ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ ĐẦU KỲ
Dự án: "Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu và tạo thu nhập bền vững cho các cộng đồng dễ bị tổn thương sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn (VM077)" được tài trợ bởi BfdW
1. Giới thiệu:
Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu và tạo thu nhập bền vững cho các cộng đồng dễ bị tổn thương sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn (VM077)” được Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững (SRD) thực hiện trên địa bàn Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Ban quản lý rừng phòng hộ Đất Mũi, Ban Quản lý phòng hộ Tam Giang với mục tiêu Nâng cao khả chống chịu với khí hậu địa phương và cải thiện hệ sinh thái rừng ngập mặn để đảm bảo sinh kế và hòa nhập xã hội cho cộng đồng dễ bị tổn thương ở tỉnh Cà Mau nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung từ năm 2024 - 2026. Mục tiêu của dự án sẽ đạt được thông qua 3 kết quả sau:
Kết quả 1: Tăng cường trữ lượng các bon và bảo vệ rừng ngập mặn thông qua quản lý rừng dựa vào người dân và cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Kết quả 2: Cải thiện sinh kế của các nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương sống phụ thuộc rừng ngập mặn thông qua thực hiện sinh kế chống chịu với biến đổi khí hậu, nuôi tôm rừng được chứng nhận sinh thái.
Kết quả 3: Tăng cường sự hợp tác và hỗ trợ tốt hơn giữa nhà nước, doanh nghiệp và nông dân.
Hoạt động đánh giá đầu kỳ nhằm xác định hiện trạng ban đầu của dự án, cung cấp cơ sở dữ liệu nền tảng cho hệ thống Giám sát và Đánh giá (M&E), xây dựng các giải pháp và kế hoạch cụ thể để thực hiện dự án hiệu quả.
Để thực hiện hoạt động này, Trung tâm SRD cần tuyển 01 NHÓM CHUYÊN GIA ĐỘC LẬP (TỐI ĐA 4 THÀNH VIÊN) thực hiện đánh giá đầu kỳ của dự án với thông tin cụ thể như sau:
2. Mục tiêu của đánh giá:
Việc đánh giá phải đáp ứng các mục tiêu sau:
Thực hiện được đánh giá rủi ro khí hậu, phát triển kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào nhân dân, xác định hiện trạng ban đầu của dự án về hiện trạng rừng ngập mặn, tình hình kinh tế xã hội, và các yếu tố, vấn đề trong phạm vi hoạt động dự án tại khu vực dự án.
Cung cấp được cơ sở dữ liệu nền tảng cho hệ thống Giám sát và Đánh giá (M&E), thu thập và phân tích dữ liệu ban đầu để thiết lập các chỉ số cơ sở (baseline) cho việc giám sát và đánh giá tiến độ dự án trên cơ sở mục tiêu và các chỉ số của dự án, cung cấp dữ liệu đầu vào để đánh giá tiến độ, tác động, hiệu quả của dự án trong suốt thời gian thực hiện.
Đưa ra các khuyến nghị để phát triển chiến lược, kế hoạch triển khai, xây dựng các biện pháp, hoạt động cụ thể để thực hiện dự án nhằm tăng cường khả năng chống chịu khí hậu và tạo thu nhập bền vững cho cộng đồng dựa trên kết quả đánh giá và mục tiêu đã đề ra.
3. Các nội dung chính của đánh giá:
Các nội dung chính cần được giải quyết trong đánh giá về:
Nội dung |
Kết quả và hoạt động dự kiến |
Đánh giá Rủi ro khí hậu (CRA) |
- Kết quả:
- Hoạt động dự kiến:
|
Phát triển Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào nhân dân (CCRAP) |
- Kết quả: Phát triển được một kế hoạch hành động cụ thể để giảm thiểu rủi ro khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu, dựa vào sự tham gia của cộng đồng địa phương. - Hoạt động dự kiến:
|
Đánh giá trữ lượng rừng ngập mặn và hiện trạng quản lý rừng |
- Kết quả: Đánh giá được trữ lượng rừng ngập mặn và hiện trạng quản lý rừng để cung cấp dữ liệu cơ sở cho hệ thống Giám sát và đánh giá dự án (M&E). - Hoạt động dự kiến:
|
Đánh giá khả năng giảm phát thải các mô hình sinh kế tiềm năng |
- Kết quả: Tính toán định lượng được tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính của các giải pháp nâng cao khả năng chống chịu BĐKH tại vùng dự án. - Hoạt động dự kiến:
|
Cung cấp cơ sở dữ liệu nền tảng cho hệ thống Giám sát và Đánh giá (M&E) |
- Kết quả: Thu thập và phân tích dữ liệu ban đầu để thiết lập các chỉ số cơ sở (baseline) cho việc giám sát và đánh giá tiến độ, hiệu quả của dự án trong suốt thời gian thực hiện. - Hoạt động dự kiến:
|
4. Phương pháp, cách tiếp cận:
4.1 Phương pháp
Các chuyên gia sẽ đề xuất và gửi các phương pháp đánh giá trong đề xuất kỹ thuật và kế hoạch đánh giá trước khi bắt đầu công việc.
Các phương pháp đánh giá cần đa dạng và được sử dụng linh hoạt.
Trước khi đánh giá tại hiện trường, chuyên gia sẽ tham khảo các tài liệu của dự án , hướng dẫn của BfdW về đánh giá, đề xuất các phương pháp đánh giá, chuẩn bị hướng dẫn phỏng vấn, chi tiết các công cụ đánh giá định tính, định lượng và thảo luận với quản lý, cán bộ dự án SRD, đối tác địa phương về quá trình triển khai thu thập thông tin tại hiện trường.
4.2 Cách tiếp cận
Việc đánh giá nên sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để thu thập dữ liệu từ một mẫu đại diện. Các chuyên gia tư vấn sẽ đề xuất quy mô mẫu (dựa trên những người thụ hưởng của dự án), phương pháp luận và công cụ đánh giá cần phù hợp nhất với mục tiêu đánh giá đầu kỳ và bối cảnh địa phương. Các công cụ đánh giá phải được phát triển đầy đủ và hoàn thiện với sự hợp tác của đội ngũ quản lý dự án (SRD và các đối tác).
Các chuyên gia xây dựng kế hoạch thu thập thông tin đánh giá cần có sự tham gia của các bên liên quan hưởng lợi dự án, cán bộ dự án (SRD và đối tác địa phương).
Phương pháp hỗn hợp định lượng và định tính nên được sử dụng, có thể bao gồm những phương pháp sau đây:
Đánh giá tài liệu thứ cấp, tổng quan tài liệu.
Cách tiếp cận đa bên: đánh giá có sự thu hút cán bộ đối tác, các bên liên quan chính trong việc thiết kế, thực hiện và viết báo cáo đánh giá.
Nghiên cứu nông dân, đánh giá có sự tham gia nhấn mạnh vào đánh giá từ các nhóm mục tiêu và các kỹ thuật đánh giá định tính đa bên.
Phương pháp chuyên gia.
Điều tra khảo sát thực chứng.
Thực nghiệm khoa học.
Mô hình hóa.
5. Sản phẩm mong đợi:
- Báo cáo Đánh giá đầu vào dự án bao gồm tối thiểu các nội dung dưới đây:
Đánh giá rủi ro khí hậu (CRA), phân tích chi tiết các rủi ro khí hậu hiện tại và tiềm năng đối với rừng ngập mặn và cộng đồng. Xác định các khu vực dễ bị tổn thương và mức độ rủi ro khí hậu. Các biện pháp giảm thiểu và ứng phó với rủi ro khí hậu.
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào nhân dân (CCRAP). Chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro khí hậu và nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng. Cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan, bao gồm cộng đồng, chính quyền và các tổ chức xã hội.
Đánh giá về trữ lượng, hiện trạng quản lý rừng ngập mặn, sinh kế phục thuộc rừng ngập mặn và các vấn đề liên quan.
Đánh giá tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính của mô hình sinh kế tại khu vực dự án, đề xuất các giải pháp, mô hình khả thi cho địa phương.
Bộ dữ liệu chi tiết về các giá trị chỉ số ban đầu để theo dõi, đánh giá tiến độ và hiệu quả dự án.
Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của dự án và cộng đồng.
Đề xuất các khuyến nghị phù hợp từ các kết quả đánh giá.
- Chỉ số cơ sở: Danh sách các chỉ số cơ sở và giá trị ban đầu của chúng.
- Cơ sở dữ liệu nền tảng: Hệ thống dữ liệu nền tảng đầy đủ và chi tiết, hỗ trợ việc giám sát và đánh giá tiến độ và hiệu quả của dự án trong suốt thời gian thực hiện.
- Công cụ và quy trình cần thiết cho việc giám sát và đánh giá, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của hệ thống M&E.
6. Quy trình đánh giá và khung thời gian:
Việc đánh giá dự kiến sẽ được thực hiện bởi một Nhóm chuyên gia và các cán bộ hỗ trợ. Nhóm chuyên gia sẽ thực hiện công việc trong tháng 7 - 10/2024. Nhóm cán bộ SRD và đối tác dự án sẽ tham gia hoạt động đánh giá với tư cách thúc đẩy, hỗ trợ.
Nhóm chuyên gia sẽ tiến hành các công việc chính, với các hoạt động như sau:
Stt |
Hoạt động |
Thời hạn hoàn thành |
|
Nhóm chuyên gia nộp đề xuất tham gia cho SRD bao gồm: + Chuyên gia/ tư vấn đáp ứng như thế nào với các tiêu chí lựa chọn theo yêu cầu đăng tuyển; + Đề xuất kế hoạch và phương pháp đánh giá được sử dụng; + Lịch trình/kế hoạch làm việc về thu thập thông tin và hoàn thiện báo cáo; + Đề xuất tài chính nêu chi tiết về định mức ngày công, số ngày công cho từng chuyên gia; + CV/lý lịch khoa học của các ứng viên trong nhóm đánh giá; |
30/08/2024 |
|
Xem xét các tài liệu liên quan đến dự án, xây dựng đề cương nội dung và phương pháp đánh giá cụ thể, kế hoạch thu thập thông tin thực địa, đề cương báo cáo đánh giá, khung báo cáo đánh giá |
15/09/2024 |
|
Thu thập thông tin tại thực địa (các cuộc họp, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, phỏng vấn bảng hỏi….) |
10/10/2024 |
|
Xử lý và phân tích dữ liệu |
15/10/2024 |
|
Hoàn thành dự thảo báo cáo và gửi cho SRD góp ý |
20/10/2024 |
|
Lấy ý kiến của các bên liên quan |
30/10/2024 |
|
Bổ sung, hoàn thiện báo cáo cuối cùng và báo cáo tóm tắt sau góp ý, bổ sung từ các bên liên quan và ý kiến của SRD |
30/10/2024 |
7. Sản phẩm mong đợi:
Dự thảo báo cáo đánh giá phải được gửi đến SRD trước hội thảo tổng kết dự án. Báo cáo cuối cùng và báo cáo tóm tắt những kết quả, phát hiện và khuyến nghị sẽ được chuyên gia hoàn thiện và gửi SRD trước 30/10/2024.
Các chuyên gia đánh giá phải đề xuất lịch trình cho các hoạt động, đặc biệt là các chuyến đánh giá tại thực địa, để SRD và các đối tác địa phương có thể sắp xếp các công việc tổ chức và hậu cần.
- Báo cáo đầy đủ sẽ dự kiến khoảng 60 trang (không bao gồm phụ lục).
- Báo cáo tóm tắt dự kiến khoảng 20 trang.
- Các báo cáo phải được gửi ở định dạng Word, cỡ chữ 12, trong phông chữ Times New Roman, dãn dòng, dãn đoạn phù hợp.
- Cấu trúc báo cáo do nhóm chuyên gia chịu trách nhiệm xây dựng và hoàn thành.
8. Yêu cầu chuyên môn chính của các chuyên gia:
8.2 Đối với chuyên gia trưởng nhóm đánh giá
- Trình độ Thạc sĩ có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoặc trình độ Tiến sĩ với 8 năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá dự án bằng phương pháp có sự tham gia và các phương pháp khác;
- Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực biến đổi khí hậu, lâm nghiệp, sinh kế bền vững, nông nghiệp, quản lý tài nguyên và lĩnh vực liên quan phù hợp khác;
- Đã có kinh nghiệm thực hiện đánh giá, khảo sát có liên quan cho các tổ chức NGOs trong nước và Quốc tế, hoặc các chương trình lớn của nhà nước;
- Kinh nghiệm và kiến thức về bình đẳng giới và nâng cao năng lực cho phụ nữ;
- Kỹ năng lãnh đạo, lập kế hoạch, quản lý thời gian/nhân sự; xử lý và phân tích dữ liệu; kỹ năng giao tiếp, thúc đẩy và hướng dẫn, làm việc với cộng đồng;
- Kỹ năng tiếng Anh tốt, thành thạo viết và trình bày báo cáo bằng tiếng Anh;
- Sử dụng thành thạo các công cụ thu thập, xử lý số liệu;
- Ưu tiên những chuyên gia đã tham gia các nghiên cứu và đánh giá cho các dự án/chương trình tương tự trước đây.
8.3 Đối với chuyên gia thành viên
- Trình độ cử nhân trở lên, có ít nhất 03 năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá dự án bằng phương pháp có sự tham gia và các phương pháp liên quan khác;
- Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong các lĩnh vực sau: Biến đổi khí hậu, Lâm sinh, lâm học, nông nghiệp, quản lý tài nguyên rừng, quản lý tài nguyên thiên nhiên,… các ngành khác có liên quan;
- Kinh nghiệm và kiến thức về bình đẳng giới và nâng cao năng lực cho phụ nữ;
- Kinh nghiệm làm việc và kiến thức về phát triển cộng đồng;
- Kỹ năng thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích dữ liệu; kỹ năng giao tiếp;
- Kỹ năng nói và viết cả tiếng Anh và tiếng Việt tốt;
- Sử dụng tốt các công cụ xử lý số liệu;
- Ưu tiên những chuyên gia đã tham gia các nghiên cứu và đánh giá cho các dự án/chương trình tương tự trước đây.
9. Ngân sách:
Thù lao cho chuyên gia:
Thù lao cho điều phối viên sẽ được thanh toán theo số ngày công đã xác định trong đề xuất và hợp đồng tư vấn sau khi kết thúc hoạt động, chuyên gia cung cấp đầy đủ các báo cáo, chứng từ theo yêu cầu của SRD. Tổng thù lao cho các chuyên gia theo ngày công làm việc thực tế không quá 400.000.000 đồng (Bốn trăm triệu đồng). Trong đó, định mức thù lao chuyên gia theo chuyên môn, kinh nghiệm như sau:
- 3.600.000 - 4.500.000 đồng/người/ngày: Chuyên gia có bằng tiến sĩ hoặc giảng viên cao cấp và có > 15 năm kinh nghiệm toàn thời gian trong lĩnh vực phù hợp. Công việc thực hiện phức tạp liên quan đến kỹ thuật, nghiên cứu, phân tích, cố vấn và/hoặc phải viết báo cáo bằng tiếng Anh.
- 2.500.000 - 3.500.000 đồng/người/ngày: Chuyên gia có bằng thạc sĩ trở lên và có > 10 năm kinh nghiệm toàn thời gian trong lĩnh vực phù hợp. Công việc thực hiện phức tạp liên quan đến kỹ thuật, nghiên cứu, phân tích, cố vấn và/hoặc phải viết báo cáo bằng tiếng Anh.
- 1.800.000 – dưới 2.500.000 đồng/người/ ngày: Chuyên gia có chuyên môn phù hợp, có bằng Thạc sĩ trở lên, với kinh nghiệm làm việc từ 5 năm trở lên.
- 1.000.000 – 1.800.000 đồng/người/ ngày: Chuyên gia có chuyên môn phù hợp, có bằng đại học trở lên/Có kinh nghiệm làm việc từ 3 năm trở lên.
Định mức thù lao đã bao gồm thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế, phí phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước. SRD sẽ thanh toán thù lao cho chuyên gia sau khi trích và đóng thuế TNCN, phí.
Các chi phí khác:
Các chi phí ăn, ở, đi lại trong quá trình thu thập thông tin tại thực địa, đi công tác cho chuyên gia sẽ do dự án chi trả theo quy định của Trung tâm SRD.
10. Hồ sơ, thời gian và phương thúc gửi đề xuất
Hồ sơ đề xuất:
Tất cả các ứng viên cần chuẩn bị và nộp hồ sơ ứng tuyển trong đó nêu rõ:
+ Chuyên gia/ tư vấn đáp ứng như thế nào với các tiêu chí lựa chọn theo yêu cầu đăng tuyển;
+ Đề xuất kế hoạch và phương pháp đánh giá được sử dụng;
+ Lịch trình/kế hoạch làm việc về thu thập thông tin và hoàn thiện báo cáo;
+ Đề xuất tài chính nêu chi tiết về định mức ngày công, số ngày công cho từng chuyên gia;
+ CV/lý lịch khoa học của các ứng viên trong nhóm đánh giá.
Thời gian gửi đề xuất:
Trước 23h00 ngày 30/08/2024 (tính theo thời gian gửi email và dấu bưu điện).
Phương thức gửi đề xuất:
- Gửi online đến:
Mr. Nguyễn Văn Ngọc Hiên – Cán bộ dự án, theo địa chỉ email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. và Mrs. Lê Hồng Liên – Quản lý dự án, theo địa chỉ email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. .
Đại diện nhóm chuyên gia ứng tuyển vui lòng gửi “Đề xuất tham gia” trên cùng một email.
- Gửi bản cứng đến:
Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) – số 31, Ngõ 19, đường Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Đại diện nhóm chuyên gia ứng tuyển vui lòng gửi “Đề xuất tham gia” trên cùng một túi hồ sơ/bưu kiện.
Trung tâm SRD sẽ thông báo đến nhóm chuyên gia trúng tuyển trong thời gian 15 ngày kể từ khi hết hạn đăng tuyển.
Trung tâm sẽ không trả lại các hồ sơ không trúng tuyển.