Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

GỖ HỢP PHÁP TỪ RỪNG TRỒNG TẬP TRUNG CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN Ở NƯỚC TA: THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH [1]

Hội Chủ rừng Việt Nam

Báo cáo này được thực hiện với sự hộ trợ tài chính của Liên minh Châu Âu (EU). Nội dung của báo cáo thuộc trách nhiệm của VIFORA và không nhất thiết phản ánh quan điểm của EU.

(This report was produced with the financial support of the European Union. Its contents are sole responsibility of VIFORA and do not necessarily reflect the views of the European Union)

1.Giới thiệu

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, trong giai đoạn 2011-2020 tổng sản lượng gỗ khai thác gỗ của nước ta là 199.768.500 m3, trong đó khai thác chính từ rừng tự nhiên là 418.500 m3; khai thác từ rừng trồng tập trung là 127.100.000 m3, từ cao su và cây phân tán là 71.250.000 m3. Tính bình quân, gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung chiếm khoảng 63,5 % tổng lượng gỗ khai thác trong nước. Năm 2020, trong tổng diện tích rừng trồng là 4.398.030 ha, các hộ gia đình và cá nhân (sau đây viết tắt là HGĐ) quản lý 1.874.659 ha, chiếm khoảng 42,6 % tổng diện tích rừng trồng tập trung (sau đây viết tắt là RTTT)

Gỗ hợp pháp (sau đây viết tắt là GHP) là các sản phẩm gỗ được khai thác, sản xuất phù hợp với quy định luật pháp của Việt Nam được quy định tại Phụ lục II và các quy định liên quan của Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). Theo đó, HGĐ phải tuân thủ 07 nguyên tắc cơ bản liên quan đến GHP.

Năm 2015, Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VNGO-FLEGT) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng tiêu chuẩn gỗ hợp pháp cấp hộ gia đình tại tỉnh Nghệ An. Đối với nhóm hộ trồng, mua bán, khai thác và vận chuyển gỗ có 80% số hộ đáp ứng được các quy định về quyền sử dụng rừng, khi khai thác rừng trồng chỉ có 4% số hộ đáp ứng các quy định về bản đăng ký khai thác, dự kiến lâm sản, bảng kê lâm sản. Năm 2013 chỉ có 8%, năm 2014 có 14% hộ trồng rừng lưu trữ các hồ sơ lâm sản. Trong quá trình khai thác, vận chuyển gỗ, rất ít hộ nộp thuế môn bài và thuế thu nhập với tỷ lệ lần lượt là 12% và 4%. Với nhóm hộ sơ chế, chế biến gỗ, việc lưu giữ hồ sơ nguồn gốc gỗ dừng lại ở mức rất thấp khoảng 16.7% hồ sơ khai thác, 29.2% về mua bán và vận chuyển gỗ.

Năm 2018, Hội chủ rừng Việt Nam đã tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo đối với các chủ rừng quy mô nhỏ về các yêu cầu bảo đảm gỗ hợp pháp. Khảo sát 274 hộ trồng rừng tại 03 tỉnh là Quảng Ninh, Phú Thọ và Quảng Trị cho kết quả như sau: 82 % hộ điều tra có các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất, 18% không có, 14% có giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng, 60% bán cây đứng, 73% không biết các quy định về khai thác gỗ, Khi bán gỗ cho bên môi giới, 95 % người bán không yêu cầu cung cấp giấy tờ mua bán gỗ, 82 % người bán gỗ không lưu trữ hồ sơ bán gỗ,96 % không biết thuế VAT khi bán gỗ

Để đánh giá và phân tích một cách hệ thống hiện trạng rừng trồng tập trung của các HGĐ ở nước ta, trong đó có gỗ hợp pháp, nhóm nghiên cứu đã dựa trên cơ sở tiếp cận có sự tham gia và sử dụng các công cụ điều tra, phỏng vấn trực tiếp tại 03 tỉnh là Tuyên Quang, Quảng Trị và Bình định. Chỉ tiêu đánh giá chung là tỷ lệ các HGĐ có thể tuân thủ được đầy đủ các yêu cầu về GHP.

Đối với rừng trồng tập trung thuộc quyền sở hữu của các HGĐ, nhóm nghiên cứu đưa ra 04 tiêu chí: 1) Đất rừng có chủ hợp pháp 2) Khi bán gỗ (hay bán rừng) có hợp đồng mua, bán rõ ràng, có bảng kê lâm sản 3) Có lưu hồ sơ rừng và lâm sản tại gia đình 4). Tuân thủ các quy định về quản lý xã hội, môi trường và nghĩa vụ nộp thuế

Đối với rừng trồng tập trung thuộc sở hữu của nhà nước nhưng ký hợp đồng trồng và kinh doanh đối với HGĐ, nhóm nghiên cứu đưa ra 02 tiêu chí là 1) Tuân thủ các quy định về khai thác sử dụng rừng (bao gồm cả các loài cây quý hiếm) được quy định trong luật Lâm nghiệp 2) Khi khai thác có báo cáo và được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền

2. Những phát hiện chính

2.1 Hiện trạng rừng trồng tập trung của các HGĐ

Theo số liệu của Tổng cục lâm nghiệp, năm 2020 cả nước có 14.677.215 ha rừng, trong đó rừng sản xuất là 7.818.480 ha. Diện tích rừng trồng là 4.398.030 ha, trong đó rừng đặc dụng có 91.805 ha; rừng phòng hộ có 614.985 ha; rừng sản xuất có 3.691.240 ha, trong đó rừng gỗ sản xuất là 3.392.731 ha.

Khoảng 1,1triệu HGĐ quản lý 1.874.659 ha rừng trồng. Diện tích rừng trồng bình quân của một HGĐ là 1,7 ha. Diện tích bình quân của các HGĐ tại Bình Định là 1,71 ha, tại Quảng Trị là 2,9 ha, tại Tuyên Quang là 4,59 ha. Loài cây trồng chủ yếu là keo lai. Trữ lượng rừng trồng bình quân hiện nay khoảng 100 m3/ha/5 năm.Sản lượng khai thác bình quân hàng năm là 22 m3/ha.

Hiện nay, khi khai thác rừng trồng cây Keo gỗ nhỏ, những lóng gỗ có đường kính đầu nhỏ từ 12 cm trở lên và dài 2m được phân loại riêng để bán gỗ tròn; gỗ nhỏ còn lại được bán cho các nhà máy băm dăm xuất khẩu. Kết quả điều tra cho thấy, đối với rừng keo gỗ nhỏ, quy cách gỗ bình quân phân theo cấp đường kính cuối chu kỳ khai thác như sau: đầu nhỏ từ 12 cm trở lên là 10-15%, đầu nhỏ từ 8 đến < 12 cm là 55-60%, đầu nhỏ < 8 cm là 25-35 %

2.2 Mức độ tuân thủ các yêu cầu về gỗ hợp pháp

Kết quả điều tra, phỏng vấn các bên liên quan về mức độ tuân thủ các yêu cầu bảo đảm gỗ hợp pháp đối với các HGĐ được thể hiện ở Bảng 01:

Bảng 01: Mức độ tuân thủ các yêu cầu bảo đảm gỗ hợp pháp tại 03 tỉnh điều tra năm 2020

                       Stt

Nội dung

Đơn vị tính

Tuyên Quang

Quảng Trị

Bình Định

1

Ước tính tỷ lệ % của gỗ được khai thác đáp ứng các yêu cầu, phân ra:

%

 

 

 

1.1

Sản lượng khai thác gỗ từ RTSX đáp ứng theo 6 yêu cầu:

%

 

 

 

a

Ước tỷ lệ % về đất rừng có chủ hợp pháp và khôngmâu thuẫn, tranh chấp

%

90

50

90

b

Ước tỷ lệ % tuân thủ theo đúng quy định về khai thác, sử dụng gỗ RTSX đối với rừng do nhà nước đầu tư, khoán kinh doanh, bảo vệ

%

90

30

90

c

Ước tỷ lệ % có khai báo đối với rừng do nhà nước đầu tư, khoán, kinh doanh, bảo vệ

%

90

100

100

d

Ước tỷ lệ % có hợp đồng mua bán và có bảng kê lâm sản

%

90

10

90

e

Ước tỷ lệ % có lập hồ sơ rừng và lâm sản tại gia đình

%

90

5

30

f

Ước tỷ lệ % tuân thủ về xã hội, môi trường và nộp thuế

%

90

50

90

1.2.

Mức độ đáp ứng của các chủ rừng, phân ra:

%

 

 

 

a

Ước tỷ lệ % mức độ đáp ứng của HGĐ, cá nhân và cộng đồng dân cư

%

90

40

30

b

Ước tỷ lệ % mức độ đáp ứng của Công ty lâm nghiệp

%

90

30

100

c

Ước tỷ lệ % mức độ đáp ứng của chủ rừng khác

%

90

30

100

           (Nguồn: Tài liệu điều tra, khảo sát của nhóm nghiên cứu tháng 6/2021)

Nhận xét:

Đối với rừng trồng tập trung thuộc quyền sở hữu của HGĐ:

  1. a.Tiêu chí: Đất rừng có chủ hợp pháp và không mâu thuẫn, tranh chấp

Diện tích đất trồng rừng sản xuất của nhiều HGĐ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định. Tại Quảng Trị, mới có khoảng 50% số hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, một số có quyết định giao đất nhưng không có hồ sơ thể hiện vị trí thửa đất nên chưa thể thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phần lớn diện tích còn lại có nguồn gốc do khai hoang, lấn chiếm nhưng địa phương không xác định được mốc thời gian sử dụng đất nên cũng không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định. Tỷ lệ số hộ là chủ rừng hợp pháp tại Quảng Trị là 50 %, tại Tuyên Quang và Bình Định là 90 %.

  1. b.Tiêu chí: Có hợp đồng mua bán và có bảng kê lâm sản

Khi đến chu kỳ khai thác , các HGĐ thường làm hợp đồng mua bán rừng rõ ràng và liên hệ UBND xã, kiểm lâm địa bàn để hỏi các thủ tục liên quan về nguồn gốc rừng trồng. Bảng kê lâm sản thường do các đơn vị thu mua lập và báo UBND xã, kiểm lâm địa bàn kiểm tra, xác nhận. Tuy nhiên, hiện nay đa phần các chủ rừng bán rừng cho bên thứ 3 và công việc lập bảng kê lâm sản do họ thực hiện. Tỷ lệ chủ rừng có hợp đồng mưa, bán và có bảng kê lâm sản biến động từ 10 đến 90 %, phụ thuộc phần nhiều vào thể thức hợp đồng mua, bán gỗ.

  1. c.Tiêu chí: Có lập hồ sơ rừng và lâm sản tại gia đình

Gia đình có lập, lưu hồ sơ rừng và lâm sản. Cụ thể như lưu giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các hợp đồng mua bán gỗ khi khai thác rừng, các giấy tờ, hóa đơn liên quan đến mua cây giống trồng rừng. Tuy nhiên tỷ lệ số gia đình có lập và lưu trữ hồ sơ rừng và lâm sản tại gia đình là rất khác nhau, biến động từ 5%, 30% và 90%.

   d.Tiêu chí: Tuân thủ về xã hội, môi trường và nộp thuế

Nhóm HGĐ phần lớn tuân thủ quy định về bảo vệ và phòng cháy ,chữa cháy rừng, bảo vệ môi trường và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. Ngoài ra, khi khai thác rừng còn thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng đường vận chuyển, vận xuất trong khu khai thác. Quá trình thực hiện sản xuất lâm nghiệp, các hộ được cơ quan chức năng phổ biến phải xây dựng phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng trên diện tích của gia đình theo quy định. Tuy nhiên, do các hộ có diện tích nhỏ, manh mún, hiểu biết hạn chế, điều kiện về giấy tờ, văn bản rất khó khăn nên không thể thực hiện được đầy đủ. Tỷ lệ HGĐ tuân thủ các yêu cầu này biến động từ 50 đến 90 %

Đối với rừng trồng tập trung thuộc sở hữu của nhà nước:

  1. a.Tiêu chí: Tuân thủ theo đúng quy định về khai thác, sử dụng gỗ RTSX

Các hộ gia đình có thực hiện các thủ tục đối với khai thác chính, khai thác tận dụng, khai thác tận thu. Tuy nhiên do các quy định về thủ tục khai thác là khá phức tạp với người dân nên nhiều công đoạn thường bị bỏ qua. Tỷ lệ số hộ gia đình tuân thủ tiêu chí này biến động từ 30 % đến 90 %.

  1. b.Tiêu chí: Có khai báo đối với rừng do nhà nước đầu tư, khoán, kinh doanh, bảo vệ

Đa phần các hộ gia đình đã làm đầy đủ các thủ tục khai báo và xin ý kiến phê chuẩn đối với chủ đầu tư. Tỷ lệ thực hiện với các hộ gia đình từ 90 đến 100 %.

Mức độ đáp ứng tất cả các tiêu chí

Tỷ lệ số HGĐ có thể thực hiện được tất cả các tiêu chí đề ra lần lượt từ 30%, 40 % và 90 %, tùy thuộc vào khả năng xây dựng và thực hiện các phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng tại cộng đồng.

 

2.3 Các vấn đề, khoảng trống và nguyên nhân

   2.3.1 Nhóm các vấn đề và khoảng trống

Kết quả điều tra online cho kết quả ở hình số 01:

 

                                 Hình 1: Ý kiến khảo sát về bảo đảm gỗ hợp pháp

                                   (Nguồn: Điều tra online tháng 6 năm 2021)

Nhận xét:

  • 93,3 % phiếu điều tra cho rằng, tiêu chí đất rừng có chủ hợp pháp và không mâu thuẫn, tranh chấp có vấn đề
  • 56,7% phiếu điều tra cho rằng, tiêu chí tuân thủ các quy định về khai thác, sử dụng gỗ rừng trồng có vấn đề
  • 43,3% phiếu điều tra cho rằng tiêu chí tuân thủ về xã hội, môi trường và nộp thuế có vấn đề
  • 43,3% phiếu điều tra cho rằng tiêu chí có lập hồ sơ rừng và lâm sản của các HGĐ và cá nhân có vấn đề
  • 43,3% phiếu điều tra cho rằng có hợp đồng mua bán và có bảng kê Lâm sản có vấn đề
  • 13,3 % phiếu điều tra cho rằng việc khai báo đối với rừng do nhà nước đầu tư có vấn đề

   2.3.2 Nguyên nhân

a. Việc tuân thủ các yêu cầu bảo đảm gỗ hợp pháp liên quan đến quyền sử dụng đất hiện nay được xem là vấn đề tồn tại nhiều nhất.

Nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai thống kê, rà soát để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định là do nguồn kinh phí để triển khai thưc hiện còn hạn chế, chưa thể triển khai đồng bộ trên diện rộng, công tác thống kê, rà soát để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định để đảm bảo rừng có chủ thực sự còn nhiều bất cập.

b. Mức độ đáp ứng tất cả các tiêu chí gỗ hợp pháp của các chủ rừng là HGĐ còn thấp

Ngyên nhân chính là do:

1) Các HGĐ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên hạn chế quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất

2)   Việc tiếp cận các quy định pháp luật hạn chế, do nhiều lý do cả khách quan và chủ quan

3) Một số quy định của pháp luật đôi khi còn chưa thống nhất, thiếu đồng bộ

4) Quy trình thủ tục phức tạp, liên quan nhiều cơ quan chức năng nên tạo tâm lý e ngại, không muốn thực hiện cho người dân (Như các quy định về khai thác, sử dụng gỗ rừng trồng)

3. Một số khuyến nghị chính sách bảo đảm gỗ hợp pháp của hộ gia đình và cá nhân

3.1.           Xây dựng và bổ sung một số chính sách bảo đảm gỗ hợp pháp của hộ gia đình và cá nhân 

-         Hoàn thiện chính sách giao đất giao rừng, đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho HGĐ, hỗ trợ người dân đo đạc diện tích và hình thành cơ sở dữ liệu về rừng trồng sản xuất.

-         Xây dựng chính sách khuyến lâm, bao gồm: hỗ trợ người dân xây dựng mô hình gỗ hợp pháp, đào tạo, tập huấn, mở rộng mô hình và thông tin tuyên truyền về gỗ hợp pháp.

-         Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các gia HGD có nhu cầu trồng rừng gỗ lớn, chú trọng đến tín dụng ưu đãi và bảo hiểm rừng trồng rừng gỗ lớn.

-         Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cấp chứng chỉ rừng với mức cao hơn tại Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

3.2.           Sửa đổi thông tư số 27/2018/BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ NN & PTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

-         Quy định về lập bảng kê lâm sản do hộ gia đình tự lập khó thực hiện, cần có sửa đổi, bổ sung để thuận lợi trong quá trình thực hiện.

-         Bổ sung quy định có sự tham gia giám sát và xác nhận số lượng gỗ được khai thác của các HGĐ khi bán rừng HGĐ giao cho chủ khai thác lập hóa đơn, lý lịch gỗ để vận chuyển.

-         Bổ sung quy định về cân trong lượng gỗ (kể cả các loại gỗ có đường kính trên 6 cm).

-         Bổ sung quy định về trách nhiệm việc lập hồ sơ gỗ và hướng dẫn lưu giữ hồ sơ gỗ tại nhà.

-         Nghiên cứu thay đổi quy định về quy cách đầu nhỏ của khúc gỗ cho phù hợp vì quy định hiện tại là quá thấp trong việc phân biệt gỗ lớn và gỗ nhỏ đối với rừng trồng gỗ nhỏ.

3.3.           Thực hiện các biện pháp thực thi chính sách tăng cường gỗ hợp pháp của HGĐ và cá nhân

-         Hướng dẫn người dân lập hồ sơ, bảng kê lâm sản khi bán gỗ khai thác từ rừng.

-         Hướng dẫn thủ tục vận chuyển gỗ từ rừng đến cơ sở chế biến.

-         Hướng dẫn cách đo đếm xác định khối lượng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. 1.Bộ NN&PTNT (2019), QĐ số 1558/QĐ-BNN-TCLN ngày 13/04/2021 công bố hiện trạng rừng trên toàn quốc năm 2020.
  2. 2.Bộ NN&PTNT (2020), Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
  3. 3.Tổng cục Lâm nghiệp (2020), Báo cáo tại hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành năm 2020 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 của TCLN,6/1/2021.
  4. 4.Tổng cục lâm nghiệp (2020), Lâm nghiệp Việt Nam, 75 năm hình thành và phát triển (1945-2020).
  5. 5.Mạng lưới các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VNGO-FLEGT) (2015) , Nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng tiêu chuẩn gỗ hợp pháp cấp hộ gia đình tại tỉnh Nghệ An.
  6. 6.Nguyễn Thanh Hiền, Vũ Thị Bích Hợp, Vũ Thế Thường (Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền Vững SRD) (2020), Hiện trang về hộ trồng rừng và doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sản xuất gỗ trước khi thực thi VPA/FLEGT

--------------------------------------

 



[1] TS. Đinh Đức Thuận - Hội chủ rừng Việt Nam

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt