Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

GIÁM SÁT QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DÂN -NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI XÃ PHONG MỸ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

GIÁM SÁT QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DÂN -NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI XÃ PHONG MỸ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1          ĐẶT VẤN ĐỀ

        Việt Nam nổi tiếng với hệ sinh thái rừng nhiệt đới có tính đa dạng và độc đáo cao. Nhằm phát huy các giá trị to lớn của rừng đối với sự phát triển tế xã hội và hạnh phúc của người dân, chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đáng kể để bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng.

Tính đến năm 2019, tổng diện tích rừng của Việt Nam đã là 14,609 triệu ha, trong đó rừng sản xuất chiếm nhiều nhất, tương đương với 53,4%; đứng thứ hai là rừng phòng hộ, chiếm 31,8%; cuối cùng là rừng đặc dụng với 14,79 (GSO 2021). Để tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng rừng cũng như góp phần xoa đói giảm nghèo, chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến giao đất giao rừng (GĐGR) cho các nhóm đối tượng quản lý và sử dụng bao gồm cả nhóm thuộc nhà nước và ngoài nhà nước (hộ gia đình, cộng đồng). Năm 2021, tổng diện tích rừng đã giao cho các chủ quản lý là 11,615 triệu ha, chiếm 79,5% tổng diện tích đất có rừng; diện tích rừng chưa giao, tạm thời giao cho UBND xã quản lý là 2,993 triệu ha, chiếm 20,5% tổng diện tích đất có rừng (VNFOREST 2021)

Bên cạnh việc GĐGR cho các nhóm đối tượng, nhà nước cũng đã chủ trương cho phép giao khoán đất-rừng cho người hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý bảo vệ rừng. Theo VNFOREST (2021), tính đến năm 2015, đã có 600.152 ha rừng và đất lâm nghiệp được khoán cho 112.581 hộ gia đình và cá nhân, ước tính tạo việc làm cho trên 300 nghìn lao động địa phương và giai đoạn 2016 đến 2020 diện tích rừng được khoán bảo vệ tăng mạnh, trung bình hàng năm là 6,3 triệu ha.

Quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng là một hướng đi đúng đắn, phù hợp, không chỉ giúp việc quản lý rừng bền vững mà còn góp phần tạo thêm thu nhập cho người dân sống gần rừng, từng bước giúp giảm nghèo. Việc cho phép thực hiện giao đất giao rừng và giao khoán đất-rừng cho thấy nỗ lực rất lớn của chính phủ trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, cũng như những nước đang phát triển khác, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với các vấn đề về mất rừng và suy thoái rừng bởi các nguyên nhân khác nhau như  cháy rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác gỗ trái phép, chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp (Thuy et al. 2012). Theo Köthke et al. (2013) tại các nước đang phát triển, trong những năm gần đây có sự suy giảm đáng kể về diện tích, chất lượng rừng và mất rừng, vấn nạn này vẫn còn tồn tại dai dẳng và nghiêm trọng về cả phạm vi và số lượng. Điều này cho thấy các mô hình giám sát quản lý rừng dựa vào cộng đồng vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể lả cả nguyên nhân thuộc về pháp lý và thực thi. Vì vậy, cần tiếp tục có những nghiên cứu về vai trò của người dân khi tham gia vào giám sát quản lý bảo vệ rừng, từ đó có những phân tích để cải thiện công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền được chọn để tiến hành nghiên cứu. Xã Phong Mỹ nằm ở vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - một khu vực đa dạng sinh học trọng điểm toàn cầu. Xã được giao để  tham gia quản lý và bảo vệ gần 560 ha rừng tự nhiên.

2          MỤC TIÊU

2.1        Mục tiêu chung

Tìm hiểu thực trạng của việc người dân tham gia giám sát bảo vệ rừng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả giám sát đối với các khu rừng được giao khoán cho người dân quản lý.

2.2        Mục tiêu cụ thể

Xem xét thực trạng giám sát của người dân đối với khu vực rừng được Khu bảo tồn thiên nhiên huyện Phong Điền giao quản lý

Phân tích các khó khăn ảnh hưởng đến công tác giám sát quản lý rừng được thực hiện bởi người dân

Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả giám sát quản lý rừng dựa vào người dân.

3           PHƯƠNG PHÁP

Nghiên cứu các thông tin thứ cấp có sẵn như báo cáo giám sát của cộng đồng, báo cáo tổng kết của Ban Quản Lý Khu bảo tồn thiên nhiên huyện Phong Điền, và các tài liệu khác.

Tổ chức ít nhất 2 cuộc thảo luận nhóm với các hộ dân tại xã Phong Mỹ đang được giao khoán đất-rừng để quản lý.

Phỏng vấn sâu một số cán bộ chủ chốt của xã Phòng Mỹ và người dân nòng cốt

4          NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 23/10 đến hết ngày 10/11/2022

TT

Hoạt động

Địa điểm

Số công

Ghi chú

1

Xây dựng kế hoạch thực hiện

Huế

0.5

SRD

2

Xây dựng đề cương nghiên cứu

Huế

0.5

SRD

3

Tổ chức khảo sát thực địa

Phong Mỹ, Huế

2

SRD

4

Viết báo cáo

Huế

1

SRD

 

Tổng

 

4

 

5          KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí: Từ dự án FGMC

Tổng kinh phí: 4 ngày công x 2.500.000 VNĐ/ngày= 10.000.000 VND (Tương đương với 400 Euro)

6          KẾT QUẢ MONG ĐỢI

Một báo cáo phân tích về thực trạng của việc người dân tham gia giám sát bảo vệ rừng và các đề xuất để tăng cường hiệu quả giám sát đối với các khu rừng được giao khoán cho người dân.

7          YÊU CẦU

Tốt nghiệp đại học lâm nghiệp hoặc chuyên ngành tương đương;

Có ít nhất 5 năm làm việc trong lĩnh vực quản lý rừng bền vững, quản lý tài nguyên;

Có khả năng giao tiếp và viết báo cáo tốt.

Các ứng viên quan tâm xin gửi về địa chỉ email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. trước ngày 17 tháng 10 năm 2022

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt