MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

HỘI THẢO “THÚC ĐẨY CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI THAM GIA HIỆU QUẢ VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIẢM PHÁT THẢI TẠI CÁC TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM”

Rừng là hệ sinh thái rất đa dạng và phong phú, chứa tới 70% tổng số loài có trên trái đất. Hiện nay, mất rừng và suy thoái rừng đang đóng góp khoảng 20% tổng lượng khí nhà kính do các hoạt động của con người gây ra trên phạm vi toàn cầu.

Nhận thức rõ vấn đề trên, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD), với vai trò là trưởng ban điều hành mạng lưới các Tổ chức Phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VNGO-FLEGT), đã tích cực điều phối các tổ chức thành viên và thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao vai trò và vị thế của mạng lưới, nâng cao năng lực cho các thành viên tham gia, đóng góp tích cực và có giá trị vào việc thực hiện Chương trình giảm phát thải của Việt Nam.
Ngày 27/8/2018, tại thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững tổ chức hội thảo nhằm thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức xã hội vào việc thực hiện hiệu quả chương trình giảm phát thải tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Hội thảo là một trong những hoạt động thuộc dự án "Trao quyền cho các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương tham gia có hiệu quả vào việc thực hiện Chương trình giảm phát thải của Việt Nam (ER-P)" được tài trợ bởi Quỹ đối tác Cacbon trong Lâm nghiệp (FCPF) thông qua tổ chức ANSAB (Nepal). Đồng tổ chức hội thảo là Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature). Đại diện Ban Quản lý dự án FCPF pha II tham gia và có bài trình bày giới thiệu về REDD+, tổng quan Chương trình giảm phát thải tại các tỉnh vùng Bắc Trung bộ cũng như các hoạt động cần có sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương. Hội thảo sẽ diễn ra trong ba ngày từ 27-29/8/2018 với sự tham gia của 30 đại biểu đại diện cho các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng địa phương, các trung tâm nghiên cứu, hợp tác xã, câu lạc bộ đang hoạt động trong lĩnh vực Lâm nghiệp và Nông nghiệp tại 6 tỉnh Bắc Trung bộ.

Hội thảo ĐN 27-29.08

Bà Vũ Thị Bích Hợp – Chủ tịch Hội đồng Quản lí Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững

Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Vũ Thị Bích Hợp – Chủ tịch Hội đồng quản lí Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững vui mừng và tự hào thông báo SRD là một trong hai tổ chức phi chính phủ được nhận quỹ tài trợ thông qua tổ chức ANSAB (Nepal) trong việc triển khai dự án nhằm nâng cao năng lực và hỗ trợ các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương cũng như các bên liên quan trong việc thực hiện REDD+ hướng tới mục tiêu chính yếu là giảm phát thải, bên cạnh đó là mục tiêu về giảm nghèo trong lĩnh vực lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học, v.v...Tại hội thảo bà Hợp cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng đối với sự tham gia của các tổ chức xã hội, theo bà đây là cơ hội rất tốt để các tổ chức có thể tham gia xuyên suốt và lâu dài nhằm nâng cao năng lực về REDD+ và có thể tự xây dựng và triển khai các dự án ngay tại địa phương mình.

Hội thảo ĐN 27-29.08.1Hội thảo ĐN 27-29.08.9

Đại diện Quỹ đối tác các bon trong lâm nghiệp (FCPF) và Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) chia sẻ các kiến thức tổng quan về REDD+, các hoạt động trong REDD+ và chương trình giảm phát thải tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ; Khẳng định vai trò Thực hiện giám sát độc lập chuyển đổi rừng là một trong các hoạt động rất cần sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng địa phương

Hội thảo ĐN 27-29.08.2

Ông Trần Ngọc Tuệ, trưởng phòng FLEGT – Trung tâm PTNT Bền vững chia sẻ trong hội thảo về các Điều kiện và Phương pháp để các Tổ chức xã hội dân sự Giám sát diễn biến Rừng

Đại diện các đại biểu đến từ mạng lưới VNGO-CC & FLEGT cùng các tổ chức chính trị xã hội địa phương tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ tham gia trao đổi và phát biểu, chia sẻ trong bốn phiên thảo luận tại hội thảo.  

Hội thảo ĐN 27-29.08.3

Hội thảo ĐN 27-29.08.4

Hội thảo ĐN 27-29.08.10

Hội thảo ĐN 27-29.08.11

Hội thảo ĐN 27-29.08.12

Hội thảo ĐN 27-29.08.7

Trong không khí cởi mở và sôi nổi, các đại biểu đã cùng nhau đưa ra ý kiến về một số vấn đề liên quan đến REDD+ tại Việt Nam. Theo đó, các đại biểu đều đồng tình rằng đây là vấn đề mới ở Việt Nam, cần các đổi mới về mặt chính sách liên quan đến quản trị rừng. Ngoài ra, năng lực của các thành phần tham gia REDD+ và hệ thống số liệu tin cậy, hệ thống thu thập thông tin, theo dõi, giám sát và đánh giá diễn biến rừng, việc lồng ghép REDD+ vào các chương trình, chính sách hiện tại cũng được đề cập.

Bên cạnh đó, các nội dung về người hưởng lợi, cơ chế quản lí và theo dõi, phân tích chi phí, sự tham gia, tính minh bạch trong quản lý và phân chia lợi ích từ REDD+ của các cơ quan ngoài chính phủ (Tổ chức Xã hội Dân sự, NGO, Công ty tư nhân,...) cũng được đưa ra trao đổi sôi nổi, thẳng thắn tại hội thảo.

Cuối cùng, bản kế hoạch hoạt động của từng tỉnh sẽ được các thành viên mỗi tỉnh thống nhất triển khai các hoạt động tại tỉnh bao gồm các hoạt động điều phối, tổ chức hội thảo và đối thoại với các cơ quan cấp tỉnh của 6 tỉnh Bắc Trung Bộ.

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt