MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Cộng đồng địa phương tự chủ về sơ cấp cứu và sức khỏe bà mẹ

Trong tuần từ 8-12 tháng 11 vừa qua, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững đã có chuyến đi thăm thực địa tại địa bàn dự án tại thôn Chiềng Chung và Chiềng Khoang của thị trấn Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Đây là hai địa bàn thuộc dự án Hỗ trợ người dân tộc Thái thích ứng với quá trình đô thị hóa tại khu vực ven đô. Chuyến đi nhằm mục đích tham vấn cộng đồng và các đơn vị y tế ở địa phương về các kiến thức sơ cấp cứu và sức khỏe bà mẹ trước khi soạn thảo sổ tay hướng dẫn về các chủ đề nói trên.

 tap huan so cuu va sk ba me Dien Bien

Chị em phụ nữ tham gia tập huấn về kỹ thuật sơ cấp cứu và sức khỏe bà mẹ

Các cuộc tham vấn thực hiện tại cồng đồng chủ yếu nhằm mục đích nâng cao kiến thức sơ cấp cứu và sức khỏe bà mẹ cho người dân, đồng thời giúp họ nhận ra tầm quan trọng của những chủ đề này. Kết quả cho thấy người dân rất quan tâm và hào hứng với các kiến thức sơ cấp cứu như sơ cứu tai nạn giao thông, bỏng, chết đuối, chảy máu và những vấn đề sức khỏe khi giao mùa. Trong khi đó, buổi tham vấn về sức khỏe bà mẹ cho thấy người dân rất quan tâm tìm hiểu những hướng dẫn về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, hướng dẫn tham khảo về sức khỏe và y tế với các chuyên gia, chăm sóc trẻ sơ sinh và chăm sóc sức khỏe bà mẹ hậu sản. Những thông tin này đã được các chuyên gia y tế của huyện giảng giải và chỉ dẫn cụ thể cho người dân. Trước đó, họ cũng đã tích cực tình nguyện đóng góp ý kiến cho bản thảo của cuốn sổ tay.

Sau các buổi tham vấn, một khóa tập huấn về kĩ năng hồi sức tim-phổi và kĩ năng sơ cấp cứu đã được triển khai với sự tham gia của 25 người dân từ thôn Chiềng Khoang và Chiềng Chung. Buổi tập huấn đã nêu lên được tầm quan trọng của các phương pháp truyền thống và những lợi ích của việc sử dụng các phương pháp sơ cứu đã được kiểm chứng, đồng thời chỉ dẫn cho người dân kĩ thuật hồi sức tim-phổi, cầm máu, gãy chân/tay, đột quỵ và tầm quan trọng của các biện pháp phòng tránh. Buổi tập huấn cũng tập trung thảo luận cách chuẩn bị các thiết bị sơ cấp cứu và cách sơ cấp cứu dựa trên những vật dụng sẵn có. Các học viên tỏ ra rất nhanh nhẹn và háo hức tập luyện các kĩ năng học được qua buổi tập huấn, đồng thời cũng chủ động đặt câu hỏi và thảo luận về những biện pháp truyền thống trước đây cũng như so sánh chúng với các kĩ năng mới được học.

Buổi tham vấn ở các thôn đã thu hút được sự tham gia và quan tâm nhiệt tình của người dân địa phương. Họ là những người rất cởi mở và ham học hỏi những kiến thức mới, cụ thể là kĩ năng sơ cấp cứu, các vấn đề về sức khỏe bà mẹ cũng như những vấn đề khác mà họ muốn nâng cao kiến thức. Sự tham gia nhiệt tình của người dân địa phương là sự đảm bảo quyền làm chủ của họ đối với dự án, đồng thời là yếu tố then chốt giúp nâng cao chất lượng của các kết quả của dự án. Các hoạt động kể trên thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa tổ chức SRD với các cộng đồng ở cấp cơ sở, điều này giúp tạo cơ sở vững chắc và bền vững cho sự phát triển của các chương trình cũng như  duy trì những tác động và lợi ích của dự án ngay cả sau khi dự án đã kết thúc. 

-SRD-

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt