MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

HỘI THẢO RA MẮT BÁO CÁO “HIỆN TRẠNG ĐẤT ĐAI KHU VỰC SÔNG MÊ KÔNG”

Buổi ra mắt Báo cáo “Hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Kong” (SoL) có sự tham dự của các thành viên thuộc cơ quan chính phủ, Ủy ban Quốc gia, - đại diện của các tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế, và các thành viên trong cộng đồng nghiên cứu. Bà Vũ Thị Bích Hợp, Chủ tịch Hội đồng quản lí kiêm Giám đốc điều hành của Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) đã được mời làm diễn giả phiên thảo luận bàn tròn cùng với đại diện của Chính phủ và tổ chức Oxfam.

PB081191

Các đại biểu tham dự buổi hội thảo ra mắt báo cáo. Ảnh SRD

Được điều phối bởi Trung tâm Phát triển và Môi trường (CDE) và Dự án quản trị đất đai khu vực sông Mê Công (MRLG), Báo cáo SoL là kết quả của một quá trình nghiên cứu và tham vấn lâu dài trong khu vực sông Mê Kông và trên toàn thế giới; bố cục của báo cáo xoay quanh 5 lĩnh vực:i) con người phụ thuộc vào đất đai; ii) cơ sở tài nguyên đất; iii) Phân phối tài nguyên đất trong xã hội; iv) công nhận và hợp pháp hóa quyền đối với đất đai của hộ nông dân sản xuất nhỏ; v) và quản trị đất đai.Đại diện các tổ chức CSOs, bà Hợp tham gia phiên tọa đàm cùng vớinhóm các chuyên gia bao gồm; Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Nguyên Giám đốc IPSARD; Ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc Quốc gia, Oxfam tại Việt Nam; và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thọ, Cục trưởng Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất, Tổng cục Quản lý đất đai. Thảo luận bàn tròn tập trung vào vấn đề:v Chính phủ Việt Nam nên làm gì để có thể bảo vệ và bảo đảm quyền hưởng dụng của các hộ nông dân sản xuất nhỏ.

PB081195

Các diễn giả tại phiên thảo luận bàn tròn. Ảnh: SRD

Với kinh nghiệm của SRD từ Chương trình FLEGT và REDD +, bà Hợp đã chia sẻ quan điểm của mình về các vấn đề liên quan đến quản lý đất đai và giới. Bà Hợp cho biết, hiện nay có 1,5 triệu hộ gia đình với tổng diện tích 1,6 triệu ha rừng trồng. Theo kết quả khảo sát mà SRD thực hiện năm 2018 với 500 hộ gia đình ở 4 tỉnh, khoảng 16,4% hộ không có bằng chứng hợp pháp về việc sửa dụng đất rừng. Ngoài ra, 25% hộ gia đình được phỏng vấn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (LURCs) dưới tên cả chồng và vợ, 64% hộ có giấy chứng nhận chỉ đứng tên chồng. Điều này khiến phụ nữ có nguy cơ cao bị loại khỏi việc tiếp cận vốn, bảo hiểm đào tạo và ký kết hợp đồng kinh doanh.

PB081202

Bà Hợp phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh SRD

Sự kiện này là một cơ hội lớn cho các bên liên quan như các cơ quan Chính phủ, học giả và các cá nhân, tổ chức làm trong lĩnh vực phát triển, kinh tế, các phương tiện truyền thông về các vấn đề môi trường, xã hội, rừng, đất đai để thảo luận các vấn đề quan trọng có liên quan đến đất đai ở Việt Nam, và cách chúng được giải quyết trong các quy định chính sách và trên thực tiễn như thế nào.

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt