MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Khung chỉ số và báo cáo cơ sở. Giám sát tác động của Hiệp định VPA-FLEGT đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam

Khung chỉ số và báo cáo cơ sở. Giám sát tác động của Hiệp định VPA-FLEGT đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam

 

Báo cáo này là một sản phẩm của dự án đa quốc gia Rừng, Quản trị, Thị trường và Khí hậu (FGMC) do DFID tài trợ, và được FERN phối hợp, hỗ trợ Trung tâm SRD – tổ chức điều phối mạng lưới VNGO-FLEGT thực hiện hợp phần tại Việt Nam giai đoạn 2019-2021. Nội dung báo cáo trình bày kết quả phát triển và thử nghiệm khung chỉ số giám sát tác động của hiệp định VPA-FLEGT đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Theo đó, dựa trên cách tiếp cận có sự tham gia, một khung nội dung giám sát với 10 tiêu chí và 25 chỉ số đã được phát triển và lựa chọn để có thể sử dụng cho theo dõi và đo đếm 03 nhóm tác động của VPAFLEGT đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm: (i) tác động đến mức độ tiếp cận thông tin, đáp ứng và sẵn sàng tuân thủ quy định cung ứng gỗ hợp pháp của doanh nghiệp; (ii) tác động đến sản xuất, thị trường và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; và (iii) tác động đến chính sách địa phương và quản trị rừng nhằm thúc đẩy thương mại gỗ hợp pháp. Bằng việc thử nghiệm khung giám sát này, báo cáo mô tả kết quả khảo sát 86 doanh nghiệp từ 07 tỉnh - như là thông tin cơ sở về hiện trạng và phản hồi của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đáp ứng yêu cầu tuân thủ quy định gỗ hợp pháp theo VPAFLEGT mà Việt Nam đang chuẩn bị để thực thi đầy đủ. Các tổ chức có thể sử dụng dữ liệu nền này để so sánh hoặc đo đếm tác động của VPA-FLEGT đến doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành gỗ trong những lần giám sát-đánh giá sau. Là một sáng kiến tiên phong do tổ chức xã hội khởi xướng, SRD và VNGO-FLEGT kỳ vọng báo cáo này sẽ là nguồn tham chiếu cho các hợp tác đa bên về phát triển và thực hiện hoạt động giám sát-đánh giá độc lập tác động của VPA-FLEGT đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trong tương lai.

Công ty TNHH Phương Thảo 1

Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VNGO-FLEGT) và tổ chức FERN đã có nhiều năm hợp tác nhằm tăng cường năng lực, kết nối và sự tham gia của tổ chức xã hội (TCXH) vào các quá trình thảo luận đa bên trong tiến trình đàm phán VPA-FLEGT giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU). Kể từ năm 2012, thông qua các dự án hợp tác và mở rộng đối tác, VNGO-FLEGT đã tiến hành nhiều nghiên cứu, tham vấn, nhằm cung cấp bằng chứng và thúc đẩy các đối thoại về mối quan tâm của cộng đồng địa phương, tổ chức xã hội, hướng đến một thỏa thuận pháp luật nhằm chấm dứt khai thác gỗ bất hợp pháp, cải thiện quản trị rừng và đáp ứng yêu cầu thương mại gỗ hợp pháp bền vững. Sau khi kết thúc đàm phán và ký kết, phía Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy nhanh nội luật hóa các cam kết VPA và tăng cường kết nối thể chế thông qua Ủy ban thực hiện chung (JIC) và Nhóm nòng cốt đa bên về Hiệp định VPA-FLEGT ở Việt Nam (Core-Group) để đáp ứng các yêu cầu về đánh giá sẵn sàng, đánh giá thực hiện và giám sát tác động của VPA. Kế thừa các kết quả đã đạt được, thông qua Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) – tổ chức điều phối mạng lưới, VNGO-FLEGT tiếp tục hợp tác với FERN để phát triển và thử nghiệm khung giám sát tác động của VPA-FLEGT đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ngành công nghiệp chế biến gỗ (CNCBG) của Việt Nam – đây là nhóm có mối quan hệ gắn bó với các hộ dân trồng rừng và cộng đồng sống dựa vào rừng. Sáng kiến này là một phần của dự án Rừng, Quản Trị, Thị trường và Khí hậu (FGMC) do bộ phát triển quốc tế (DFID tài trợ), tổ chức FERN quản lý và điều phối thực hiện dựa trên sự phối hợp với các đối tác địa phương (như SRD) ở Ghana, Liberia, Việt Nam, Cameroon và Cộng hòa Cong-go giai đoạn 2019-2021. Thực hiện tại Việt Nam, dự án mong muốn sẽ giới thiệu được cơ chế giám sát hiệu quả và bao trùm với sự tham gia chủ động của các TCXH tại Việt Nam, đồng thời nâng cao hiểu biết về các tiến trình thảo luận về giám sát liên quan đến FTAs tại Việt Nam. Với việc áp dụng Lý thuyết thay đổi của dự án, SRD sẽ hướng đến các hoạt động tăng cường mạng lưới TCXH trong lâm nghiệp như VNGO-FLEGT tại Việt Nam; xây dựng năng lực và tính chính danh của các hoạt động giám sát, bao gồm cả phát triển các công cụ giám sát quản trị, và xây dựng năng lực của các đại diện tổ chức xã hội và hiệp hội để họ có thể tham gia vào đánh giá tác động của VPA-FLEGT đến ngành gỗ. Thiết kế này dựa trên cam kết tại Điều 15 của Hiệp định VPA-FLEGT về sự tham gia của các bên liên quan, thiết lập cơ chế giám sát đa bên trước khi thực hiện VPA. Với dự án FGMC, mạng lưới VNGO-FLEGT và SRD sẽ là những bên đầu tiên ở Việt Nam tiên phong thử nghiệm cơ chế giám sát tác động VPA-FLEGT thông qua phát triển một khung chỉ số và bộ công cụ giám sát tác động của VPA đối với các DNVVN ngành CNCBG ở Việt Nam dựa 2 trên sự tiếp cận tham gia của cả tổ chức xã hội và hiệp hội ngành gỗ. Khởi đầu này là tiền đề cần thiết cho hướng dẫn vận hành nhóm giám sát đa bên cũng như thúc đẩy thảo luận thực hiện VPA.

 

Vui lòng tham khảo nghiên cứu của chúng tôi ở đây:

 Khung chỉ số và báo cáo cơ sở. Giám sát tác động của Hiệp định VPA-FLEGT đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt