MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

CUỘC HỌP LẦN THỨ 7 CỦA NHÓM NÒNG CỐT ĐA BÊN VỀ HIỆP ĐỊNH VPA/ FLEGT

Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam được điều chỉnh ở nhiều văn bản pháp luật. Đó là nội dung trong báo cáo giải trình của đại diện cơ quan chủ trì xây dựng Nghị định quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) tại cuộc họp Nhóm nòng cốt thực thi đa bên về Hiệp định VPA/FLEGT lần thứ 7 tổ chức ngày 6/11/2019 tại Hà Nội.

Ngày 19/10/2018, Chính phủ Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã ký Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) Hiệp định có hiệu lực từ ngày 01/6/2019. Để thực hiện Hiệp định, Việt Nam sẽ xây dựng và vận hành VNTLAS nhằm đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam có nguồn gốc hợp pháp, bao gồm việc xác minh một cách hệ thống để đảm bảo các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gỗ được khai thác và mua bán hợp pháp phù hợp với pháp luật của quốc gia khai thác. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) giao cho Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì xây dựng Nghị định về VNTLAS từ tháng 12/2018 và tháng 2/2019, Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN) giao cho Cục kiểm lâm chủ trì xây dựng Nghị định về VNTLAS.
Ngày 27/5/2019, Dự thảo Nghị định VNTLAS đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ NN&PTNT để lấy ý kiến góp ý của các cá nhân, tổ chức có kiên quan và đối tượng chịu tác động của Nghị định. Một số cuộc họp, hội thảo tham vấn góp ý cho dự thảo Nghị định đã được TCLN phối hợp tổ chức ở một số địa phương (Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định, Tp HCM...). Đến ngày 7/10/2019 Bộ NN&PTNT nhận được 70 văn bản góp ý với 402 ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh, các tổ chức xã hội (Trong đó có góp ý của SRD). Nhiều ý kiến góp ý cả bằng văn bản, cũng như trong cuộc họp Nhóm nòng cốt đa bên lần thứ 6 và thứ 7 cho rằng dự thảo Nghị định VNTLAS chỉ quy định “Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đối với nhập khẩu, xuất khẩu gỗ, các sản phẩm gỗ; tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ; cấp giấy phép FLEGT” là chưa hợp lý. Bởi theo điều 8 của Hiệp định VPA/FLEGT và Điều 69 Luật Lâm nghiệp thì Hệ thống VNTLAS là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các loại gỗ và sản phẩm gỗ tham gia chuỗi cung ứng mà không căn cứ vào mục tiêu hay thị trường khách hàng (tức là không chỉ bao gồm các trường hợp nhập khẩu, xuất khẩu, mà cả các trường hợp tiêu thụ nội địa).
Với ý kiến góp ý trên đại diện cơ quan chủ trì xây dựng Nghị định đã giải trình rằng VNTLAS được điều chỉnh ở nhiều văn bản, quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp, hải quan, ngoại thương, đất đai, lao động, xử lý vi phạm hành chính…Trong lĩnh vực lâm nghiệp thì sau khi Luật lâm nghiệp được ban hành, Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã ban hành 4 nghị định, 7 thông tư để quy định chi tiết việc thực hiện luật trong đó có nhiều nội dung liên quan đến VNLAS. Đồng thời chính phủ VN cam kết về nội luật hóa Hiệp định VPA/FLEGT chỉ tập trung vào 4 nội dung chính là: i) quản lý gỗ nhập khẩu, ii) phân loại doanh nghiệp; xác minh xuất khẩu và cấp phép FLEGT (Tờ trình số 1371 của Bộ NN&PTNT ngày 27/2/2019, Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 25 ngày 23/4/2019). Dự thảo Nghị định VNTLAS chỉ quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ bởi việc phân loại phân loại doanh nghiệp khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến không phù hợp với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và không tạo thuận lợi, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện tại Bộ tư pháp đã tiến hành thẩm định dự thảo Nghị định VNTLAS. Theo kế hoạch cơ quan chủ trì xây dựng Nghị định sẽ tiến hành giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ tư pháp để hoàn thiện dự thảo Nghị định trình Chính phủ để lấy ý kiến các thành viên Chính phủ. Sau khi nhận được các ý kiến từ Chính phủ, dự thảo Nghị định sẽ tiếp tục được hoàn thiện để tháng 12/2019 sẽ trình Chính phủ xem xét ban hành.
Nhóm nòng cốt thực thi đa bên về Hiệp định VPA/FLEGT (Nhóm nòng cốt đa bên được thành lập ngay sau khi hai bên kết thúc đàm phán (tháng 5/2017) với chức năng là đầu mối điều phối và thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình thực thi Hiệp định VPA/FLEGT ở Việt Nam và hỗ trợ Ủy ban thực thi chung (JIC) trong việc giám sát, đánh giá việc thực thi Hiệp định. Nhóm nòng cốt đa bên hoạt động theo cơ chế mở, hiện nay có 38 tổ chức tham gia gồm: cơ quan quản lý nhà nước; hiệp hội ngành nghề; tổ chức xã hội; tổ chức phi chính phủ; đơn vị nghiên cứu. Nhóm nòng cốt do 1 lãnh đạo của TCLN và 1 đại diện của nhóm (luân phiên) làm đồng chủ tịch và nhóm sẽ báo cáo trực tiếp lên JEM và JIC về những khuyến nghị của nhóm. 

2222

 

11111

Cuộc họp Nhóm nòng cốt thực thi đa bên về Hiệp định VPA/FLEGT lần thứ 7 (Ảnh SRD)

 
Đối tác chiến lược ngành in

in bạt