MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

XÃ HỘI DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM HƯỚNG TỚI HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LẦN THỨ 23 (COP 23)

Một trong những mục tiêu của thỏa thuận lịch sử về biến đổi khí hậu đã ký kết tại Paris trong COP21 năm 2015 (gọi tắt là Thỏa thuận Paris) là giữ cho nhiệt độ trái đất không tăng quá 2oC, và cơ chế quan trọng nhất để thực hiện tham vọng này là việc thực thi Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDCs). Sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu mong đợi đặt ra trong NDCs bằng cách hỗ trợ chính phủ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Vào ngày 05/10/2017 tại Hà Nội, nhóm Công tác về Biến đổi khí hậu của các tổ chức Phi chính phủ (CCWV) cùng một số đối tác bao gồm: CAN, Southern Voice, VUFO-NGO Resource Center, và Oxfam đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Hướng đến hội nghị COP 23 – Tham vọng lớn hơn nhằm giữ nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 2oC hoặc 1,5oC". Tại hội thảo, CCWG đã trình bày hai bản tuyên bố với một số khuyến nghị cụ thể nhằm giúp Việt Nam có tham vọng lớn hơn trong việc duy trì được mức ấm lên của trái đất trong giới hạn dưới 1.50C.
Ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng, Cục Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp thu ý kiến đóng góp của các NGOs, đồng thời đề nghị các tổ chức CSOs cần tăng cường hợp tác hơn nữa với các cơ quan thuộc chính phủ trong một số lĩnh vực như: chia sẽ các nghiên cứu và phát hiện liên quan đến tác động kinh tế và xã hội đến cộng đồng địa phương trong biến đổi khí hậu nhằm đóng góp một cách hiệu quả nhất cho các mục tiêu được nêu ra trong Thỏa thuận Paris.
Là một thành viên tích cực của CCWG, đồng thời là Chủ tịch Mạng lưới Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và Biến đỗi khí hậu (VNGO&CC Network), Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) đã và đang triển khai nhiều dự án tại cấp cộng đồng nhằm giúp người dân ở nông thôn và vùng sâu vùng xa thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Bà Vũ Thị Bích Hợp, Giám đốc SRD kiêm Chủ tịch mạng lưới VNGO&CC cho rằng, cơ chế hợp tác giữa chính phủ và các tổ chức NGO cần được cụ thể hoá nhằm đảm bảo thông tin trao đổi hai chiều được cập nhật; Thoả thuận Hợp tác giữa Cục BĐKH-CCWG-VNGO&CC cần được tái tục để CSOs/NGOs có thể đóng góp hiệu quả vào việc rà soát NDC và xây dựng Kế hoạch thích ứng cấp quốc gia (NAP).
Hội thảo lần này là một trong chuỗi các hoạt động nhằm giúp Việt Nam chuẩn bị tham gia Hội nghị thượng đỉnh COP23 sẽ được tổ chức vào tháng 11/2017 tại Born (Đức). Hội thảo đã thu hút sự tham gia của hơn 80 đại biểu đến từ các bộ ngành liên quan, các đại sứ quán, các đối tác quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học, và các cơ quan thông tin đại chúng.

 

1-compressed

Toàn cảnh hội thảo với bài phát biểu khai mạc của Ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng,

Cục Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

2-compressed

Ông Koss Neefjes, Chuyên gia về biến đổi khí hậu phát biểu tại hội thảo.

 

3-compressed

Bà Vũ Minh Hải, Trưởng nhóm CCWG và

Quản Lý Chương trình về Nâng cao năng lực ứng phó của Oxfam phát biểu tại hội thảo.

 

4-compressed 

Các đại biểu tập trung theo dõi các nội dung tại hội thảo

 

5-compressed

Các đại biểu cùng nhau chụp ảnh tập thể

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt