MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tập huấn về Quản lý, điều tiết và sử dụng nguồn nước bền vững tại vùng núi cao Tây Bắc

 

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tại các tỉnh vùng núi Tây Bắc nói chung và các xã, bản thuộc tỉnh Sơn La nói riêng, tình trạng căng thẳng về nước theo mùa ngày càng trầm trọng. Điều này không chỉ làm gia tăng rủi ro thiên tai mà còn tạo áp lực vô cùng lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi nói riêng.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án đầu tư cho công tác khai thác, sử dụng các nguồn nước phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt của dân nhân ở các vùng núi cao như xây các bể chứa hay làm công trình nước tự chảy thông qua Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 135). Có thể nói, Chương trình 135 đã đạt được nhiều thành tựu, tập trung vào đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng kinh tế - xã hội với các công trình hỗ trợ tưới tiêu, nhà sinh hoạt cộng đồng và nhiều mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất khác nhằm hỗ trợ, cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Theo chị Quỳnh Anh, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông nghiệp tỉnh Sơn La, hiện nay, toàn tỉnh Sơn La hiện nay có hơn 1400 công trình cấp nước. Đến nay, các công trình đó đã mang lại một số hiệu quả nhất định, tuy nhiên tình trạng thiếu nước ở những khu vực vùng núi vẫn xảy ra thường xuyên, nhất là vào mùa khô hạn. Không chỉ vậy, các công trình cấp nước hiện nay đã xuống cấp hoặc bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết nên không đảm bảo được nguồn cung cho người dân để sinh hoạt và phát triển kinh tế. Tỷ lệ của các công trình cấp nước được đánh giá là hoạt động kém hiệu quả là rất cao (56%). Đặc biệt, đây đều là những công trình với quy mô nhỏ lẻ, phân tán, tự phát do người dân lấy nước từ các hệ thống sông, suối, khe, giếng đào nên khả năng cấp nước cho mùa khô hạn chế, chất lượng nước không được đảm bảo cho sinh hoạt.

          Từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2023, dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp tại vùng núi cao Tây Bắc” do tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (BftW) tài trợ, được Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) thực hiện và phối hợp với UBND huyện Thuận Châu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La triển khai các hoạt động tại 4 xã dự án gồm Muổi Nọi, Bon Phặng, Nậm Lầu và Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

SL1.png

          Cho đến nay, sau gần một năm thực hiện, nhiều hoạt động của dự án đã được thực hiện, trong đó có hoạt động đánh giá cung – cầu nước; thành lập các Hội dùng nước tại 16 bản thuộc 4 xã dự án. Tuy nhiên, với thực trạng như việc quản lý, điều tiết và sử dụng nguồn nước chưa hợp lý cũng như cơ sở hạ tầng của các bể chứa, đường ống dẫn nước đã xuống cấp đã dẫn đến tình trạng khan hiếm hoặc lãng phí nước, đặc biệt trong 5 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, một số bản phải dùng chung nguồn nước đã gây ra những xung đột trong việc quản lý và sử dụng nguồn nước giữa các bản. Từ thực trạng nêu trên, Trung tâm SRD đã tổ chức các lớp tập huấn về Quản lý, điều tiết, thu phí duy tu bảo trì hệ thống nước sinh hoạt cho 254 thành viên (85 nữ và 169 nam) của 16 Hội người dùng nước trong thời gian từ ngày 13 đến ngày 21 tháng 12 năm 2021.

SL2.png

          Thông qua các ngày tập huấn, những thành viên đã được tìm hiểu rõ về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước tại nông thôn và miền núi như tình trạng sử dụng thuốc diệt cỏ, trừ sâu; khai thác và điều tiết nước không hợp lý; tình trạng mất rừng dẫn đến giảm khả năng giữ nước; và dân số gia tăng. Bên cạnh đó, khóa tập huấn cũng đã cung cấp, trang bị thêm cho các học viên thông tin để tính nhu cầu sử dụng nước của mỗi người (ví dụ 100 lít nước/người/ngày) để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục các tồn tài, thực trạng như bố trí hợp lý các bể chứa, điều chỉnh thời gian cấp nước, tận dụng thùng nhựa trữ nước, lắp đồng hồ đo nước. Không chỉ vậy, hiện nay các tổ/nhóm quản lý nước đang gặp những khó khăn trong việc thu phí duy tu, bảo dưỡng vì vậy trong phần thảo luận mở ở mỗi lớp tập huấn, giảng viên và các học viên đã cùng nhau đặt câu hỏi và đưa ra ý kiến cũng như giải pháp để hỗ trợ khắc phục khó khăn của người dân trong việc duy trì hoạt động của các tổ/nhóm quản lý nước cũng như phí bảo dưỡng các mó, bể, ống dẫn nước.

SL4.png

 

 

          Tham dự tại một lớp tập huấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu Nguyễn Xuân Hoàng đã chia sẻ rằng: “So với các địa phương khác phải mua từng xe, từng can nước để sử dụng và phải tận dụng nguồn nước cực kỳ tiết kiệm; trong khi đó, tại tỉnh Sơn La, nguồn nước có dồi dào hơn nhưng nếu vì thế mà chúng ta không bảo vệ, không có phương án để quản lý, điều tiết hợp lý và sử dụng tiết kiệm thì chúng ta cũng phải đối mặt với tình trạng phải đi mua nước để sử dụng trong tương lai gần. Như giảng viên đã trình bày, ngoài nước tự nhiên từ các mó hay khe nước, bà con cũng cần tận dụng, dự trữ nguồn nước mưa để có thể sử dụng trong mùa khô hạn. Không chỉ vậy, bà con cũng có thể bảo vệ nguồn nước thông qua các hoạt động sản xuất, canh tác như hạn chế và tránh tình trạng phun thuốc trừ, diệt cỏ. Mặc dù khóa tập huấn được triển khai, tuy nhiên do tình trạng dịch COVID-19 nên mỗi lớp tập huấn chỉ được giới hạn dưới 30 người, vậy nên sau khi tham dự, bà con có thể về chia sẻ, phổ biến lại những thông tin của lớp học cho những người chưa có cơ hội được tham gia để mọi người cùng nắm được kiến thức về bảo vệ nguồn nước và vệ sinh môi trường để từ đó nâng cao chất lượng nguồn nước và đảm bảo sức khỏe người dân.”

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt