MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

HỘI THẢO ĐẦU BỜ VỤ XUÂN NĂM 2019

Cùng cố gắng để ngày một tốt hơn
Trong các ngày từ 8/6 - 15/6 và 22 - 24/6, Trung tâm SRD đã phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La, UBND huyện Thuận Châu và UBND 2 xã Muổi Nọi và Bon Phặng tổ chức 08 hội thảo đầu bờ về mô hình lúa Thông minh với khí hậu (CSR). Hoạt động này nằm trong khuôn khổ của Dự án “Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp cho nhóm cộng đồng nghèo nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu tại tỉnh Sơn La”, do 2 tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới và Manos Unidas tài trợ.
Mỗi hội thảo đã có sự tham gia của khoảng 40 - 50 đại biểu từ cấp tỉnh, huyện, xã và người dân. Các đại biểu đã đi thăm các ruộng mô hình, quan sát, nghe chia sẻ về phương pháp, quy trình thực hiện và kết quả về quá trình canh tác lúa CSR tại các ruộng mô hình trình diễn. Sau đó, tại hội trường, các đại biểu, người dân và học viên tại 8 bản đã tiếp tục cùng trao đổi, chia sẻ nhiều hơn những kinh nghiệm và kết quả của hoạt động nói trên.
Vụ Xuân 2019, Dự án thử đã thử nghiệm thêm 2 thí nghiệm là cấy theo hiệu ứng hàng biên (cấy hàng rộng hàng hẹp với tỉ lệ 30cm x 15cm) và thí nghiệm về phân nén dúi sâu. Kết quả cho thấy thí nghiệm về cấy lúa hiệu ứng hàng biên đã giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển rất tốt do hứng được nhiều ánh sáng mặt trời, cây phát triển khỏe mạnh, đảm bảo được hệ vi sinh vật và phát triển các loài thiên địch trên đồng ruộng v.v.v. Đối với thí nghiệm về phân nén dúi sâu, kết quả cũng có bước đầu khả quan nhưng có một số vấn đề cần lưu ý rằng: không thể sử dụng phân nén dúi sâu cho toàn bộ các ruộng của người dân tại 4 bản dự án của xã Bon Phặng do phân nén dúi sâu không thích hợp với các ruộng có tỉ lệ đất cát nhiều, ruộng không chủ động được tưới và tiêu nước.
Tại hội thảo, tất cả các ruộng mô hình lúa CSR đều có thêm bảng hạch toán chi phí kinh tế trong trồng lúa. Kết quả đo đếm được đã khẳng định rằng, nếu người dân cấy theo hướng dẫn của Dự án thì sẽ có lợi nhuận cao hơn từ 2 triệu - 2,5 triệu đồng/ 1,000m2 (không tính công chăm sóc).
Phát biểu tại hội thảo, những ý kiến dưới đây đã được nhiều học viên và đại biểu chia sẻ và có cùng quan điểm:
“Vụ xuân này gia đình tôi đã mạnh dạn áp dụng cấy lúa CSR theo dự án lên khoảng 500m2 thay vì gần 200m2 như vụ mùa của năm 2018 và đã có thêm được gần 3 bao thóc cho gia đình (khoảng 100kg)….” - Ông Đèo Văn Hoa, học viên bản Thán, xã Muổi Nọi.
“Từ khi đi học đến khi áp dụng vào ruộng lúa của gia đình cũng không hề dễ dàng vì em là con dâu, lại trẻ tuổi nên phải mất khá nhiều thời gian và công sức để thuyết phục bố mẹ chồng cấy theo dự án. Bố mẹ chồng không nghe nhưng em đã thuyết phục được ông bà cho cấy thử khoảng 100m2 cuối năm 2018, sang năm nay em xin thêm 100m2 nữa là 200m để cấy theo dự án. Vừa rồi bố mẹ chồng em đi gặt thấy cũng tin rồi nên đến vụ sau gia đình em sẽ cấy tất cả diện tích…” - Chị Bạc Thị Biển, học viên bản Kéo Pháy, xã Bon Phặng.
“Cấy căng dây thẳng hàng rộng hàng hẹp và dùng phân nén dúi sâu đúng là có tác dụng tốt. Tuy nhiên, gia đình tôi áp dụng ở ruộng thì cũng thấy cái phân nén dúi sâu có chỗ rất tốt nhưng có chỗ thì lúa lại không tốt lắm. Sau khi hỏi và thảo luận với giảng viên thì biết được ruộng nhà tôi chân đất không đồng đều, nền ruộng chỗ cao chỗ thấp nên mực nước không đồng nhất khiến lúa như vậy. Tuy nhiên, về tổng thể cả ruộng thì vẫn cho thu hoạch năng suất rất tốt…” – Ông Quàng Văn Bình, học viên bản Nà Ne, xã Bon Phặng.
“Tôi rất vui khi được mời tham dự 2 hội thảo tại bản Bó và bản Thán của xã Muổi Nọi. Tôi cũng đã đi quanh 2 ruộng mô hình, đã trực tiếp cầm và xem các bông lúa tại 2 ruộng thì thấy thực sự là rất tốt, đặc biệt là ruộng lúa tại bản Bó. Cây lúa rất cứng và khỏe, số dảnh lúa trên mỗi khóm lúa luôn từ 12 đến 16 bông. Bông lúa thì dài hơn của dân, số hạt lép rất ít… Tôi thực sự rất thích nên trong cuộc họp bản sắp tới tôi sẽ kể lại và vận động bà con sang bản Bó và bản Nguồng để học hỏi và làm theo. Cũng rất mong phía dự án tạo điều kiện để một số bà con ở bản tôi được theo học lớp tập huấn này, sau đó họ sẽ về trao đổi với người dân tại bản để dần nhân rộng…” – Ông Lò Văn Hặc, Bí thư bản Phiêng Bông, xã Muổi Nọi (bản chưa tham gia dự án).
Về phía SRD, bên cạnh những đánh giá tích cực và thúc đẩy người dân tiếp tục duy trì và nhân rộng những mô hình tốt của dự án thì các Quản lý, chuyên gia và cán bộ chương trình cũng đã góp ý rằng chính quyền địa phương và người dân nên có kế hoạch cũng như cam kết để hạn chế hoặc không đốt rơm rạ sau khi thu hoạch mà thay vào đó là ủ thành phân hữu cơ để bón lại cho ruộng. Tiếp đến là việc phải hạn chế hơn nữa việc sử dụng phân bón hóa học nhằm phát triển hơn nữa hệ vi sinh vật cho đồng ruộng và lui thời gian thu hoạch lúa (có thể 5 – 7 ngày) thay vì thu hoạch sớm nhu hiện nay.

Một số hình ảnh tại hội thảo:

Đại biểu và học viên thăm ruộng mô hình tại bản Thán xã Muổi Nọi

                                                         Đại biểu và học viên thăm ruộng mô hình tại bản Thán, xã Muổi Nọi

Đại biểu và học viên thăm ruộng mô hình tại bản Bó xã Muổi Nọi

                                                          Đại biểu và học viên thăm ruộng mô hình tại bản Bó, xã Muổi Nọi

Đại biểu và học viên thăm ruộng mô hình tại bản Kéo Pháy xã Bon Phặng

                                                           Đại biểu và học viên thăm ruộng mô hình tại bản Kéo Pháy, xã Bon Phặng

Đại biểu và học viên thăm ruộng mô hình tại bản Nà Tói xã Bon Phặng

                                                                   Đại biểu và học viên thăm ruộng mô hình tại bản Nà Tói, xã Bon Phặng

Lúa của ruộng mô hình bên trái và lúa của người dân cấy bên phải cùng giống lúa cùng ngày

                                    Lúa của ruộng mô hình (bên trái) và lúa của người dân cấy (bên phải) cùng giống lúa, cùng ngày

a01

                                                              Đại diện SRD, chính quyền địa phương chia sẻ ý kiến góp ý tại các hội thảo

Học viên tham gia chia sẻ báo cáo tại hội thảo

                                                                                   Học viên tham gia chia sẻ báo cáo tại hội thảo

 

 

 

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt