MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tin tưởng vào việc phục tráng thành công những giống lúa nếp bản địa

Trong các ngày từ 2/11 đến 11/11, Trung tâm SRD đã phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La, UBND huyện Thuận Châu và UBND 2 xã Muổi Nọi và Bon Phặng tổ chức 08 hội thảo đầu bờ về mô hình lúa Thông minh với khí hậu (CSR) và Phục tráng giống lúa nếp bản địa. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ của dự án “Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp cho nhóm cộng đồng nghèo nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu tại tỉnh Sơn La”, do tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới và tổ chức Manos Unidas tài trợ.

Mỗi hội thảo đã thu hút từ 45 đến gần 60 đại biểu, người dân tham gia. Các đại biểu từ cấp tỉnh đến các thôn/bản đã được đi thăm, quan sát, nghe báo cáo kết quả và thảo luận về quá trình canh tác lúa CSR và Phục tráng giống lúa bản địa tại các ruộng mô hình trình diễn. Sau đó, tại hội trường, các đại biểu, người dân và học viên tại 8 bản đã tiếp tục cùng trao đổi, chia sẻ nhiều hơn những kinh nghiệm và kết quả của hoạt động nói trên.

Việc hướng dẫn người dân trực tiếp canh tác lúa CSR và Phục tráng lại các giống lúa nếp bản địa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn những nguồn gen quý về lúa cũng như đảm bảo hệ sinh thái nông nghiệp, tránh những tác động xấu từ các giống lúa lai và tình trạng phụ thuộc của người dân về việc lạm dụng phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật (đặc biệt là hóa chất diệt cỏ). Hoạt động này cũng góp phần thúc đẩy chính quyền địa phương có những hành động mang tính chiến lược trong việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trong nông nghiệp tại 2 xã dự án nói riêng và huyện Thuận Châu nói chung.

Tính đến nay, sau hai vụ thực hiện canh tác lúa CSR, 240 hộ dân tại 8 bản trong dự án đã nhận thức được việc cấy lúa CSR là rất có ý nghĩa. Đã có 200 hộ gia đình áp dụng cấy lúa CSR tại ½ diện tích ruộng của gia đình. Tất cả các hộ cấy lúa CSR đều dùng giống lúa thuần, tuyệt đối không dùng giống lai. Các hộ cấy lúa đều giảm được từ 50 đến 60% lượng thóc giống. Họ đã sử dụng phân chuồng ủ hoai nhiều hơn và biết cách bón phân cho cây lúa theo đúng thời điểm nên đã tiết kiệm được khoảng 30% chi phí mua phân bón hóa học. Không sử dụng thuốc diệt cỏ và giảm được từ 2 đến 3 lần phun thuốc BVTV cho mỗi vụ. Năng suất cấy lúa theo CSR cũng tăng từ 20 đến 30%. Những kết quả như trên đã được nhiều người dân chia sẻ, kể lại trong các hội thảo đầu bờ, cũng như trong các buổi tập huấn mà Trung tâm SRD và Chi cục TT và BVTV tỉnh Sơn La thực hiện.

Đối với thí nghiệm về phục tráng giống lúa nếp bản địa. Sau một vụ thí điểm, người dân đã nhận ra rằng những cách mà họ để lúa giống theo kinh nghiệm truyền thống đã không chính xác. Cụ thể là tại các ruộng mô hình thí điểm giống lúa Tan Lanh và Tan Nhe của họ đã bị lẫn tạp từ 4 đến 7 loại giống lúa nếp khác nhau. 240 học viên tại 8 bản cũng được trải nghiệm rằng, việc lẫn tạp nhiều loại giống lúa sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc chăm sóc và năng suất bởi mỗi giống lúa sẽ có những nguồn gen khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng khác nhau… nên cách chăm sóc sẽ khác nhau. Dự án hy vọng rằng, sau 3 năm thực hiện, dự án này sẽ hỗ trợ người dân phục tráng lại được ít nhất là 02 giống lúa nếp bản địa rất quý là Tan Lanh và Tan Nhe.

HT đầu bờ SRD1-compressed

HT đầu bờ SRD2-compressed

HT đầu bờ SRD4-compressed

HT đầu bờ SRD3-compressed

HT đầu bờ SRD6

HT đầu bờ SRD-compressed

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt