MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Canh tác nông nghiệp thông minh với khí hậu - Con đường hướng đến Tiết kiệm sự sống và Bền vững sinh kế

 

 

C2E2CC08B69A471EBD00291732FFE5FA     ddfd8d8e-1c89-11e8-b90f-56c566ee3692  

Hưởng ứng Ngày Thế giới Chống Sa mạc hóa và Hạn hán (Ngày 17 tháng 6), Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) - một quan sát viên của CSO, với Dự án “Bảo tồn và Phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp cho các cộng đồng nghèo nhằm thích ứng với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Sơn La” (2018-2020), đã tổ chức sự kiện Lập nhóm kinh doanh trong vùng dự án (Xã Muổi Nọi và xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) từ ngày 9/6/2020 đến 12/6/2020. Mục đích của hoạt động này nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa những người nông dân địa phương và các bên liên quan để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp an toàn và sản phẩm hữu cơ được sản xuất từ các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu của dự án. Một vài điểm nổi bật về kết quả của dự án được trình bày dưới đây.

Canh tác lúa CSR 2\

 CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU - CON ĐƯỜNG HƯỚNG ĐẾN TIẾT KIỆM SỰ SỐNG VÀ BỀN VỮNG SINH KẾ

 

Tình trạng thiếu lương thực hoặc mất an ninh lương thực (ANLT) luôn là vấn đề quan tâm của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biệt khi đứng trước những biến động có liên quan đến biến đổi khí hậu (BĐKH), sự xuống cấp của môi trường sống, sự suy thoái tài nguyên bao gồm vấn đề suy giảm của diện tích đất nông nghiệp, tình trạng mất cân bằng đa dạng sinh học gây ra nhiều dịch bệnh dẫn đến mất mùa, xung đột sắc tộc…. Việc đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh BĐKH và xuống cấp của môi trường sống, vì vậy, không chỉ là trách nhiệm của các Chính phủ mà còn là của các tổ chức Liên hiệp quốc, các tổ chức Phi chính phủ và tổ chức xã hội dân sự khác.

 

Canh tác cà phê bền vững

 

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) là một tổ chức Phi chính phủ chuyên nghiệp hàng đầu của Việt Nam, được thành lập từ năm 2006, hoạt động đa lĩnh vực, trong đó chú trọng hoạt động về Nông – Lâm nghiệp, hướng đến các cộng đồng dễ bị tổn thương, giúp họ có quyền kiểm soát các nguồn lực và làm chủ cuộc sống trong một môi trường an toàn. Sứ mệnh của SRD là làm việc với tất cả các bên liên quan từ trung ương tới địa phương, mong muốn tạo ra sự thay đổi thực sự ở cả cấp độ hoạch định và thực thi chính sách hướng đến các cộng đồng dễ bị tổn thương. Những chương trình can thiệp của SRD đều hỗ trợ các cộng đồng tập trung xóa đói nghèo, bảo vệ môi trường, thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH, nâng cao năng lực quản trị cho người dân để họ quản lý tốt hơn quá trình phát triển của mình, đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế bền vững.

            Một trong những Dự án nổi bật của SRD đang được thực hiện dựa trên tiếp cận canh tác dựa vào tự nhiên, hướng tới canh tác hữu cơ là Dự án “Bảo tồn và Phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp cho nhóm cộng đồng nghèo nhằm ứng phó với BĐKH tại tỉnh Sơn La”, do tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (Đức) và Manos Unidas (Tây Ban Nha) tài trợ. Những hoạt động mà dự án can thiệp là các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSAs) nhằm nâng cao kiến thức canh tác dựa vào tự nhiên, sử dụng các đầu vào hữu cơ để nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập, đảm bảo ANLT đồng thời giảm thiểu tác hại đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với BĐKH như: a) canh tác lúa thông minh với khí hậu; b) phục tráng giống lúa bản địa; c) canh tác cà phê bền vững; d) bảo tồn và phát triển chăn nuôi gà bản địa theo phương pháp an toàn sinh học….

Những mô hình canh tác mà dự án giới thiệu đến cộng đồng đều có chung một cách tiếp cận đó là sử dụng những nguồn giống cây trồng và vật nuôi bản địa nhằm tăng sức chống chịu, khả năng thích ứng với BĐKH; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ nhờ tận dụng tối đa phế phụ phẩm nông nghiệp và trồng xen những cây họ đậu nhằm cải tạo và duy trì chất lượng đất canh tác, giảm sử dụng phân bón hóa học và hóa chất BVTV; sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc gia cầm để tiết kiệm chi phí đầu vào cũng như bảo vệ môi trường sống… Nhờ kiên trì áp dụng, sau hơn hai năm thực hiện, năng suất lúa canh tác theo phương pháp thân thiện với môi trường đã tăng lên 26,2%, năng suất cà phê canh tác theo hướng hữu cơ tăng 19,1%, quy mô chăn nuôi gà bản địa tăng trung bình là 29,8%, (trước dự án khoảng từ 20 đến 50 con/hộ/năm tăng lên từ 50 đến 300 con/hộ/năm). Việc tăng trưởng về năng suất và quy mô sản xuất cây trồng vật nuôi đã giúp người dân tại vùng dự án có thể chủ động được nguồn lương thực, thực phẩm tại chỗ, tăng thu nhập và tăng bền vững của các hoạt động sinh kế, đặc biệt có ý nghĩa trong hoàn cảnh xảy ra đại dịch COVID 19 vừa qua.

Bên cạnh những tăng trưởng về năng suất, việc áp dụng các mô hình CSA còn giúp người dân tạo ra những sản phẩm chất lượng, giảm phát thải một số loại khí nhà kính như Nito oxit (N2O), Amoniac (NH4), Metan (CH4) từ việc hạn chế tối đa sử dụng các loại giống lai, hóa chất BVTV, thức ăn chăn nuôi công nghiệp…. Đặc biệt, các mô hình CSAs đóng góp đến tăng đa dạng của các loài thiên địch trên đồng ruộng (từ 3 loài tăng lên 11 loài sau 2 năm thực hiện dự án), giúp bảo vệ cây trồng một cách tự nhiên, giảm dư tồn chất hóa học trong đất, nguồn nước. Đây là một điều đặc biệt quan trọng, khi về mặt lâu dài nó sẽ giúp cho hệ sinh thái (đặc biệt là hệ sinh thái nông nghiệp) trở nên đa dạng, cân bằng và bền vững, giúp người dân thích ứng tốt hơn cũng như giảm thiểu được những tác động bởi BĐKH. Môi trường sống nhờ vậy được cải thiện, sinh kế bền vững hơn.

Tóm lại, việc phát triển các mô hình canh tác nông nghiệp thông minh với khí hậu qua tăng cường sử dụng các đầu vào từ tự nhiên, giảm và tiến đến xóa bỏ sử dụng chất hóa học là con đường bền vững để hướng tới đảm bảo cuộc sống và sinh kế lâu dài cho người dân, đặc biệt là những nước thuần về nông nghiệp lại chịu nhiều tác động tiêu cực do BĐKH như Việt Nam.

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt