MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Không chỉ là phục hồi chức năng

Trong khuôn khổ dự án“Hỗ trợ người khuyết tật trên địa bàn huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị”, từ ngày 28-31/08/2014, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) đã phối hợp với CLB NKT xã Gio Hải, xã Gio Mỹ và thị trấn Gio Linh tổ chức các buổi tập huấn phục hồi chức năng cho NKT và thân nhân gia đình NKT. Bên cạnh việc cung cấp những kiến thức và kỹ năng giúp nâng cao sức khỏe, phục hồi chức năng cho NKT, các buổi tập huấn đã trở thành nơi NKT và người thân của họ chia sẻ những ưu tư trong cuộc sống, lắng nghe những lời khuyên, tư vấn của giảng viên, từ đó trở nên lạc quan hơn trong cuộc sống.

Kế thừa kinh nghiệm tổ chức tập huấn PHCN năm 2013, đợt tập huấn lần này đã được bà con đánh giá là trực quan, dễ hiểu và rất thiết thực. “Qua một ngày về đây tập huấn, tôi đã được chương trình cung cấp các thông tin về nguyên nhân, biểu hiện bệnh lý thiểu năng trí tuệ, tai biến, và thực hành các bài tập PHCN. Các cô chú đã phổ biến rất chi chu đáo. Chúng tôi đây đều có con em khuyết tật nên những kỹ năng, kiến thức này rất cần thiết. Chúng tôi sẽ về tập lại cho các cháu. Rất chi cám ơn dự án.” - trích lời một người thân tham gia tập huấn PHCN thị trấn Gio Linh.

PHCN 2

Giảng viên mô phạm kỹ năng phục hồi chức năng cho em bé mắc bệnh bại não

Không chỉ dừng lại ở cung cấp các phương pháp tập phục hồi chức năng, đợt tập huấn đã trở thành “diễn đàn” nơi NKT/thân nhân NKT chia sẻ những khó khăn mà bản thân mình hay gia đình mình gặp phải khi nuôi dưỡng NKT. Qua chia sẻ của những người tham gia, có thể thấy nhiều NKT vẫn còn tâm lý mặc cảm, bi quan: “đã là khuyết tật rồi thì còn làm được chi nữa”. Chính vì thế, ngoài những kỹ năng, kiến thức về chăm sóc sức khỏe, PHCN cho NKT, việc chữa trị “khuyết tật trong tâm hồn” cũng rất quan trọng. Bác sĩ Hiền,  giảng viên của đợt tập huấn đã có những chia sẻ chân thành, khích lệ NKT: “Bên cạnh sự giúp đỡ của gia đình, xã hội, bản thân NKT cũng cần nỗ lực tìm kiếm cách thức khắc phục khó khăn, khiếm khuyết của bản thân mình. Đó là cách duy nhất để NKT có thể hòa nhập với cuộc sống. Sự than phiền về những khiếm khuyết trên cơ thể mình chỉ là cái cớ đểtự tách mình ra giữa cuộc đời này, là đi đòi hỏi sự thương hại từ những ngườikhác. Nếu chúng ta chờ đợi sự thương hại ấy mà không tự mình nỗ lực để thay đổi, để giành lấy vai trò, vị thế của mình trong xã hội thì thật sự, cuộc sống chúng ta là cuộc sống của những người tàn tật.”

PHCN 3

Chia sẻ giữa giảng viên và người tham gia

Về phía thân nhân của NKT, bên cạnh nỗi lo cơm áo gạo tiền, vẫn còn đó những nỗi lo lắng mệt mỏi riêng khi không thể hoặc chưa biết làm thế nào để giúp đỡ người thân của mình một cách tốt nhất. Do vậy, tại buổi tập huấn, giảng viên đã tích cực chỉ ra những cách thức đơn giản mà người thân của NKT có thể thực hiện để giúp NKT hòa nhập cuộc sống. Ví dụ như với NKT đi xe lăn, người thân cần chú ý đến thiết kế bậc cấp lên xuống cho xe lăn để NKT có thể di chuyển thuận tiện trong nhà, từ đó chủ động hơn trong cuộc sống hàng ngày. Hay đối với NKT không thể đi lại, vấn đề vệ sinh hàng ngày phụ thuộc vào người thân, người thân có thể thiết kế lại giường để  NKT có thể chủ động hơn. Những thay đổi này tuy nhỏ nhưng có thể giúp NKT giảm sự phụ thuộc vào người thân, có thể hòa nhập tốt hơn mà trước hết là sự hòa nhật từ trong gia đình.

Với những lời chia sẻ chân tình của NKT/thân nhân và sự tư vấn thiết thực, tận tình của giảng viên, các buổi tập huấn PHCN đã không chỉ dừng lại là một buổi tập huấn kiến thức, kỹ năng cải thiện sức khỏe thông thường mà đã giúp NKT và người thân của họ có cái nhìn lạc quan hơn, tích cực hòa nhập cuộc sống.

 - SRD - 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt