Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tuyển nhóm chuyên gia thực hiện nghiên cứu Hiệp định EVFTA - Cam kết và Thực thi Chương 13

ĐỀ CƯƠNG

Hiệp định EVFTA-Cam kết và Thực Thi Chương 13 về Thương Mại và Phát Triển Bền Vững, Quản trị rừng

 

1        ĐẶT VẤN ĐỀ

Liên minh châu Âu (European Union) và chính phủ Việt Nam đã có những hợp tác sâu rộng và toàn diện thể hiện qua việc ký kết các hiệp định về tự do thương mại (EVFTA), về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA-FLEGT). EVFTA được chính thức ký kết và có hiệu lực vào ngày 1/8/2020 và VPA-FLEGT vào ngày 1/06/2019. Việc ký kết và thực thi hai Hiệp định này là  dấu mốc quan trọng thể hiện quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam và Liên minh châu Âu (Trang, Thao, & Ngoc, 2021) trong hợp tác kinh tế.

FLEGT VPA là Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản. Hiệp định VPA-FLEGT nhằm mục đích tăng cường việc thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản thông qua việc chống buôn bán gỗ khai thác bất hợp pháp bằng cách giám sát chuỗi giá trị gỗ và xác minh tính hợp pháp của các sản phẩm gỗ vào thị trường EU và tăng tính minh bạch của ngành Lâm nghiệp (Nessel & Verhaeghe, 2020). FTA hướng đến tăng cường phát triển thương mại giữa hai bên, thông qua việc  loại bỏ thuế nhập khẩu với hầu hết các mặt hàng của hai bên trong danh mục của Hiệp định, Việt Nam và các nước EU cam kết tạo ra một môi trường mở, thuận lợi cho hoạt động của hai bên (ALS, 2021)

          EU và Việt Nam đều coi trọng, đặt mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và xã hội. Do vậy, bên cạnh mở rộng và đẩy mạnh tự do thương mại giữa hai bên, Hiệp định EVFTA cũng đặc biệt nhấn mạnh đến phát triển bền vững, đảm bảo EVFTA không có tác động xấu mà ngược lại sẽ là nền tảng để thúc đẩy bảo vệ môi trường và cải thiện các vấn đề liên quan đến phúc lợi xã hội cho người lao động. Xuất phát từ định hướng này, chương 13 về Thương Mại và Phát triển Bền Vững (TSD), một trong những chương đáng chú ý nhất, đã được 2 bên xây dựng và đưa vào trong Hiệp định.

          Chương 13 “TSD” gồm 17 Điều, chia thành 5 nhóm nội dung chính, thúc đẩy phát triển bền vững ở những lĩnh vực khác nhau. TSD hướng tới cải thiện môi trường làm việc và tăng cường bảo vệ môi trường ở mức độ cao, thông qua thúc đẩy thực thi hiệu quả luật pháp trong nước cũng như tăng cường năng lực về giải quyết vấn đề môi trường và xã hội liên quan (Yen, Huong, & Huy, 2017). Với ý nghĩa quan trọng của mình, TSD không những có những tác động quan trọng lên EVFTA mà còn lên hiệp định VPA-FLEGT trong thương mại buôn bán gỗ và các sản phẩm gỗ giữa EU và Việt Nam.

          Kể từ Hiệp định bắt đầu có hiệu lực, EU và Việt Nam đã triển khai thực thi các cam kết trong chương TSD nhằm hỗ trợ thực hiện EVFTA và VPA-FLEGT. Mặc dù TSD đã được thực hiện, đến nay các cam kết trong chương TSD đã được thực hiện như đến đâu, các nội dung trong TSD đã được điều chỉnh ra sao để tương thích giữa hệ thống pháp luật Việt Nam với các cam kết đã nêu ra cũng như cần có những cải thiện nào về chính sách, thể chế để đảm bảo TSD được thực thi một cách minh bạch, đầy đủ, và hiệu quả. Quá trình thực hiện EVFTA và VPA/FLEGT với sự tham gia của nhiều bộ ban ngành, các cơ quan từ trung ương đến các địa phương, việc cập nhật thông tin về tiến trình thực hiện là cần thiết để hỗ trợ cho quá trình giam sát thực hiện EVFTA và VPA/FLEGT, mặc dù Bộ NN và PTNT cùng ủy Ban thực thi chung JC đã ban hành khung giám sát thực hiện VPA/FLEGT, việc cập nhật này cũng còn hạn chế do vậy hàng năm Dự án “Thúc đẩy quản trị rừng và thương mại gỗ thông qua thực hiện Hiệp định EVFTA” do EU tài trợ triển khai thực hiện nhiệm vụ Cập nhật tiến trình thực thi EVFTA trên cơ sở các cam kết của hai bên tại Chương 13 Thương mại Phát triển bền vững”

2        MỤC TIÊU

2.1       Mục tiêu chung:

Giám sát tình hình thực hiện các cam kết đã nêu trong TSD đề xuất các giải pháp để đảm bảo việc triển khai TSD được tiến hành đầy đủ nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện của EVFTA và VPA-FLEGT.

2.2       Mục tiêu cụ thể:

Xem xét các cam kết được nêu ra trong TSD và tiến độ thực thi các cam kết này;

Đánh giá các khó khăn, trở ngại trong quá trình thực thi TSD trên ba lĩnh vực chính là:  (i) Cam kết về lao động và môi trường, (ii) Cơ chế thể chế, và (iii) Thủ tục thực thi.

Đề xuất các khuyến nghị về chính sách, giải pháp, cơ chế để tăng cường hiệu quả thực thi của TSD cho 3 nội dung vừa nêu nhằm hướng tới thực hiện hiệu quả EVFTA và VPA-FLEGT.

3           PHƯƠNG PHÁP

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ xem xét STD trong phạm vi ngành Lâm nghiệp Desk review và phỏng vấn sâu các nhà nghiên cứu, cán bộ nhà nước trong các bộ ngành liên quan, cán bộ quản lý trong các tổ chức NGOs và doanh nghiệp gỗ;

Thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp để xác định tiến độ, tính khả thi của việc thực hiện các cam kết tại chương 13 của EVFTA; VPA/FLEGT;

Thu thập thông tin từ ngoại nghiệp thông qua phỏng vấn các hộ, các doanh nghiệp trồng cà phê về thực trạng quyền sử dụng đất nguồn gốc đất trồng cà phê, sự tuân thủ các quy định về kỹ thuật, chính sách;

Ứng dụng phương pháp chuyên gia để tham vấn phương pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và thẩm định kết quả nghiên cứu.

4        NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

4.1       Nội dung thực hiện

TT

Hoạt động

Địa điểm

1

Xây dựng kế hoạch

Hà Nội

2

Tổ chức cuộc họp thông qua đề cương

Hà Nội

3

Thu thập thông tin tài liệu xây dựng báo cáo tổng quan

Hà Nội

4

Xây dựng bảng hỏi

Hà Nội

5

Tổng hợp và phân tích số liệu từ tham vấn từ hiện trường

HCM, Đồng Nai, Quy Nhơn

6

Xây dựng báo cáo

Hà Nội

7

Tổ chức Hội thảo tham vấn, công bố kết quả ban đầu

Hà Nội

8

Tổ chức nghiệm thu kết quả nghiên cứu

Hà Nội

9

Hoàn thiện báo cáo

Hà Nội

10

Tổ chức hội thảo thông báo kết quả cập nhật

Hà Nội

4.2       Kế hoạch thực hiện và nhiệm vụ của nhóm chuyên gia

TT

Hoạt động

T6

T7

T8

Địa điểm

Thời gian hoàn thành

Phụ trách

1

Xây dựng kế hoạch

 

 

 

 

 

 

Hà Nội

20/06/2022

Chuyên gia 1 và  2

2

Tổ chức cuộc họp trao đổi thông qua đề cương

 

 

 

 

 

 

Hà Nội

07/07/2022

Chuyên gia 1 và 2

3

Thu thập thông tin và các số liệu có sẵn, và tổng hợp các số liệu

 

 

 

 

 

 

Hà Nội

08-15/07/2022

Chuyên gia 2

4

Phỏng vấn và thu thập thông tin từ cơ quan liên quan và hiệp hội gỗ

 

 

 

 

 

 

Hà Nội

08-15/07/2022

Chuyên gia 1

5

Xây dựng bảng hỏi

 

 

 

 

 

 

 

15-22/07/2022

Chuyên gia 1 và 2

6

Thu thập thông tin tài liệu  và xử lý số liệu tại HCM, Đồng Nai, Quy Nhơn

 

 

 

 

 

 

Hiện trường

22/07–10/8/ 2022

Chuyên gia 2

7

Viết báo cáo sơ bộ

 

 

 

 

 

 

Hà Nội

5-10/08/2022

Chuyên gia 1 và 2

8

Tổ chức tham vấn

 

 

 

 

 

 

Hà Nội

11/08/2022

Chuyên gia 1 và 2

9

Hoàn thiện báo cáo

 

 

 

 

 

 

Hà Nội

13-20/08/2022

Chuyên gia 1

4.3       Thời gian dự kiến thực hiện

Tổng quan cập nhật thông tin về thực hiện EVFTA Thời gian thực hiện từ tháng 20/06 đến tháng 20/8/2022 

5        KẾT QUẢ MONG ĐỢI

  1. 1. Báo cáo tổng quan tình hình thực hiện
  2. 2. Báo cáo kết quả phỏng vấn
  3. 3. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ

6. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÓM CHUYÊN GIA

  • Chuyên gia có bằng thạc sĩ trở lên, chuyên môn và kinh nghiệm trên 5 năm trong lĩnh vực chuyên môn về lâm nghiệp, quản trị rừng, giới trong lâm nghiệp, môi trường xã, EVFTA, VPA/FLEGT, và lĩnh vực liên quan;
  • Có nhiều kinh nghiệm làm việc với các cơ quản lý nhà nước, doanh nghiệp chế biến gỗ và cộng đồng trồng rừng;
  • Có kỹ năng trình bày và chia sẻ tại các hội thảo và cuộc họp;
  • Có kỹ năng làm việc nhóm và độc lập.
  • Nhóm cán bộ dự án của SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để thực hiện công việc (bao gồm hỗ trợ tổ chức, liện hệ với các bên liên quan, công tác hậu cần, …);
  • Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết;
  • Thanh toán thù lao tư vấn cho chuyên gia;

6        HỖ TRỢ TỪ SRD

 

Các chuyên gia quan tâm xin gửi CV, thư bày tỏ nguyện vọng đến địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. chậm nhất trước ngày 6 tháng 6 năm 2022 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt