MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

HỘI THẢO "TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM SÁT ĐỘC LẬP CỦA CÁC TCXH VÀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG VỀ THAY ĐỔI RỪNG"

Trong khuôn khổ của dự án “Trao quyền cho các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương tham gia có hiệu quả vào việc thực hiện Chương trình giảm phát thải của Việt Nam, các hoạt động nâng cao năng lực của các TCXHs và LCs, xác định điều kiện và khoảng trống để họ tham gia hiệu quả vào giám sát thay đổi rừng, các cuộc họp đối thoại với các nhà hoạch định chính sách địa phương đã được tổ chức tại 6 tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ trong thời gian từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 2 năm 2019. Cuộc hội thảo đối thoại với các nhà hoạch định chính sách cấp quốc gia là một hoạt động tiếp theo để đưa các vấn đề lên các nhà hoạch định chính sách cấp trung ương đống thời khuyến nghị cơ chế/hệ thống giám sát thay đổi rừng độc lập do TCXH và người dân chủ động để áp dụng và triển khai trong khuôn khổ Đề án Giám phát thải Bắc Trung bộ, khi được phê duyệt và triển khai. Hai hội thảo này nằm trong Kế hoạch Phối hợp 2018-2019 ký tháng 7 năm 2018 giữa Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Tổng cục Lâm nghiệp. 

Vào phiên buổi sáng của buổi Hội thảo, chủ đề thảo luận đó là tăng cường sự tham gia, tăng cường nâng cao hiệu quả giám sát của TCXH với sự thay đổi của rừng, mà thay đổi của rừng từ các chuyên gia thay đổi theo chiều hướng âm tức là mất rừng và suy thoái rừng, còn chiều gia tăng này cũng tạo ra lượng để tạo thu nhập, nói đến REDD+, tóm lại rừng không bị suy giảm về diện tích, trữ lượng ngoài ra còn tăng về diện tích, trữ lượng, phẩm chất, kết cấu của trữ lượng rất quan trọng. Kết thúc phiên họp buổi sáng Phó tổng cục trưởng, Tổng cục Lâm Nghiệp – Ông Phạm Văn Điển chia sẻ: “Tổng cục Lâm nghiệp đánh giá cao ý tưởng và sáng kiến của SRD, nhà tài trợ, nhà khoa học, chuyên gia tư vấn liên quan đến chủ để hội thảo hôm nay. Tổng cục cũng sẵn sàng hỗ trợ, khi có văn bản gửi chính thống đề nghị TCLN hỗ trợ các sản phẩm của hội thảo ngày hôm nay, chúng tôi sẽ dựa vào đó làm tờ trình trình lên lãnh đạo cấp trên, một văn bản như văn bản kèm theo bộ hồ sơ.”

1A

                         Phó tổng cục trưởng, Tổng cục Lâm Nghiệp – Ông Phạm Văn Điển phát biểu kết thúc phiên sáng

IMG 1

Đại diện CIAT – Ông Louis Reymondin đã có bài giới thiệu về hệ thống quan trắc biến động lớp phủ thực vật gần thời gian thực Terra-i vào phiên chiều của buổi hội thảo

Sau chuỗi các hoạt động tập huấn về Terra-I tại huyện Tương Dương, Nghệ An trong tháng 5 vừa qua, các chính quyền địa phương cùng người dân địa phương đánh giá cao tính ứng dụng của Terra-I trong công cuộc giám sát sự thay đổi của tài nguyên rừng. “Terra-I rất phù hợp để người dân kiểm tra rừng của mình đã được giao, trước đây đi kiểm tra rừng thủ công, nay nếu được hỗ trợ của công nghệ thì hiệu qủa hơn. Tương Dương có ít diện tích đất Nông nghiệp nên nguy cơ xâm lấn rừng để làm Nông nghiệp là cao, do đó nếu chủ rừng hộ gia đình quan tâm áp dụng công nghệ này để giám sát được diện tích rừng của mình có bị xâm lấn không” – Ông Lô Văn Thanh, Phó phòng Nông nghiệp huyện Tương Dương chia sẻ.

IMG3
Ông Trần Ngọc Tuệ - Đại diện SRD đã trình bày về bản dự thảo Đề xuất về hệ thống giám sát độc lập của các Tổ chức xã hội và Cộng đồng địa phương về thay đổi rừng. 
Các đại biểu tham gia cũng đã có những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện cơ chế này. 
IMG4
                                         Ông Hoàng Xuân Thủy – PanNature đưa ra ý kiến đóng góp về Đề xuất FCIMIMG2
                                                                                    Các đại biểu tham dự hội thảo

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt