MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Xây dựng năng lực thích ứng nhờ áp dụng hệ thống giống lúa địa phương

Dự án "Củng cố và phát triển hệ thống giống lúa của nông dân tỉnh Bắc Kạn" do SRD triển khai vừa mới kết thúc. Dự án được triển khai trong ba năm từ 2008-2011 tại 8 huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn với mục đích nâng cao năng lực cho người nông dân trong hoạt động sản xuất giống lúa bền vững và tăng cường vận động chính sách với các cấp chính quyền địa phương nhằm ghi nhận vai trò của người nông dân trong hoạt động sản xuất giống lúa.

Trong ba năm triển khai, dự án đã tiến hành 42 lớp học đồng ruộng, trong đó các nhóm nông dân được tập huấn các kỹ thuật liên quan đến nguồn gen cây trồng (PGR) và Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI). Nông dân đã có cơ hội tham gia các lớp tập huấn dành cho giảng viên nguồn (TOT) và các hội thảo nâng cao năng lực bao gồm các kỹ năng lập kế hoạch, quản lý và xây dựng kế hoạch kinh doanh nhỏ. Nông dân cũng tham gia chia sẻ kinh nghiệm qua các hoạt động tham quan hội thảo ở các cấp khác nhau. Các đối tượng hưởng lợi trực tiếp của dự án chia sẻ các kiến thức đã thu được với nông dân ở các thôn khác. Nhờ có dự án, người nông dân giờ đây đã tự tin hơn và được trao quyền để nói lên những suy nghĩ của mình.

 FFSBacKan

Lớp học đồng ruộng tại tỉnh Bạch Thông, Bắc Kan

Trong Báo cáo đánh giá cuối kỳ, các chuyên gia độc lập đánh giá cao các kết quả quan trọng mà dự án đã đạt được. Năng suất lúa tăng 20-30% và thu nhập hộ gia đình tăng 15-25% giúp cải thiện đáng kể sinh kế cho người dân vùng dự án. Nhờ áp dụng các kỹ thuật PGR và SRI, nông dân đã giảm được 50% lượng thuốc trừ sâu, giúp cải thiện điều kiện môi trường và tình trạng sức khỏe cho người dân. Các lớp học đồng ruộng giúp bảo tồn và nhân rộng 43 giống lúa địa phương cho mục đích nghiên cứu. Hai giống lúa đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn cấp giấy chứng nhận.

Dự án đã thành lập một nhóm bao gồm 18 nông hộ cùng phối hợp với nhau để bảo tồn và phát triển hơn nữa giống lúa địa phương và nâng cao năng lực vận động chính sách cho nông dân. Sau hai năm được sự hỗ trợ của dự án, các nông hộ đã tự túc được giống lúa và hiện còn sản xuất giống lúa để cung cấp cho các công ty tư nhân trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, nhóm đã cung cấp 15 tấn giống lúa và thu nhập của các hộ đã tăng 40-50% sau 3 năm triển khai dự án.

Ngoài ra, dự án đã xây dựng được một mô hình hiệu quả giúp nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho người dân địa phương. Chị Đới Khánh Hà, cán bộ phụ trách dự án cho biết đây là một mô hình tốt có thể nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh. "Nhờ bảo tồn được nguồn lúa giống, người nông dân có thể thích ứng một cách linh hoạt với những thay đổi của thời tiết. Họ đã lựa chọn được các giống lúa tiềm năng có khả năng chống chịu, thích ứng cao với điều kiện thời tiết và dịch bênh". Những kỹ thuật canh tác này cũng cho phép nông dân hạn chế tối đa việc sử dụng nước, ứng phó một cách hiệu quả hơn với hạn hán và giảm phát thải khí CH4 nhờ cắt giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu.

-SRD-

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt