MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

HỘI THẢO CÔNG BỐ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN THUẬN CHÂU

HỘI THẢO CÔNG BỐ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN THUẬN CHÂU

Ngày 26/06/2021, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) đã phối hợp với UBND huyện Thuận Châu, Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La tổ chức Hội gia của 42 thành viên đến từ Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và PTNT), các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, đại diện trường Đại học Tây Bắc, Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Nông lâm nghiệp Tây Bắc, Trung tâm khuyến nông, Chi cục TT và BVTV và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La. Tại huyện và xã 09 thành viên là đại diện lãnh đạo của UBND,các ban ngành của huyện Thuận Châu 09 người đại diện cho lãnh đạo các xã dự án) cùng các đại diện của các cơ quan truyền thông địa phương.

dvcd.jpg

 

sdfd.jpg

Hội thảo đã nghe chuyên gia về BĐKH Báo cáo kết quả VCCA của dự án VM070 và báo cáo, đánh giá của các diễn giả về biến đổi khí hậu tại Sơn La nói chung và huyện Thuận Châu nói riêng trong 20 năm trở lại đây cho thấy tổng lượng mưa hàng năm tăng khoảng 150mm nhưng phân bố khắc nghiệt hơn; số ngày bị ảnh hưởng do hoàn lưu bão tăng gấp 03 lần nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,7 độ C; hạn hán và mùa khô kéo dài hơn; ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và La Nina ngày càng rõ rệt. Hậu quả của BĐKH đã làm cho đời sống của người dân ở các khu vực này bị ảnh hưởng nặng nề như thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất, thiệt hại cho sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa, cà phê trên địa bàn huyện Thuận Châu.

 

dfcvdrf.jpg

 

Tại Hội thảo, các ý kiến được đưa ra nhằm thảo luận các vấn đề liên quan đến tác động của BĐKH trong sản xuất nông – lâm nghiệp; các chính sách phát triển nông – lâm nghiệp và mô hình nông nghiệp thích ứng với BĐKH đã được triển khai trên địa bàn huyện Thuận Châu và tỉnh Sơn La. Nhóm chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị, cần có chiến lược tổng hợp về chính sách, thị trường, kỹ thuật và đào tạo tại Thuận Châu nhằm hỗ trợ người dân nâng cao nhận thức, khả năng đối phó và thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan do BĐKH gây ra; quy hoạch đất rừng, đất nông nghiệp và đất ở có sự hài hòa và hợp lý để đảm bảo nguồn nước chung. Các can thiệp cụ thể là tăng cường các kỹ thuật canh tác thích ứng với khí hậu cũng như trồng các loài cây gỗ bản địa có khả năng chống chịu và phòng chống sương muối băng giá cũng như tăng cường khả năng giữ nước và chống sạt lở đất.

Theo ông Cầm Bun Lộc, Phó trưởng phòng Quản lý môi trường, Sở TN&MT Sơn La, một số giải pháp kỹ thuật được đưa ra như chuyển đổi cơ cấu, giống cây trồng giảm nhẹ thiên tai phù hợp với từng ngành, lĩnh vực; lồng ghép chương trình ứng phó với BĐKH vào phát triển nông thôn mới., vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH; chủ động chuẩn bị các phương án, điều kiện phòng tránh và và giảm nhẹ thiên tai phù hợp với từng ngành, lĩnh vực; lồng ghép chương trình ứng phó với BĐKH vào phát triển nông thôn mới.

edfcd.jpg

Kết thúc hội thảo, các bên tham gia đã thống nhất chương trình hành động trong thời gian tiếp theo, trong đó có đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ phát triển nông – lâm nghiệp thích ứng với BĐKH.

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt