MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Mô hình phát triển cây dược liệu lá khôi theo chuỗi giá trị – tín hiệu vui từ huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Cây khôi nhung một loài dược liệu quý hiếm mọc rải rác trong rừng tự nhiên được đồng bào dân tộc Dao, Tày, Nùng, Mường... khai thác và sử dụng để chữa đau dạ dày từ lâu đời. Hiện nay, với xu hướng tiêu dùng các sản phẩm dược phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, nguyên liệu lá khôi nhung được sử dụng để sản xuất thuốc thành phẩm điều trị cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, do khai thác tận diệt lại không được trồng bổ sung, dẫn đến nguồn gen khôi nhung ngày càng khan hiếm, có nguy cơ mất nguồn tài nguyên quý.
Từ năm 2016, Trung tâm phát triển nông thôn bền vững – SRD, với sự hỗ trợ về tài chính từ tổ chức Manos Unidas (Tây Ban Nha) đã thực hiện mô hình trồng cây dược liệu khôi nhung với sự tham gia của các hộ nông dân nòng cốt sống gần rừng tại ba xã Ôn Lương, Động Đạt và Yên Lạc của huyện miền núi Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Để đáp ứng yêu cầu chất lượng dược liệu ngày càng cao, phù hợp với quá trình hội nhập thế giới của ngành nguyên liệu tự nhiên Việt Nam, các giải pháp kĩ thuật theo hướng sinh thái đáp ứng tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái của tổ chức Y tế thế giới (tiêu chuẩn GACP-WHO) đã và đang từng bước được các nhóm nông dân thử nghiệm. Sau gần 01 năm triển khai, có gần 5000 cây khôi nhung được trồng thử nghiệm ở các điều kiện lập địa khác nhau từ vườn nhà đến đồi rừng để tìm ra quy trình phù hợp nhất.
Ông Nguyễn Quốc Xứng (xóm Đầm Rum, xã Ôn Lương) đã mạnh dạn đầu tư trồng hơn 200 gốc cây lá khôi trên diện tích 600m2 vườn nhà. Theo tính toán của ông Xứng, sau khoảng 2 năm nữa, 200 gốc khôi của ông sẽ cho thu hoạch hàng chục triệu đồng/1sào. "Trồng cây lá khôi không chỉ giúp gia đình tôi nâng cao thu nhập mà còn có thêm nguồn cây thuốc quý chữa bệnh cho người dân trong vùng", ông Xứng cho biết.

Lá khôi thái nguyên 482017

Ông Nguyễn Quốc Xứng ( áo trắng từ trái sang) chụp ảnh tại mô hình tròng khôi cùng các thành viên nhóm lá khôi xã Ôn Lương

Ông Nguyễn Huy Lập, tiểu khu Tân Lập, thị trấn Đu chia sẻ: "Bình quân mỗi năm gia đình tôi tiêu thụ 3,5 tạ lá khô để làm thuốc chữa dạ dày. Nay có dự án hướng dẫn, nên tôi quyết định mở rộng diện tích trồng của gia đình lên 500 gốc để đáp ứng nguyên liệu cho bài thuốc của gia đình, Tôi muốn vận động cả đồng bào vùng chân núi Chúa trồng để thu mua làm thuốc.

lá khôi thái nguyên 2 482017

Ông Nguyễn Huy Lập cùng cán bộ SRD đánh giá chất lượng cây giống lá khôi trước khi trồng đợt 2

Nhận thấy tiềm năng và tính khả thi của mô hình này, lãnh đạo địa phương cũng đã quan tâm hỗ trợ nhiều mặt, cũng như động viên khuyến khích bà con tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích và quy mô các vườn ươm cây dược liệu bản địa, trong đó có cây lá khôi. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Mười, Phó chủ tịch UBND xã Ôn Lương vẫn đang băn khoăn khi cho rằng, "Đầu ra ổn định để có thể bao tiêu sản phẩm cho bà con vẫn là một yếu tố cần phải lưu tâm". Đây cũng chính là điều mà SRD đã nghĩ đến và đang không ngừng xúc tiến để hình thành liên kết giữa nông dân với Doanh nghiệp và hệ thống đông y địa phương để tạo thành chuỗi giá trị lá khôi bền vững. Đồng thời vận động để thúc đẩy địa phương có các chính sách thuận lợi cho việc thu hút doanh nghiệp đầu tư.

Tín hiệu vui cho hướng đi mới này đã được hé mở khi UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt dự án mở rộng quy mô trồng khôi nhung khoảng 30.000 cây trong năm 2017 bằng nguồn ngân sách từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Với nỗ lực kết nối thị trường từ SRD nhiều đối tác tiềm năng tham gia chuỗi dược liệu lá khôi đã được xác định, trong đó Trung tâm Triển khai Thương mại Sinh học Việt Nam (BIG Việt Nam) và Công ty Cổ phần Dược phẩm Yên Bái (YPHARCO) là hai đơn vị tích cực trong việc hợp tác với nông dân và địa phương triển khai các khóa tập huấn, hướng dẫn cách chăm sóc, phát triển vùng nguyên liệu trồng khôi theo tiêu chuẩn GACP-WHO, đồng thời tiến tới bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân.

lá khôi thái nguyen5 482017

Trong chuyến thăm quan các hộ trồng lá khôi tại địa bàn dự án mới đây, ông Bùi Văn Tiến – PGĐ Công ty YPHARCO chia sẻ "Lá khôi là dược liệu đang rất khan hiếm vì đứng đầu bảng vị thuốc Đông y chữa bệnh đau dạ dày. Công ty YPHARCO của chúng tôi đã bào chế thành viên nang và đăng kí lưu hành toàn quốc. Sau khi thăm một số hộ tham gia dự án, tôi đánh giá những hộ trồng đúng điều kiện tự nhiên đất rừng phù hợp với cây khôi như hộ anh Lắm sẽ rất bền vững vì nông dân đầu tư không đáng kể, nếu trồng hết đất chỉ vài năm nữa không chỉ thoát nghèo mà còn làm giàu được. Hiện nay tỉnh Yên Bái mới chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu sản lượng cho công ty nên chúng tôi sẵn sàng kí hợp đồng bao tiêu với các hộ trồng khôi tại Thái Nguyên, đặc biệt sẽ bao tiêu giá cao với những hộ trồng đáp ứng được tiêu chuẩn GACP-WHO".

lá khôi thái nguyên 3 482017

lá khôi thái nguyên 4 482017

Ông Bùi Văn Tiến - Phó giám đốc Công ty YPHARCO (áo hồng) cùng nhóm nông dân xã Động Đạt đánh giá chất lượng cây lá khôi trồng tại hộ gia đình ông Hoàng Văn Lắm

Link audio: https://drive.google.com/file/d/0B96yFE3QR36rZ0p3VUJTZkZOYW8/view

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt