những lĩnh vực liên quan;
  • Có nhiều kinh nghiệm trong việc thúc đẩy các hoạt động với cộng đồng;
  • Có kỹ năng thúc đẩy cuộc họp tại thôn bản;
  • Có kỹ năng phân tích, xử lý dữ liệu và viết báo cáo;
  • Có kỹ năng và phương pháp làm việc với các bên liên quan;
  • Có mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu và các cấp địa phương.

6. HỖ TRỢ TỪ SRD

  • Nhóm cán bộ dự án của SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để thực hiện công việc (bao gồm hỗ trợ từ tổ chức, liên hệ với các bên liên quan, công tác hậu cần,..);
  • Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết;
  • Thanh toán thù lao tư vấn cho chuyên gia.

Các chuyên gia quan tâm xin gửi CV, thư bày tỏ nguyện vọng đến địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. chậm nhất trước ngày 08 tháng 7 năm 2022.

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt