MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Cuộc họp Tổng kết năm 1 - Dự án “Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho các cộng đồng dễ bị tổn thương"

Trong Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật mới nhất, vào năm 2030, Việt Nam có thể giảm tối đa 27% lượng phát thải, 250,8 triệu tấn CO2 tương đương. Thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) là một trong lĩnh vực có đóng góp quan trọng trong quá trình thực hiện cam kết trên. Tại hội nghị COP26, được tổ chức tại Glassgow, Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ; cùng với hơn 100 quốc gia đã tham gia Cam kết giảm phát thải metan toàn cầu vào năm 2030; cùng 140 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng 48 quốc gia tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; cùng 150 quốc gia tham gia Liên minh hành động thích ứng toàn cầu…

 

Dự án “Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho các cộng đồng dễ bị tổn thương (VM069)” được thực hiện tại Vườn Quốc Gia Mũi Cà Mau, BQL RPH Tam Giang của tỉnh Cà Mau với mục tiêu tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học, phát triển rừng ngập mặn góp phần thúc đẩy quá trình hấp thụ Carbon, tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu, đảm bảo sinh kế bền vững và hoà nhập xã hội cho các cộng đồng nghèo và dễ bị tổn thương ở Đồng bằng sông Cửu Long kỳ vọng sẽ góp phần vào trong quá trình thực hiện các cam kết trên của nước ta.

 

tongket691

 

Cuộc họp tổng kết dự án được tổ chức vào ngày 18/03/2022 tại hội trường Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau với sự tham gia của đại diện Tổ công tác dự án, đại diện Sở Khoa học công nghệ, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục kiểm lâm, Trung tâm khuyến nông, đại diện chính quyền huyện, xã cùng đông đảo thành viên Tổ tự quản lâm nghiệp, nhóm sở thích nông dân của dự án.

Qua một năm thực hiện, Dự án “Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho cộng đồng dễ bị tổn thương (VM069)” đã đạt được những kết quả ban đầu rất ấn tượng. Với 14 tổ Tự quản lâm nghiệp cấp ấp (VSFMG) mới thành lập đi vào hoạt động sẽ cấp ấp góp phần tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc hỗ trợ VQG và BQLRPH bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. Các tổ được trang bị thiết bị GPS, trang phục đi rừng, tham gia các lớp tập huấn nâng cao kiến thức về vai trò rừng ngập mặn, biến đổi khí hậu, cùng với kỹ năng thực hiện giám sát rừng bằng phần mềm di động Hoạt động của tổ sẽ góp phần nâng cao khả năng phát triển, tích lũy carbon của rừng, hấp thụ khí nhà kính và hoàn thiện hệ thống phối hợp quản lý rừng ngập mặn từ tỉnh đến địa phương và phát huy vai trò của cộng đồng trong việc thực hiện phối hợp quản lý bảo vệ rừng.

Toanthe

Nhằm đảm bảo ổn định thu nhập, phát triển các sinh kế thích ứng bền vững với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái rừng ngập mặn, 14 nhóm Sở thích nông dân (FG) cho các hộ có nhận giao/khoán đất rừng và 2 nhóm Sở thích nông dân cho các hộ không có đất sản xuất cũng đã được thành lập tại hai vùng dự án. Nhóm sở thích được thành lập với mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, học hỏi các mô hình sinh kế mới, và thí điểm các hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các thành viên. Ngoài ra, hoạt động của nhóm sẽ góp phần tăng cường bảo vệ rừng và hạn chế khai thác gỗ trái phép, vi phạm lâm luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản thân thiện với sinh thái, khí hậu trong rừng ngập mặn và tạo sự liên kết theo chuỗi giá trị. Trong năm đầu tiên, thành viên nhóm sở thích nông dân đã được tham gia các tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, hạch toán kinh doanh được tổ chức trong khuân khổ dự án. Mô hình nuôi Sò huyết và mô hình nuôi Vọp kết hợp nuôi tôm cũng đã được đưa vào triển khai tại 80 hộ trong khu vực VQG Mũi Cà Mau, BQL RPH Tam Giang, hiện đang sinh trưởng và thích ứng tốt với môi trường. Nuôi trồng thủy sản bền vững dưới tán rừng ngập mặn sẽ là chìa khóa để cộng đồng dân cư thích ứng bền vững với Biến đổi khí hậu. Thông qua các hoạt động này tạo điều kiện cho ngư dân có cơ hội hiểu rõ về quy trình nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, các kỹ thuật nuôi Sò huyết, Vọp kết hợp với tôm để nâng cao hiệu quả kinh tế, các kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh, hạch toán chi phí sản xuất và tiếp thị sản phẩm. Sự đoàn kết và liên kết thông qua các tổ, nhóm liên kết là một hoạt động cực kỳ quan trọng, cần thiết, mang lại ý nghĩa và đóng góp lớn cho sự thành công của dự án.

Trong quá trình thực hiện dự án, trung tâm đã nhận được sự ủng hộ và phối hợp lớn của đối tác, người dân địa phương trong suốt quá trình triển khai các hoạt động của dự án.

Đại diện Sở KHCN Cà Mau chia sẻ “Rất ấn tượng với các mục tiêu của dự án, đặc biệt là mục tiêu tăng cường trữ lượng carbon, điều tra và khảo sát trữ lượng Carbon, trong thời gian tới mong muốn dự án tiếp tục nghiên cứu, phát triển, phối hợp các cơ quan chuyên môn thực hiện mục tiêu này

Tranan

Ông Trần Ẩn, đại diện Tổ tự quản tại BQL RPH Tam Giang chia sẻ “Chúng tôi rất vui mừng và trân trọng cảm ơn trung tâm và các cơ quan địa phương đã xây dựng và thực hiện dự án tại địa phương. Trên tinh thần của dự án, chúng tôi sẽ tích cực tham gia, gìn giữ, bảo vệ rừng, hỗ trợ BQL RPH trong công tác phát triển rừng ngập mặn cũng như bảo vệ sinh kế trong tương lai của chúng tôi.

 

Về các mô hình nuôi Sò Huyết, Vọp dưới tán rừng, đại diện nhóm hộ nhận hỗ trợ gửi lời cảm ơn dự án, các đơn vị phối hợp đã khảo sát, hỗ trợ để đưa vào sản xuất thí điểm tại địa phương, tại hộ gia đình. Các hộ dân cam kết sẽ đóng góp công sức, thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật, phối hợp chặt chẽ với dự án để truyền đạt kinh nghiệm, nhân rộng mô hình trong nhóm sở thích nông dân. Trong tương lai, các nhóm sở thích nông dân cũng mong được hình thành các tổ, chuỗi liên kết sản xuất, phát triển đầu ra cho sản phẩm và cải thiện hiệu quả sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình.

Mặc dù đại dịch COVID19 bùng phát mạnh mẽ tại vùng dự án và cả nước trong năm đầu thực hiện các hoạt động. Trung tâm SRD, phối hợp với đối tác, người dân địa phương đã cùng vượt qua khó khăn, nỗ lực và đưa lại những kết quả tích cực cho cộng đồng dân cư VQG Mũi Cà Mau, BQL RPH Tam Giang. Trong thời gian tới, trung tâm SRD sẽ nỗ lực hơn nữa để triển khai các hoạt động, đưa các mục tiêu, kết quả của dự án thành hiện thực.

 

Trung tâm SRD cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các nhà báo, biên tập viên, cơ quan báo chí đã quan tâm và đưa tin truyền thông cho các hoạt động của dự án:

 

 

 

Tổng kết năm thứ 1 triển khai dự án bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho các công đồng dễ bị tổn thương (camau.gov.vn)

Một năm hoạt động của Dự án VM069 tại Cà Mau (camau.gov.vn)

Kết quả thực hiện Dự án VM069 (camau.gov.vn)

Tăng thu nhập cho người dân từ Dự án VM069 (baocamau.com.vn)

Cà Mau: Tăng thu nhập cho người dân từ Dự án VM069 (doanhnghiephoinhap.vn)

Báo Cà Mau - Bài viết | Facebook

Nông nghiệp Cà Mau - KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN VM069 NĂM 2021 VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM 2022 (nongnghiepcamau.vn)

800.000 euro cho dự án bảo vệ rừng ngập mặn (tapchimoitruong.vn)

Chung tay bảo vệ, tái sinh rừng ngập mặn (consosukien.vn)

Khởi động dự án VM069 (camau.gov.vn)

          Khởi động dự án 800.000 EUR bảo vệ rừng ngập mặn, nâng thu nhập người nghèo Cà Mau - VietNamNet

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt