MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG HỘ GIA ĐÌNH TRỒNG RỪNG VÀ DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ QUY MÔ NHỎ Ở HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

        Vừa qua Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) đã phối hợp với các bên liên quan triển khai hoạt động khảo sát hiện trạng ban đầu về hộ gia đình trồng rừng và doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ/siêu nhỏ nhằm giám sát tác động của VPA/FLEGT ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là địa bàn thứ tư được lựa chọn khảo sát trong năm 2018 cùng với huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ), huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An), và huyện Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam) với sự hỗ trợ của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO).

 

       Bình Định là một trong bốn trung tâm chế biến gỗ của Việt Nam, chỉ sau Bình Dương, Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh. Năm 2017, Bình Định xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 373 triệu USD đến hơn 80 quốc gia. Ngành chế biến gỗ chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định. Thị trường xuất khẩu gồm: Châu Âu (70%), Mỹ (10%), Châu Đại Dương (10%), Châu Á (10%). Bình Định có 150 doanh nghiệp với 25.000 lao động. Bình Định có khoảng 110.000 ha rừng trồng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của nguyên liệu thô cho các doanh nghiệp để sản xuất dăm gỗ, viên nén nhiên liệu và đồ nội thất. Hàng năm các doanh nghiệp chế biến gỗ ở Bình Định nhập khẩu khoảng 500.000 m3 gỗ quy tròn mỗi năm các loài gỗ Bạch đàn, Teak, Keo, Sồi, Thông, từ rừng trồng được quản lý bền vững ở các quốc gia như Brazil, Costa Rica, Uruguay, Papua New Guinea, Malaysia ...

 

       Huyện Hoài Nhơn được chọn để thực hiện khảo sát bởi có 16/17 xã, thị trấn có rừng với tổng diện tích trên 22.000 ha và tập trung nhiều cơ sở chế biến gỗ (gồm doanh nghiệp và hộ gia đình) quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Kết quả khảo sát cho thấy các hộ dân ở đây chủ yếu trồng keo trên diện tích đất rừng sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, năng suất thấp, do kỹ thuật trồng và chăm sóc chưa đảm bảo, sản lượng gỗ bình quân từ 60 đến 80 tấn/ha, với chu kỳ từ 4-5 năm tuổi. Các hộ trồng rừng keo với mật độ tương đối dày (mật độ trung bình trên 3.000 cây/ha), do đó chất lượng gỗ keo khai thác rất thấp, tỷ lệ lợi dụng gỗ đường kính lớn để bán gỗ gia dụng không cao phần lớn phục vụ cho sản xuất dăm gỗ. Phần lớn các hộ dân đều bán cho thương lái thực hiện việc khai thác và cũng biết khi khai thác gỗ rừng trồng phải làm hồ sơ cấp phép khai thác và đóng phí theo quy định. Hồ sơ thủ tục xin khai thác hầu hết do thương lái thực hiện, một số hộ thực hiện theo sự hướng dẫn theo mẫu biểu của địa phương.

 

       Các cơ sở chế biến gỗ phát triển nhanh nhưng diện tích và sản lượng khai thác từ rừng trồng còn quá thấp, chưa đáp ứng nhu cầu nguyên liệu. Đất trồng rừng nguyên liệu phần lớn ở các vùng, miền núi chủ yếu là đất xấu, đất trống đồi trọc nên năng suất thấp, các hộ dân trồng rừng bán lúc còn non chưa đủ điều kiện để sản xuất các đồ gỗ gia dụng và xuất khẩu. Bên cạnh đó, do chưa có quy hoạch tổng thể phát triển rừng trồng, chưa có quy hoạch định hướng các cơ sở chế biến, nên phát triển tự phát, đã xảy ra tình trạng lúc thì khai thác ồ ạt, khi thì không có để khai thác, thời gian qua đã có những cơ sở phải đóng cửa vì không có nguyên liệu để hoạt động sản xuất.

 

 

1.chi Hop PV DN

 

Phỏng vấn doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ/siêu nhỏ

 

2. Co so che bien go HGD

 

Xưởng sản xuất của một doanh  nghiệp chế biến gỗ quy mô siêu nhỏ

 

3. Phong van HGD

 

Phỏng vấn hộ dân trồng rừng sản xuất

 

4. Thao luan nhom HGD 

 

Thảo luận với các hộ dân trồng rừng sản xuất

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt