MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Sự kiện Các giải pháp dựa vào thiên nhiên

            Khái niệm “Các giải pháp dựa vào thiên nhiên” (NbS) đã được sử dụng từ năm 2009 trong khuôn khổ các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc và đã được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) sử dụng trong những năm gần đây. Các giải pháp này được IUCN định nghĩa là “các hành động nhằm bảo vệ, quản lý bền vững và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và đã được cải tạo nhằm giải quyết các thách thức xã hội một cách hiệu quả và thích ứng, đồng thời mang lại lợi ích cho con người và đa dạng sinh học”.

            Đây là sự kiện được tổ chức trước hai hội nghị lớn là cuộc họp lần thứ 15 của Hội nghị các bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học (CBD COP15) và Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (UNFCCC COP26). Mục đích của sự kiện này là nêu bật mối quan tâm của các TCXH về NbS, đặc biệt là về việc bù đắp carbon và đa dạng sinh học. Những biện pháp như vậy có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đáng kể về môi trường và xã hội, thậm chí cản trở hoặc làm suy yếu cuộc chiến chống lại khủng hoảng khí hậu toàn cầu.

            Sự kiện đã tạo cơ hội để trả lời các câu hỏi như sau:

(1)   Công ước về Đa dạng sinh học (CBD) giải quyết các mối quan tâm của TCXH, người dân bản địa và cộng đồng địa phương về cách tiếp tận “bảo tồn pháo đài”, bao gồm các mục tiêu không toàn diện như thế nào?

(2)   NbS có xử phạt việc phá hủy đa dạng sinh học kể cả những nơi vi phạm (quyền và khoa học) đó có nỗ lực bồi thường không?

(3)   Dòng tài chính quốc tế và nguồn vốn tư nhân có phải là công cụ thích hợp nhất để thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học ở các nước đang phát triển không?

(4)   Trước khi CBD COP15 và UNFCCC COP26 diễn ra, các bên có mong muốn thống nhất một khuôn khổ rõ ràng, minh bạch về việc sử dụng NbS trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu không?

NbS_3.jpg

Sự kiện lần này được tổ chức vào ngày 12/10/2021 tại Brussels, do ba thành viên Nghị viện châu Âu (Đảng xanh) và một số tổ chức như Fern, Docip và Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Bà Vũ Thị Bích Hợp – Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD), đại diện Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về Biến đổi Khí hậu (VNGO-CC) và Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VNGO-FLEGT) đã có bài chia sẻ với những vấn đề chính:

(1)   Một số văn bản quan trọng liên quan đến NbS, rừng và quản trị rừng hiện nay ở Việt Nam;

(2)   Vai trò của các TCXH Việt Nam trong việc ứng phó với Biến đổi Khí hậu và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên;

(3)   Hiện trạng các nghiên cứu và thực tiễn liên quan đến NbS ở Việt Nam

(4)   Khuyến nghị.

Trong bài chia sẻ của mình, bà Hợp đã chỉ ra những mối quan tâm và rủi ro tiềm ẩn khi áp dụng NbS và EbA ở Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến NbS như (i) NbS nên được định nghĩa rõ trong ngữ cảnh của NDC và NAP; (ii) Các bên cần hỗ trợ thực hiện các nghiên cứu dựa trên bằng chứng về hiện trạng NbS ở Việt Nam; (iii) Tăng cường tổ chức tập huấn, đào tạo và truyền thông về NbS và EbA; và (iv) Tăng cường năng lực cho các TCXH, chính quyền địa phương và cộng đồng địa phương về NbS.

NbS_1.jpg

 

 
 
 
 
Đối tác chiến lược ngành in

in bạt