MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

CHUYỆN CỦA ANH TÒNG VĂN CƯỜNG

Dự án: Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp cho các cộng đồng nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu, tỉnh Sơn La. 

Mục tiêu tổng thể: An ninh lương thực cho các nhóm dân tộc thiểu số ở vùng cao ở tỉnh Sơn La sẽ được đảm bảo. 

Các nhà tài trợ: Bánh mì cho Thế giới và Manos Unidas. 

Tôi đã học được rất nhiều điều từ dự án. Nhờ các buổi tập huấn, hiện nay tôi có thể trồng lúa bằng cách sử dụng ít phân bón hơn, điều đó có thể giúp tôi tăng thu nhập của mình. Bên cạnh đó, tôi nhận ra tác dụng của việc trồng lúa đối với thay đổi khí hậu”. 

Tỉnh Sơn La có một tỷ lệ đáng kể các cộng đồng nghèo phụ thuộc vào nông nghiệp - lĩnh vực liên tục bị đe dọa bởi các tác động của biến đổi khí hậu. Mặc dù các điều kiện hiện tại đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhưng chúng sẽ trở nên tồi tệ hơn do mức tăng nhiệt độ trung bình của Việt Nam khoảng 1-2 độ và sóng nhiệt tăng 180%. Từ các sự kiện thời tiết cực đoan và khó đoán trước hiện nay, anh Cường- một thành viên tham gia dự án của SRD đã trải nghiệm những tác động giữa biến đổi khí hậu và công việc sản xuất lúa gạo. 
Việc sản xuất lúa gạo của anh Cường đã liên tục bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng những ngày nắng và giảm lượng mưa. Trong khi trước đây anh có thể dự đoán thời tiết theo mùa nhưng hiện nay anh thấy rằng các kiểu khí hậu đang thay đổi một cách nhanh chóng. Bên canh những tác động của biến đổi khí hậu, anh Cường cũng đang vật lộn tìm kiếm phương pháp canh tác lúa phù hợp và có hiệu quả. Trong khi sử dụng các phương pháp truyền thống, nhiều loại cây trồng của anh đã bị bệnh và anh cũng phải dành thu nhập của mình để mua thuốc trừ sâu.

Tuy nhiên, vào năm 2017, anh đã quyết định tham gia vào mô hình canh tác lúa thông minh với Khí hậu (CSR), của Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD). Mô hình thuộc dự án bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp cho các cộng đồng nghèo để ứng phó với biến đổi khí hậu. CSR đã được giới thiệu rộng rãi thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp, chương trình Nông nghiệp và An ninh Thực phẩm Biến đổi Khí hậu và nhiều tổ chức phi Chính phủ khác. Đây là cách làm đã cải thiện khả năng phục hồi của nông nghiệp chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu nhằm hỗ trợ phát triển và an ninh lương thực. Các khóa đào tạo của SRD tập trung vào việc chia sẻ các phương pháp CSR này để giúp người nông dân giảm thiểu sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và việc sử dụng hạt giống và nước không hiệu quả, đồng thời ứng phó với biến đổi khí hậu và cải thiện năng suất và chất lượng lúa.

“Tôi đã tham gia vào các hoạt động của dự án từ năm 2017 và tôi thực sự quan tâm đến dự án vì nó mang lại cho tôi nhiều lợi ích. Thứ nhất, dự án cung cấp cho tôi nhiều kỹ thuật trồng lúa giúp tôi canh tác hiệu quả hơn. Thứ hai, dự án giúp tăng năng suất lúa nhờ việc trồng lúa phù hợp. Thứ ba, dự án làm tăng thu nhập giúp gia đình tôi và tôi có một cuộc sống ổn định hơn.

Từ việc tham gia này, anh Cường rõ ràng đã có thể giải quyết được nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc canh tác của mình đồng thời với mức thu nhập tăng thêm, anh có thể hỗ trợ nhiều hơn cho gia đình mình. Anh cũng đã thực hiện các phương pháp nông nghiệp không chỉ thích ứng với biến đổi khí hậu mà còn giảm thiểu nó.

“Tôi đã nhận ra tác động của việc trồng lúa đối với biến đổi khí hậu. Đó là lý do tại sao tôi đã cố gắng giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu trên ruộng lúa. Tôi thấy mình là một nhân tố có thể góp phần giảm phát thải, không làm cho khí hậu trở nên tồi tệ hơn. Điều đó góp phần bảo vệ môi trường, và tôi thực sự tự hào về điều đó”. 

Khả năng phục hồi từ biến đổi khí hậu là cần thiết cho phát triển nông thôn bền vững và sản xuất nông nghiệp. Anh Cường đã có thể vận dụng sự đổi mới trong mô hình canh tác lúa thông minh với khí hậu CSR để nâng cao các kỹ năng của mình, hỗ trợ thêm cho gia đình đồng thời bảo vệ môi trường. Anh hy vọng rằng dự án của SRD,sẽ tiếp tục phát triển để những người dân địa phương khác có thể nâng cao kiến ​​thức thông qua các khóa đào tạo và cuối cùng là cải thiện sinh kế của chính họ.   

1aa

Anh Cường đứng trước cánh đồng lúa của mình. Anh chia sẻ về những khó khăn gặp phải do tác động của biến đổi khí hậu và phương pháp trồng lúa của mình

1bb

                                                                              Hình ảnh ấn tượng về cánh đồng lúa của anh Cường

1cc

                                   Sự thay đổi nhanh chóng của các kiểu khí hậu đang có tác động đáng kể đến sản xuất lúa gạo

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt