MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Ví dụ điển hình về sự thay đổi tích cực của người phụ nữ trong công cuộc phát triển sinh kế bền vững

Chị Bạc Thị San năm nay 48 tuổi, đã có bốn con và một cháu ngoại. Gia đình chị thuộc diện hộ mới thóat nghèo ở Bản Nà Tói, xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu, Sơn La. Trước khi tham gia dự án của SRD, như bao phụ nữ dân tộc thiểu số người Thái khác, chị rất rụt rè, ít nói.
Được tham gia vào hoạt đông của dự án bắt đầu từ tháng Hai năm 2018, chị chọn vào nhóm sở thích phục tráng giống lúa bản địa và được học các lớp dạy kỹ thuật về mô hình lúa thông minh với khí hậu. Tính đến vụ mùa từ tháng Bảy đến nay, chị đã tham gia được bảy buổi học. Được hỏi về cảm nghĩ của mình khi tham gia dự án, chị hồ hởi cho biết: "so với cách trồng lúa trước đây, cách cán bộ dạy bảo trồng lúa tốt hơn, sẽ có ăn thật đấy".

Bạc thị san

Chị San và cháu ngoại

 

Khi tìm hiểu về cách trồng lúa mà gia đình chị áp dụng trước đây, chúng tôi được biết nhà chị cứ gieo ba bốn hạt vào một hốc. Đến nay, chị đã nhận thức được rằng gieo thưa lúa sẽ tốt hơn. Năm nay, ruộng nhà chị áp dụng kỹ thuật cấy lúa thay cho cách gieo sạ, mật độ cấy thưa hơn. Nhìn ruộng lúa của gia đình, chị San phấn khởi bày tỏ: "Thấy ruộng mình tốt hơn ruộng nhà khác không gieo thưa. Nhà mình năm nay làm thử mà ruộng đã tốt hơn người ta rồi".
Về lớp học, chị tiếp tục chia sẻ với chúng tôi: cô giáo trên lớp dạy kỹ lắm, cách bón phân rồi hướng dẫn bắt sâu, nhổ cỏ, theo dõi các loại sâu, bệnh và cả các loại thiên địch. Nhờ áp dụng cách cấy thưa hơn, cây lúa nhà chị năm nay cao, bông dài, đẹp hơn và không bị chết nhiều như mọi năm. Vụ chiêm vừa qua gia đình chị San đã thu hoạch được mười bao lúa, cao hơn hai bao so với mọi năm.

Trước đây, chị San là người nhút nhát, không dám thể hiện mình. Vậy mà nay, nhờ tích cực tham gia các lớp của dự án, chăm chỉ áp dụng kiến thức, kỹ thuật, chị và chồng chị - anh Thái được mọi người trong bản rất nể phục. Chị được nhóm Lúa bầu chọn, đề cử đi thăm quan mô hình đa dạng sinh học nông nghiệp tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Trong buổi họp nhóm, chị San mạnh dạn, tự tin đứng lên chia sẻ về chuyến thăm quan. Chị xúc động nói lời cảm ơn dự án đã cho chị cơ hội đi học hỏi mô hình và bổ sung kiến thức về kỹ thuật, cũng như cách làm ăn để phát triển kinh tế gia đình. Trước mắt, chị sẽ áp dụng ngay mô hình nuôi giun quế để làm thức ăn cho gà và sử dụng mùn làm phân bón. Mô hình này ít tiền, dễ áp dụng lại cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho gà. Chị hy vọng với việc áp dụng nuôi giun quế hữu ích như những gì chị được chứng kiến trong chuyến thăm quan, đàn gà gần sáu mươi con của chị sẽ phát triển khỏe mạnh, mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình.

Bạc thị san 1

Chị San chia sẻ với lớp học

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt