Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Theo kết quả thống kê của tổng cục Hải quan và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT), trong giai đoạn 05 năm trở lại đây ngành chế biến và xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam có sự phát triển vượt bậc từ chỗ hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,5 tỷ Đô La Mỹ năm 2000, hàng năm xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng liên tục hai con số, nay đồ gỗ của Việt nam đã có mặt ở gần 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện Việt Nam là một trong nhưng trung tâm của thương mại gỗ và lâm sản toàn cầu, Việt Nam đã nhập khẩu gỗ từ 100 quốc gia và cũng là nơi xuất khẩu các sản phẩm gỗ lớn thứ tư thế giới. Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã tăng hai con số và đến năm 2020 và đã đạt đến kim ngạch xuất khẩu hàng năm 12,5 tỷ Đô La Mỹ, dự kiến năm 2021 con số này lên đến 15 tỷ Đô La Mỹ. Trong đó, việc xuất khẩu gỗ cho Liên minh Châu Âu (EU) vẫn ổn định trong những năm gần đây hàng năm giao động trên dưới 1 tỷ Đô La Mỹ. Trái ngược với sự biến động về thị trường của các mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam (như gạo, cà phê và cao su) trong những năm qua thì sự ổn định của thị trường gỗ quốc tế đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành công nghiệp này với nền kinh tế của Việt Nam cũng như tầm quan trọng của thị trường Châu Âu và hiểu rõ được vì sao việc bảo vệ danh tiếng của ngành là rất quan trọng với Chính phủ.

Tại Việt Nam, độ che phủ của rừng đang tăng lên và đạt đến tỷ lệ 42%, nhưng chất lượng rừng thì lại giảm vì mất rừng và suy thoái rừng. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mất rừng là do (i) chuyển đổi đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp, bao gồm cả đất trồng cây lâu năm giá trị cao; (ii) chuyển đổi đất lâm nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là để xây dựng các nhà máy thủy điện; (iii) khai thác gỗ không hợp pháp; và iv) cháy rừng. Ngoài nguyên nhân trực tiếp như đã nêu, cũng còn có các nguyên nhân gián tiếp. Theo một số nghiên cứu thì một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng là năng lực quản lý nhà nước còn hạn chế. Điều này cho thấy sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản lý và giám sát việc trồng và khai thác rừng. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) và nhiều doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) sẽ tạo cơ hội để tự do hoá thương mại các sản phẩm gỗ, giảm thuế của nhiều mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ từ đó tạo lợi thế cạnh tranh do có cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu của nền công nghiệp gỗ, tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động trong nước, tăng cường phúc lợi xã hội cho người lao động. Bên cạnh những lợi ích mà Hiệp định EVFTA mang lại thì cũng sẽ có thể có các rủi ro không mong muốn nếu không được theo dõi và giám sát một cách chặt chẽ. Sự phát triển của thương mại gỗ song phương đòi hỏi phải có sự giám sát độc lập trong khuôn khổ chương Thương mại và phát triển bền vững (TSD) của Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Điều này yêu cầu phải có sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội (TCXH).

Quản trị rừng là một tiến trình mang tính xã hội cao đòi hỏi trách nhiệm và sự tham gia không chỉ của chính quyền mà còn của nhiều bên ở các cấp khác nhau, đặt biệt là của người dân sống phụ thuộc vào rừng đóng vai trò rất quan trọng giúp ngành lâm nghiệp bảo vệ và phát triển phát triển bền vững. Vấn đề lớn hiện nay là truyền thống của cộng đồng trong sử dụng và sở hữu rừng chưa được thể chế hóa, mặc dù ở nhiều nơi họ vẫn xem mình như chủ rừng, chủ đất qua nhiều đời dẫn đến nhiều tranh cãi và mâu thuẫn tiềm tàng. Thêm vào đó, chia sẻ lợi ích từ rừng của các công ty, đơn vị có giấy phép quản lý sử dụng rừng với người dân sinh sống ở địa phương vẫn mang nặng tính xin-cho chứ chưa minh bạch, công bằng trên cả văn bản pháp luật cũng như trên thực tế, dẫn đến bức xúc, không bằng lòng. Việc loại bỏ người dân hay cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng ra khỏi các bên liên quan trong quản trị rừng tạo ra tình trạng bất ổn xã hội trong ngắn hạn và không bền vững về lâu dài. ó sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội (TCXH).

Để tìm hiểu chi tiết Báo cáo, vui lòng truy cập tại ĐÂY

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt