MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tham vấn xây dựng mô hình sinh kế cộng đồng thích ứng với BĐKH cho vùng ĐB Sông Hồng

Tham vấn xây dựng mô hình sinh kế cộng đồng thích ứng với BĐKH cho vùng ĐB Sông Hồng

Thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực biến đổi khí hậu cho giai đoạn 2019-2023, ngày 29/3/2019, Cục Biến đổi khí hậu đã mời các tổ chức phi chính phủ (NGO) tham gia cuộc họp đóng góp ý kiến cho nhiệm vụ "Xây dựng mô hình phát triển sinh kế cộng đồng cho khu vực Đồng bằng sông Hồng thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước". Tham dự cuộc họp có đại diện các NGO tham gia mạng lưới VNGO&CC, CCWG, các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp của Cục biến đổi khí hậu. Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu đã chủ trì cuộc họp.

Cục biến đổi khí hậu được giao chủ trì nhiệm vụ "Xây dựng mô hình phát triển sinh kế cộng đồng cho khu vực Đồng bằng sông Hồng thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước". Đây là một nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cục biến đổi khí hậu mong muốn lắng nghe kinh nghiệm của các NGO để xây dựng được các mô hình hữu ích cho cộng đồng khu vực Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH).

Các NGO tham dự cuộc họp đã chia sẻ về một số giải pháp, mô hình hỗ trợ ứng phó với BĐKH triển khai thành công ở một số tỉnh thuộc ĐBSH như: Nâng cao năng lực để địa phương xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cấp huyện; Cộng đồng đánh giá rủi ro khí hậu, tính dễ bị tổn thương và năng lực để xác định các giải pháp ứng phó; Hệ thống cấp nước uống tinh khiết trực tiếp tích hợp năng lượng mặt trời, Hệ thống xử lý nước thải ở các làng nghề quy mô cộng đồng ....

Các giải pháp sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu được NGO triển khai thành công ở khu vực ĐBSH được chia sẻ như: Sinh kế dưới tán rừng ngập mặn; Canh tác lúa ít phát thải; Lúa-tôm; Nuôi tôm thẻ chân trắng; Trồng khoai tây với kỹ thuật làm đất tối thiểu... Một số giải pháp, mô hình thích ứng với BĐKH do các NGO triển khai ở các địa phương khác có thể phù hợp khi áp dụng ở ĐBSH cũng đã được NGO chia sẻ như: Làng nông nghiệp thích ứng với BĐKH; Dịch vụ thông tin khí hậu nông nghiệp cho người dân...

Các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp của Cục biến đổi khí hậu chia sẻ về một số giải pháp, mô hình phục vụ cho phát triển sinh kế thích ứng với BĐKH ở ĐBSH như: hệ thống cảnh báo xâm nhập mặn, hạn hán, hệ thống cảnh báo chất lượng nước mặt, nước ngầm...

Lãnh đạo Cục biến đổi khí hậu khẳng định khi xác định mô hình sinh kế ở ĐBSH cần theo cách tiếp cận cảnh quan (ví dụ vùng ven biển, nội đồng, gò đồi), tổng hợp, hữu ích cho cộng đồng, có tính đổi mới, có sự tham gia của doanh nghiệp, cần có đánh giá rủi ro khí hậu, tính dễ bị tổn thương và năng lực để xác định các giải pháp ứng phó phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Để hoàn thiện kế hoạch triển khai nhiệm vụ, cũng như khi triển khai nhiệm vụ này, Cục Cục biến đổi khí hậu mong muốn NGO chia sẻ các tài liệu, báo cáo có liên quan, nguồn chuyên gia, tham gia đóng góp ý kiến. Đặc biệt năm 2015, Cục biến đổi khí hậu đã phối hợp với VNGO&CC và CCWG xây dựng bộ tiêu chí và tiến hành đánh giá, tổng hợp các mô hình sinh kế cấp cộng đồng thích ứng với BĐKH và bộ tiêu chí này đang được các NGO cập nhật và đây có thể là nguồn tham khảo hữu ích trong quá trình xây dựng mô hình ở ĐBSH.

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt