Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

 

Nghiên cứu nhu cầu gỗ rừng trồng cho chế biến xuất khẩu đáp ứng yêu cầu Hiệp định EVFTA và thực thi cam kết VPA:

Trường hợp nghiên cứu điểm ở tỉnh Tuyên Quang

 

PSG. TS. Nguyễn Bá Ngãi,

                                                                                     Trưởng nhóm nghiên cứu

(Báo cáo này được sản xuất với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh Châu Âu. Nội dung của Báo cáo là trách nhiệm duy nhất của SRD và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Liên minh Châu Âu)

 

  1. 1.Giới thiệu

Trong khuôn khổ thực hiện dự án Thúc đẩy quản trị rừng và thương mại gỗ hợp pháp thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU của Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững SRD, từ tháng 5 năm 2021, Hội chủ rừng Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu chuyên đề về Nhu cầu gỗ rừng trồng cho chế biến xuất khẩu đáp ứng yêu cầu Hiệp định EVFTA và thực thi cam kết VPA. Chuyên đề nghiên cứu này được thực hiện tại Hà Nội và 3 tỉnh Tuyên Quang, Quảng Trị và Bình Định, đại diện cho các vùng trồng rừng sản xuất tập trung và chế biến lâm sản xuất khẩu. 03 nhóm nghiên cứu ở 03 tỉnh trên bao gồm các nhà khoa học, nhà quản lý ở trung ương và các chuyên gia địa phương của 03 tỉnh tiến hành nghiên cứu đồng thời. Bối cảnh chung của giai đoạn này là làn sóng dịch Covid-19 ln thứ tư bùng phát trên diện rộng tại 39 tỉnh, thành từ cuối tháng 4 năm 2021 đến nay vẫn chưa chấm dứt. Phương pháp nghiên cứu mới được lựa chọn để bảo đảm kết quả, chất lượng nghiên cứu, đúng thời gian theo quy định. Nghiên cứu điểm ở Tuyên Quang nhằm thu thập và tổng hợp thông tin về rừng trồng, gỗ rừng trồng phục vụ cho viết báo cáo tổng quan về rừng trồng và gỗ rừng trồng ở Việt Nam; đề xuất các khuyến nghị chính sách, do đó phương pháp và công cụ nghiên cứu có vai trò quan trọng để bảo đảm thông tin được thu thập có cơ sở khoa học, thực tiễn, độ tin cậy cao.

Quá trình nghiên cứu mới đi được hơn một nửa chặng đường, nhưng để kịp thời phổ biến những kinh nghiệm tổ chức quá trình nghiên cứu trong bối cảnh dịch Covid-19, những kết quả ban đầu có thể sẵn sàng cho các hoạt động của Dự án, phục vụ ngay cho công tác quản lý, bài viết này tập trung vào tổ chức quá trình nghiên cứu, những kết quả ban đầu tại Tuyên Quang. Báo cáo cuối cùng và kết quả nghiên cứu chính thức sẽ được công bố vào cuối tháng 8 năm 2021.

 

  1. 2.Phương pháp nghiên cứu

Ngoài việc thu thập tài liệu thứ cấp theo cách truyền thống được thực hiện, nhóm nghiên cứu đã ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ trực tuyến vào điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin như sau:

 

  1. a)Điều tra online bằng công cụ Google Forms

Bảng hỏi điều tra online bằng công cụ Google Forms (hình 01) với 8 chủ đề được chuẩn bị, ứng dụng công cụ Google Forms cho phép người được trả lời sau khi nhận được yêu cầu từ đường kết nối (link) dưới đây. Kết quả được tự động tổng hợp sau mỗi người trả lời:

https://docs.google.com/forms/d/1Rkfd2GRfAbduVQyf42ShKnWiDL8z2IitorptZKOlmDc/edit?ts=60c83885

Tổng số người được yêu cầu trả lời qua thư điện tử (email) là 80 người; sau 2 tuần nhận được 30 người trả lời với cơ cấu: 75% là những người làm việc ngoài cơ quan nhà nước, trong đó chủ yếu là thành viên Mạng lưới VNGO-EVFTA. 85% người làm trong lĩnh vực hoặc có chuyên môn về lâm nghiệp, chế biến và thương mại lâm sản.

 

 

Hình 01: Bảng hỏi điều tra online bằng công cụ Google Forms

 

  1. b) Phỏng vấn trực tiếp kết hợp với phỏng vấn trực tuyến (online) tại tỉnh Tuyên Quang

Nhóm chuyên gia gồm 02 chuyên gia trung ương; 02 chuyên gia địa phương là người ở tỉnh Tuyên Quang. Chuyên gia địa phương được chuyên gia trung ương tập huấn phương pháp và kỹ năng phỏng vấn.

Điều tra tại tỉnh Tuyên Quang được thực hiện cho 4 nhóm đối tượng với các phương pháp sau:

i) Nhóm đối tượng là cán bộ Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm và Hạt Kiểm lâm thực hiện thực hiện 2 nhiệm vụ: cung cấp thông tin thứ cấp tại Bảng 01 (BĐH 01) do nhóm chuyên gia trung ương cung cấp và được chuyên gia địa phương phỏng vấn trực tiếp bằng bảng phòng vấn BĐH 02;

  1. ii) Nhóm đối tượng là lãnh đạo và cán bộ Công ty lâm nghiệp Tuyên Bình được chuyên gia địa phương phỏng vấn trực tiếp bằng bảng phỏng vấn BĐH 03, sử dụng ứng dựng Zalo kết nối với chuyên gia trung ương ở Hà Nội theo dõi và tham gia phỏng vấn, cùng khảo sát mô hình trồng rừng của gỗ lớn của công ty. Trong quá trình khảo sát, chuyên gia địa phương kết nối trực tiếp với người được phỏng vấn tại mô hình rừng. (https://www.youtube.com/watch?v=3r05nvh3kX8)
  2. iii) Nhóm đối tượng là lãnh đạo và cán bộ Công ty Woodlands được chuyên gia địa phương phỏng vấn trực tiếp theo bảng phỏng vấn BĐH 04, sử dụng ứng dụng Zalo kết nối với chuyên gia trung ương ở Hà Nội theo dõi và tham gia phỏng vấn;
  3. iv) Nhóm đối tượng 7 hộ gia đình là chủ rừng được chuyên gia địa phương phòng vấn trực tiếp, sử dụng ứng dụng Zalo kết nối với chuyên gia trung ương ở Hà Nội theo dõi và tham gia phỏng vấn (https://www.youtube.com/watch?v=KIkO2jkuC8k). Khảo sát mô hình trồng rừng gỗ lớn của 01 chủ rừng là hộ gia đình. Trong quá trình khảo sát, chuyên gia địa phương kết nối trực tiếp với người được phỏng vấn tại mô hình rừng. (https://www.youtube.com/watch?v=bkMNpAgw7h8).
  4. 3.Một số kết quả và phát hiện ban đầu

Điều tra online bằng công cụ Google Forms và điều tra phỏng vấn trực tiếp kết hợp với phỏng vấn online cho một số kết quả và phát hiện ban đầu tại tỉnh Tuyên Quang sau đây:

(1)  Hiện có 3 vấn đề lớn nhất của rừng trồng sản xuất được thể hiện tại hình 02 là tỷ lệ diện tích rừng gỗ lớn, tỷ trọng gỗ lớn trong lâm phần rất thấp; diện tích rừng manh mún và năng suất rừng khá thấp. Cả 3 vấn đề này cũng thể hiện rõ trong kết quả điều tra tại tỉnh Tuyên Quang được trình bày tại bảng 01, như năng suất và trữ lượng khá thấp

dfgergf.png

 

Hình 02: Các vấn đề của rừng trồng sản xuất ở Việt Nam  

Bảng 01: Một số chỉ tiêu rừng trồng sản xuất gỗ lớn tại các năm 2015, 2020 và kế hoạch vào các năm 2025, 2030 của tỉnh Tuyên Quang

 

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2015

2020

2025

2030

A

B

C

D

Đ

E

1

RTSX gỗ lớn

 

 

 

 

 

1.1

Diện tích

ha

7.034,47

18.000

89.000

89.000

1.2

Chu kỳ kinh doanh bình quân

Năm

15

15

15

15

1.3

Tăng trưởng bình quân năm

M3/ha

13

15

20

20

1.4

Trữ lượng cây đứng bình quân

M3/ha

80

100

120

120

1.5

Tổng trữ lượng cây đứng toàn tỉnh

M3

562.758

1.800.000

10.680.000

10.680.000

 

DSFDS.png

 

Hình 03: Cơ cấu trữ lượng cây đứng của rừng trồng sản xuất tại tỉnh Tuyên Quang

 

(2)  Vấn đề hiện nay nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước cho chế biến chưa đủ; trong 05 năm tới và sau đó nguồn cầu gỗ nguyên liệu tăng rất nhanh, kết quả điều tra cho thấy có tới trên 43% (xem hình 04) cho rằng tăng năng suất rừng trồng là giải pháp quan trọng nhất. Kết quả này phù hợp với điều tra tại tỉnh Tuyên Quang cũng như trong phạm vi cả nước cho thấy đề án trồng rừng gỗ lớn ưu tiên về tăng năng suất rừng trồng. Tỉnh Tuyên Quang cho thấy rằng, không có khả năng tăng diện tích rừng trồng sản xuất (Hình 05).

 

GVFV.png

 

Hình 04: Giải pháp cho tăng nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước 

ZXVDFS.png  

Hình 05: Khả năng tăng diện tích rừng trồng

(3)  Về nguyên nhân khiến rừng trồng gỗ lớn ở nước ta chậm phát triển, tỷ lệ diện tích rừng trồng gỗ lớn rất thấp so với tổng diện tích rừng trồng được chỉ ra trong hình 06: trước hết là nguyên nhân chủ rừng thiếu nguồn lực để kéo dài chu kỳ kinh doanh thành rừng gỗ lớn, tiếp theo là Nhà nước chưa có chính sách đủ mạnh để tạo động lực. Điều tra tại Tuyên Quang (xem clip phỏng vấn 7 hộ gia đình và các 2 clip khảo sát mô hình rừng) cho kết quả nguyên nhân về chính sách là chủ yếu. Dù sao thì cả 2 nguyên nhân này đều phản ánh đúng với tình hình chung của cả nước.

 

SDVCDF.png

 

Hình 06: Nguyên nhân trồng rừng gỗ lớn kém phát triển 

(4)  Về tăng thuế, trên 73 % số người được hỏi (xem hình 07) không ủng hộ tăng thuế áp vào các sản phẩm dăm gỗ, ván lạng ... Điều tra ở Tuyên Quang cũng có các ý kiến như vậy và được giải thích khi nhà nước đánh thuế vào mặt hàng này, cuối cùng giá bán nguyên liệu giảm, chịu cho thuế trên, gây thiệt cho người trồng rừng (xem clip phỏng vấn 7 hộ gia đình). 

DVDFC.png

 

Hình 07: Kết quả điều tra về thuế 

(5)  Về giải pháp chống rủi ro, kết quả điều tra cho thấy là rất cần thiết khi có bảo hiểm rủi ro và quỹ hỗ trợ (xem hình 08) ; họ đều cho rằng nếu thành lập quỹ hỗ trợ rủi ro thì dùng nguồn xã hội hóa và trích thu từ bán gỗ. Phỏng vấn 7 hộ dân ở Tuyên Quang (xem clip) đều đồng tình cho giải pháp này.

 

SDFVDF.png

SFVDFC.png

Hình 08: Giải pháp về chống rủi ro rừng trồng

(6)  Về khuyến khích trồng rừng gỗ lớn, có đến trên 46% (xem hình 09) cho rằng tạo cơ chế liên kết, liên doanh giữa hộ dân với công ty lâm nghiêp là giải pháp quan trọng nhất. Thực tiễn đã chỉ ra hiệu quả của giải pháp này tại Tuyên Quang với 2 mô hình liên doanh, liên kết đó là: giữa công ty lâm nghiệp với công ty WoodLands; giữa công ty lâm nghiệp với hộ dân. 

SDFV_DF.png

 

Hình 09: Giải pháp khuyến khích trồng rừng gỗ lớn 

(7)  Về bảo đảm gỗ hợp pháp với tiêu chí đất rừng có chủ hợp pháp, không mâu thuẫn, tranh chấp được xem là vấn đề tồn tại nhiều nhất. Hình 10 cho thấy có trên 90% ý kiến đồng tình về tiêu chí này. Điều tra tại tỉnh Tuyên Quang cho thấy, trong số 121.200 ha đất của hộ gia đình chỉ có 41.547 ha (34%) được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn 66% diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 17% diện tích đất của Công ty lâm nghiệp Tuyên Bình đang được sử dụng “chồng lấn” giữa hộ gia đình và công ty. 

SDVDFC.png

 

Hình 10: Bảo đảm gỗ hợp pháp 

  1. 4.Bài học kinh nghiệm

 

Mặc dù nghiên cứu chưa kết thúc, nhưng từ nghiên cứu và kết quả ban đầu cho một số bài học kinh nghiệm sau đây: 

- Một là, thích ứng với những điều kiện bất thường như dịch Covid-19 như không có điều kiện tập trung đông người, cán bộ trung ương không xuống địa phương, hạn chế gặp trực tiếp … nên phải có những phương án và giải pháp thích hợp cho tổ chức quá trình nghiên cứu bằng ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông phù hợp; tạo lập kết nối với địa phương chặt chẽ; 

- Hai là, mạnh dạn sử dụng chuyên gia địa phương, kết hợp với tập huấn cho họ, kết nối thông suốt quá trình nghiên cứu để kịp thời hỗ trợ và tham gia của chuyên gia trung ương; 

- Ba là, chuẩn bị kỹ càng đề cương hiện trường, nhất là các bảng hỏi và hướng dẫn sử dụng bảng hỏi. Bảng hỏi phỏng vấn bán định hướng (BĐH) là lựa chọn tốt nhất khi chuyên gia địa phương được tập huấn để họ có kỹ năng thực hiện phỏng vấn. 

- Bốn là, sự phối hợp chặt chẽ giữa hội chủ rừng và các bộ phận của Trung tâm SRD là rất quan trọng nhất là phối hợp bảo đảm tính linh hoạt trong điều kiện bất thường; phối hợp ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt