MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Hội thảo đầu bờ Mô hình phục tráng giống lúa địa phương vụ mùa 2021

Sáng ngày 10/11, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) phối hợp cùng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Sơn La, UBND huyện Thuận Châu, UBND xã Nậm Lầu đã tổ chức hội thảo đầu bờ Mô hình phục tráng giống lúa địa phương vụ mùa năm 2021 tại bản Biên, xã Nậm Lầu. Tham gia hội thảo, có lãnh đạo, quản lý dự án và cán bộ dự án từ Trung tâm SRD, lãnh đạo Chi cục TT&BVTV tỉnh, đại diện UBND xã cùng học viên lớp phục tráng và bà con nông dân tại các bản lân cận.

 

Hnet.com-image 

 

Nằm trong khuôn khổ Dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc”, mô hình phục tráng giống lúa nếp Chiến được triển khai từ tháng 7/2021 với mục tiêu đưa giống lúa nếp bản địa này trở lại thuần chủng, không bị thoái hóa và lẫn tạp. Việc phục tráng cũng nhằm bảo tồn và phát triển giống lúa địa phương, trong nỗ lực thực hiện các phương pháp sản xuất ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Hnet.com-image-2 

 

Mô hình được thực hiện với phương pháp “chọn âm” và “chọn dương” để chọn tạo ra các dòng nếp Chiến siêu nguyên chủng và thuần chủng sau ít nhất là 3 năm thực hiện. Quá trình thực hiện 2 phương pháp nêu trên dựa vào việc canh tác lúa thích ứng với khí hậu (CAR) với điểm nhấn là sử dụng giống lúa bản địa, sử dụng phân chuồng ủ hoai, phân bón hữu cơ vi sinh, cấy 1 dảnh, cấy thưa, sử dụng thuốc BVTV sinh học để phun và chỉ phun khi thực sự cần thiết….. Đây là phương pháp sản xuất bền vững, có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con, làm gia tăng hệ vi sinh vật có lợi trong đất, giúp cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái đồng ruộng (làm gia tăng số loài thiên địch), bảo vệ môi trường lâu dài. Bên cạnh đó, việc phục tráng qua phương pháp trên còn giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh/ cứng cây, tăng cường khả năng chống chịu với sâu bệnh hại, với điều kiện thời tiết bất thuận của thời tiết và thích ứng với biến đổi khí hậu. 

 

Hnet.com-image-3

 

Sau vụ đầu tiên thực hiện, kết quả bước đầu của mô hình đã góp phần giảm thiểu các chi phí đầu vào so với phương thức canh tác truyền thống, như: lượng giống giảm 80%, lượng phân bón giảm được 10%, lượng thuốc bảo vệ thực vật giảm được 60%, năng suất tăng khoảng 10%. Đặc biệt hơn là sau khi thu hoạch, tại ruộng mô hình sẽ chọn ra được 150 cây lúa triển vọng với nhiều đặc tính thuần chủng nhất để tiếp tục thực hiện các thí nghiệm phục tráng cho năm thứ hai.

 

c123881571e0b9bee0f1

 

554cf9c40031c86f9120

 

 

Chia sẻ tại hội thảo, chị Hoàng Thị Anh – con gái của chủ ruộng cho hay, kết quả của mô hình phục tráng giống lúa nếp Chiến vượt xa kỳ vọng ban đầu và nghi ngại của bà con tại xã Nậm Lầu (sợ không được thu hoạch vì cấy 1 dảnh, cấy thưa, không phun thuốc hóa học, không sử dụng phân hóa học…)Bên cạnh đó, các cán bộ Trung tâm SRD đã cùng thảo luận, phân tích, và giải đáp thắc mắc nhằm giúp người dân có thêm kiến thức, động lực và sự tự tin để có thể tiếp tục thực hiện mô hình phục tráng trong năm thứ hai và thứ 3 của dự án.

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt