MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Ngày 08/12/2023, tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Trung tâm SRD đã phối hợp cùng Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La tổ chức thành công cuộc họp tổng kết Dự án và thảo luận các giải pháp áp dụng và nhân rộng các mô hình của Dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp tại vùng núi Tây Bắc”. Dự án được tài trợ bởi tổ chức Bánh mỳ cho thế giới (BftW) với sự phối hợp thực hiện bởi UBND huyện Thuận Châu, Chi cục TT&BTTV và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2023.

1. Ton cnh cuc hp tng kt

 Toàn cảnh cuộc họp

Tham dự cuộc họp có gần 90 đại biểu gồm lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La, Sở TN&MT, Hội Nông dân tỉnh Sơn La, Chi cục TT&BVTV, Chi cục Kiểm lâm, đại diện trường ĐH Lâm nghiệp, Trung tâm NC và PT nông lâm nghiệp Tây Bắc, đại diện các công ty chế biến và xuất khẩu cà phê tại tỉnh Sơn La, lãnh đạo và đại diện người dân tại 4 xã Dự án cùng cơ quan báo chí, truyền hình của tỉnh Sơn La đã đến đưa tin về sự kiện này. Về phía SRD, bà Lê Hồng Liên – Quản lý Dự án cùng nhóm cán bộ thực hiện Dự án đã tham gia cuộc họp với tư cách đồng chủ trì và tổ chức.

 2. ng Trn Dng Tin - Ph Gim c S NNPTNT tnh Sn La 

Ông Trần Dũng Tiến - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La

3. ng Nguyn Xun Hong - Nguyn Ph Ch tch UBND huyn Thun Chu

 Ông Nguyễn Xuân Hoàng - Nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu

4. B L Hng Lin - Qun l d n SRD

 Bà Lê Hồng Liên - Quản lý dự án SRD

Tại cuộc họp, bên cạnh các báo cáo tổng kết Dự án trong 3 năm được trình bày bởi SRD, Chi cục TT&BTVT tỉnh Sơn La, Hạt kiểm lâm huyện Thuận Châu, có các bài tham luận về Thực trạng và định hướng cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững với BĐKH tại tỉnh Sơn La và huyện Thuận Châu; Phát triển cà phê Sơn La theo hướng kinh tế tuần hoàn, Giống và một số giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng, phát triển bền vững cho cà phê Sơn La; Canh tác nông nghiệp hữu cơ trong bối cảnh biến đổi khí hậu; Canh tác lầm sản ngoài gỗ dưới tán rừng - giải pháp quản lý rừng bền vững; Bài học kinh nghiệm, giải pháp nâng cao năng lực trong sản xuất cà phê đặc sản… được trình bày và chia sẻ bởi Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La, Hạt kiểm lâm huyện Thuận Châu, Trung tâm NC và PT nông lâm nghiệp Tây Bắc, ĐH Lâm nghiệp và HTX sản xuất và chế biến cà phê Bích Thao.

5. Mt s tit mc vn ngh cho mng do ngi dn t bin t din

Một số tiết mục văn nghệ chào mừng do người dân tự biên tự diễn

Trong phần báo cáo kết quả Dự án, một số kết quả và tác động quan trọng được các bên cùng ghi nhận và đánh giá cao gồm có: 1) Tổng số người dân hưởng lợi trực tiếp của dự án áp dụng các hệ thống sản xuất nông – lâm nghiệp là 99,6% (2.890 so với 2.900 người mà dự án đề ra); 2) Đã có 25.748 người dân hưởng lợi gián tiếp nhân rộng các hệ thống Nông nghiệp Thích ứng với Khí hậu (CRA) và Lúa thích ứng với khí hậu (CAR) do dự án giới thiệu, chiếm 111,9% chỉ tiêu dự án đề ra – 23.000 người; 3) UBND huyện Thuận Châu đã sử dụng ngân sách nhà nước để đối ứng xây mới 01 công trình nước với 4 hệ thống đầy đủ tại xã Chiềng Pha ngày trong năm đầu tiên của dự án. Đến năm thứ 3, từ những tác động tích cực của dự án, UBND huyện tiếp tục sử dụng nguồn kinh phí từ các chương trình phát triển của huyện để nâng cấp, cải tạo thêm 2 công trình tại bản Trọ Phảng, xã Chiềng Pha và bản Phặng, xã Bon Phặng; 4) Tất cả 4 xã (thay vì 2 xã như mục tiêu ban đầu) đều tiến hành trồng rừng, làm giàu rừng bằng các loài cây lâm nghiệp bản địa tự gieo trồng (xoan, trám đen, giổi…) trên diện tích khoảng 190ha. Bên cạnh đó, những sự việc vi phạm các quy định trong quản lý bảo vệ rừng (như đốt nương làm rẫy trước giờ, bắt ong có sử dụng lửa, phát lấn phát vén....) đã giảm 25%, vượt 5% so với chỉ tiêu (18 vụ năm 2023 so với 24 vụ năm 2020); 5; Cách tiếp cận và kỹ thuật canh tác cà phê bền vững, cà phê xen cây lâm nghiệp/cây đa tác dụng trên đất dốc cũng đã được thử nghiệm thành công và giới thiệu tại hội thảo vùng Tây Bắc do Trung tâm Khuyến nông quốc gia thực hiện. Song song với những kết quả đạt được vừa nêu, dự án cũng đạt được một số tác động chính có thể kể đến gồm: 1) Dự án đã huy động đến 52,6% tỉ lệ nữ giới tham gia trong toàn bộ các hoạt động của dự án. Rất nhiều chị em trẻ và trung tuổi đã cải thiện được sự tự tin và có đóng góp nhiều cho các hoạt động cộng đồng, tạo sự gắn kết trong bản, trong xã; 2) Kiến thức và nhận thức của người dân về tác động của BĐKH và tầm quan trọng của bảo vệ môi trường được cải thiện (100% các hộ tham gia dự án đã tăng sử dụng các đầu vào hữu cơ, giảm sử dụng phân bón học và hóa chất BVTV, chất diệt cỏ cháy, sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, ủ cỏ trong chăn nuôi gia súc…); 3) Dự án góp phần tạo sự gắn kết hơn tại cộng đồng, thông qua các hoạt động tập huấn, các diễn đàn, sự kiện truyền thông, nơi mà người dân trong các nhóm sở thích được gặp nhau hàng tháng để thảo luận và hỗ trợ nhau trong các hoạt động mà dự án giới thiệu; 4) Gần như 100% các gia đình tham gia dự án đều tiết kiệm được một phần chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp từ việc mua phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi và tận dụng những phế phụ phẩm nông nghiệp để quay vòng sử dụng. Những hành động này gián tiếp nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.

6. Cc bo co - tham lun ti cuc hp

Các báo cáo - tham luận tại cuộc họp

Tại sự kiện, đã có rất nhiều ý kiến phát biểu, chia sẻ từ lãnh đạo các bên liên quan cũng như từ người dân cộng đồng. Thay mặt Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La, ông Trần Dũng Tiến – Phó Giám đốc Sở đã chia sẻ: “Biến đổi khí hậu ngày càng có tác động mạnh mẽ đến nông nghiệp và đời sống nhân dân sinh sống trên địa bàn huyện Thuận Châu và tỉnh Sơn La. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp (mưa đá, lũ lụt, sương muối, băng giá, nhiệt độ tăng giảm bất thường, thiếu nước,..) việc phát triển các hệ thống nông nghiệp trên đất dốc bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu tại tỉnh Sơn La là bắt buộc. Để từng bước thực hiện, tỉnh Sơn La đã triển khai thực hiện một số mô hình: Phát triển các hệ thống canh tác dựa trên sự kết hợp các cây trồng họ đậu, cây làm thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả nhằm tăng cường sự bền vững và đa dạng của các hệ thống canh tác; mô hình trồng xen canh, kết hợp với làm các đường băng, cây che bóng (cà phê); khuyến khích trồng xen một số loài cây dưới tán cây ăn quả như trồng dược liệu dưới tán cây ăn quả; phát triển mô hình nông lâm kết hợp hạn chế xói mòn, rửa trôi; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước giảm vững chắc diện tích canh tác cây lương thực trên đất dốc, phát triển một số loại cây ăn quả thân gỗ (xoài, nhãn...) trên đất lâm nghiệp; lấy sản xuất hàng hóa là mục tiêu gắn với thị trường tiêu thụ ổn định; chú trọng ứng dụng công nghệ cao trong từng khâu sản xuất, đưa một số giống cây trồng chịu hạn, kháng sâu bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu; phát triển vùng nguyên liệu nông sản gắn với các nhà máy chế biến, tăng hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm, đảm bảo môi trường sinh thái”. Ông Nguyễn Xuân Hoàng, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, đã từng có 3 năm gắn bó cùng Dự án và vừa mới chuyển công tác về Hội Nông dân tỉnh Sơn La cũng có ý kiến: “Trong thời gian thực hiện Dự án, UBND huyện Thuận Châu đã triển khai xây dựng các công trình, hệ thống nước cũng như là một nguồn vốn để đối ứng của dự án. Tôi đánh giá cao các kết quả của dự án đã đạt được, trong thời gian ngắn không thể báo cáo một cách đầy đủ được quá trình thực hiện 3 năm dự án và các kết quả thực tế đã mang lại. Tôi tin tưởng rằng dự án đã góp phần thay đổi nhận thức, phương thức canh tác cho người dân địa phương, cải thiện sinh kế và hỗ trợ cho các chương trình của dự án. Trước đây huyện cũng đã có các chương trình hỗ trợ, tập huấn cho người dân nhưng thời gian có thể còn hạn chế, người dân chưa nhận thực được đầy đủ các nội dung được truyền tài, tỷ lệ áp dụng chưa được như mong muốn. Sau khi có các hoạt động của dự án, nhờ việc thực hiện thường xuyên, sâu sát các hoạt động ở địa phương, cùng sự tham gia đầy đủ của người dân, cầm tay chỉ việc nên đã có sự chuyển đổi tư duy, phương thức canh tác của các hộ gia đình trong việc trồng lúa, café, quản lý bảo vệ rừng và quản lý, điều tiết nguồn nước…”. Về phía các xã và người dân trực tiếp tham gia Dự án, ông Lò Văn Thương - Chủ tịch UBND xã Muổi Nọi đã chia sẻ về những kết quả mà dự án đã mang lại cho xã. Theo ông, một trong những thành tựu đáng chú ý nhất là dự án đã góp phần giảm số vụ vi phạm về quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn xã. Điều này không chỉ giúp bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước mà còn giúp xã thực hiện được công tác phục hồi và bảo vệ môi trường tự nhiên. Tiếp đến là người dân các bản đã sử dụng hiệu quả nguồn nước hơn và biết xây dựng cách thức điều tiết nước phù hợp cho các hộ gia đình trong bản, không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng trong việc tiết kiệm, sử dụng hiệu nguồn nước mà còn tạo ra một hệ thống quản lý nước đồng bộ. Với lúa và cafe, sau khi được tập huấn người dân tại xã Muổi Nọi đã thực hiện các biện pháp như tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, giảm phân bón hóa học, và giảm sử dụng thuốc BVTV. Những thay đổi này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tăng cường năng suất và hiệu quả kinh tế cho người dân. Ông Thương cũng cam kết rằng trong thời gian tới, UBND xã Muổi Nọi sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với dự án để thực hiện giai đoạn tiếp theo. Đại diện từ phía người dân, chị Lường Thị Hương ở xã Bon Phặng có phát biểu rằng: “Dự án đã mang lại những thay đổi tích cực với bản thân tôi và gia đình tôi. Qua việc tham gia các hoạt động của dự án, tôi không chỉ nâng cao kiến thức, kỹ năng mà còn tự tin hơn trong công việc hàng ngày. Tôi đã chia sẻ rất nhiều điều học được với chồng và chồng tôi cùng làm và áp dụng những kiến thức tôi được học vào để trồng lúa, chăm cà phê, nuôi gà nuôi lợn. Chồng tôi cũng hỗ trợ tôi việc nhà nhiều hơn để tôi dành thời gian tham gia làm trợ giảng, hỗ trợ phiên dịch trong các hoạt động tập huấn, thúc đẩy các hộ gia đình khác triển khai kỹ thuật của dự án. Việc trở thành trợ giảng và hỗ trợ phiên dịch trong các hoạt động tập huấn là cơ hội lớn để tôi có thể chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của tôi với người dân khác. Đây không chỉ là cách tôi giúp đỡ mọi người mà còn khiến tôi tự tin hơn, phát triển hơn cho bản thân, tạo ra sự tích cực và hỗ trợ lẫn nhau”. Ở một khía cạnh thay đổi khác, ông Lò Văn Hậu đã đồng hành cùng với các Dự án từ năm 2018 và đã rất nỗ lực trong việc áp dụng những kiến thức, phương pháp mà Dự án giới thiệu cũng như quảng bá để nhân rộng chúng: “Tôi đã tham gia đầy đủ trong tất cả các đợt tập huấn về chăn nuôi gà, trồng lúa, và trồng café và các hoạt động về quản lý rừng và quản lý nước của dự án. Tại gia đình, tôi đã áp dụng những kỹ thuật được hướng dẫn và đạt được các thay đổi tích cực như giảm chi phí cho giống, công chăm sóc, nâng cao năng suất cho cây lúa, cà phê và chăn nuôi gà, qua đó có thu nhập tốt hơn. Tôi cũng đã trồng 2500 cây trám đen xen cây cafe, nhiều cây hiện đã cao hơn cây café được trồng trước đó, trong tương lai mang lại các lợi ích lớn hơn. Từ ngày tôi được bầu làm Trưởng bản (năm 2022), tôi đã chủ động và tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia các hoạt động của dự án, chia sẻ để lan tỏa những giá trị và kiến thức của dự án trong cộng đồng”.

7. i biu theo di cc bi trnh by ti cuc hp

Đại biểu theo dõi các bài trình bày tại cuộc họp

8. Cc  kin chia s pht biu ca ngi dn trong cuc hp

 Các ý kiến chia sẻ, phát biểu của người dân trong cuộc họp

Đại diện cho SRD - bà Lê Hồng Liên, quản lý Dự án cũng đã có những phát biểu và chia sẻ tại cuộc họp. Theo đó, bà Liên cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ và hợp tác từ các các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp, và cộng đồng địa phương trong quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động của dự án. Tại vùng Dự án, một số thay đổi tích cực trong phương pháp canh tác nông nghiệp, tăng cường bảo vệ rừng, sử dụng nguồn nước hiệu quả đã được áp dụng, từ đó gián tiếp tăng thu nhập cho người dân, tăng cường bình đẳng giới và bảo vệ môi trường. Dự án cũng đóng góp các kết quả tích cực cho kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ứng phó với BĐKH của địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, SRD cũng nhận thức rõ rằng còn nhiều thách thức đang đặt ra cho các hoạt động sắp tới của Dự án ở giai đoạn tiếp theo. Biến đổi khí hậu là một thách thức liên tục, và đang ngày có tác động mãnh mẽ đến cộng đồng dân cư, đỏi hòi việc hỗ trợ và thực hiện các giải pháp ứng phó phù hợp hơn. Cách tiếp cận của Dự án cần phải tiếp tục đổi mới, tìm kiếm giải pháp sáng tạo và tăng cường phối hợp với đối tác địa phương để triển khai các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng. Để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của Dự án, bà Lê Hồng Liên đặt niềm tin tuyệt đối vào sự tiếp tục cam kết mạnh mẽ hơn của chính quyền và các ban ngành của tỉnh Sơn La, huyện Thuận Châu nhằm hoàn tất việc thực hiện phê duyệt Dự án trên địa bàn tỉnh, để có thể triển khai các hoạt động dự án kịp thời từ tháng 1-2024 cũng như từng bước đạt được các chỉ tiêu mà dự án đề ra đến năm 2026.

9. Cc i biu chp nh lu nim

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Sự kiện đã khép lại với những kết quả tốt đẹp từ giai đoạn 1 của Dự án, đồng thời mở ra những hy vọng mới cho việc triển khai Dự án pha tiếp theo tại 5 xã của huyện Thuận Châu, tiếp tục những đóng góp không mệt mỏi cho quá trình nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng địa phương trong ứng phó chủ động với những tác động bởi Biến đổi khí hậu.

 

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt