MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Hội thảo “Xây dựng chiến lược giảm thiểu tác động của VPA tới các nhóm dễ bị tổn thương”

Với sự hỗ trợ tài chính của Chương trình EU FAO FLEGT trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực cho các CSOs và cộng đồng sống dựa vào rừng để tham gia hiệu quả vào quá trình VPA”, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) đã phối hợp cùng UBND huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và UBND huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, tổ chức hội thảo “Xây dựng chiến lược giảm thiểu tác động của VPA tới các nhóm dễ bị tổn thương” tại địa bàn hai huyện. Hội thảo diễn ra 2.5 ngày, từ 7-9/8 tại Phú Lương và 2 ngày, từ 16-17/8 tại Yên Bình.

Hội thảo này nằm trong chuỗi các hoạt động nghiên cứu đánh giá tác động của VPA tới sinh kế của người dân sống dựa vào rừng, nhằm xây dựng được chiến lược giảm thiểu tác động cho các nhóm tổn thương tại hai địa phương này.

LIA3 a

Hội thảo có sự góp mặt của các đại biểu cấp huyện, xã: UBND Huyện; Hạt kiểm lâm; Phòng Nông nghiệp; Phòng Tài nguyên môi trường; Phòng Công thương/hạ tầng; chi cục thuế, Hội Nông dân; Hội Phụ nữ; UBND xã. Ngoài ra còn có sự tham gia của người dân: đại diện cho các xưởng bóc, băm, xẻ gỗ keo trên địa bàn; đại diện cho các hộ dân trồng rừng trên đất trước là rừng sản xuất nay quy hoạch sang rừng phòng hộ; đại diện cho các hộ dân trồng rừng trên đất chưa được cấp sổ đỏ do đang cập nhật hồ sơ địa chính hoặc đang tranh chấp ranh giới, đại diện cho hộ dân khai thác vận chuyển gỗ, và thu mua sản phẩm sau chế biến.

Đến tham dự hội thảo, các bên đã nêu lên ý kiến của mình về báo cáo phân tích các nhóm dễ bị tổn thương và thể chế có liên quan tới VPA cũng như kênh truyền tải tác động. Tại đây,với sự hỗ trợ của chuyên gia từ Trung tâm SRD, các nhóm đã tự xác định các vấn đề trọng yếu và đồng thời  sử dụng phương pháp xây dựng cây vấn đề, chuỗi kết quả và lý thuyết về sự thay đổi để tìm ra nguyên nhân của vấn đề và xây dựng các giải pháp giảm thiểu rủi ro khi VPA được ký kết và triển khai tại Việt Nam..

LIA3

Bà Nguyễn Thị Kim Thu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Lương, Thái Nguyên, bày tỏ “Đây là lần đầu tôi được tiếp cận với phương pháp mới lạ này, tôi thấy rất thiết thực và dễ làm”. Chị Phan Thị Thu Hương, đại diện cho hộ dân trong Nhóm chế biến xã Yên Bình, tỉnh Yên Bái cho biết “các thầy, cô hướng dẫn rất dễ hiểu” nên “ cảm thấy bản thân cũng như các hộ trồng rừng và buôn bán gỗ có thể tự phân tích vấn đề” và “dần nhận biết mình nên làm gì”. Như vậy, với cách tiếp cận phổ biến thông tin mới,cùng với phương pháp có sự tham gia,lấy người học làm trung tâm của các chuyên gia thuộc Trung tâm SRD, và bằng hình thức thảo luận dân chủ, cán bộ và người dân địa phương nơi đây đã được thực sự tham gia và chủ động nêu lên những suy nghĩ, ý kiến của mình một cách chân thực nhất.

Kết quả của 2 hội thảo này sẽ là đầu vào quan trọng cho báo cáo đánh giá tác động của VPA tới nhóm dễ bị tổn thương và là minh chứng để vận động các nhà đàm phán VPA tại Việt Nam cũng như Châu Âu quan tâm tới các nhóm dễ bị tổn thương khi họ ký kết hiệp định VPA.

- SRD -

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt