MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Hoạt động đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân tại bốn xã Muổi Nọi, Bon Phặng, Nậm Lầu và Chiền Pha

Thuận Châu, một huyện miền núi của Sơn La với dân số khoảng 147.100 người sinh sống tại 1 thị trấn và 29 xã. Người dân trong huyện chủ yếu là đồng bào thiểu số sống và các hoạt động sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp. Các xã Muổi Nọi, Bon Phặng, Nậm Lầu và Chiềng Pha, nổi bật là những xã có tỉ lệ hộ nghèo cao với phần lớn dân số là đồng bào người Thái. Trong những năm trở lại đây, địa phương này liên tiếp phải chịu hàng loạt những điều kiện thời tiết cực đoan như: rét đậm rét hại, sương muối, mưa lũ, sạt lở đất cho đến tình trạng khô hạn, nắng nóng bất thường…

Một mùa khô lại đến với Thuận Châu, nước sinh hoạt - nhu cầu thiết yếu của con người đang bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong khuôn khổ hoạt động của dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc”, Trung tâm SRD đã triển khai hoạt động Đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân tại 4 xã Muổi Nọi, Bon Phặng, Nậm Lầu và Chiềng Pha.

Với sự tham gia của Phòng nông nghiệp huyện, BQL Dự án Đầu tư xây dựng huyện Thuận Châu, lãnh đạo 4 xã và bà con 16 bản, các chuyên gia về nước và kinh tế-xã hội đã cùng cán bộ đã cùng cán bộ dự án của Trung tâm SRD thực hiện hoạt động trong tháng 3/2022.     

2 web

Thảo luận nhóm cộng đồng dân cư

7 web

Phỏng vấn thông qua bảng hỏi

Đoàn công tác thăm thực địa các mó nước, công trình cung cấp nước tại 16 bản thuộc 4 xã dự án. Bản đồ, máy định vị vệ tinh được sử dụng để xác định tọa độ, độ cao các mó nước, công trình nước so với khu dân cư. Ghi chép lại hiện trạng hệ thống nước sinh hoạt tại địa bàn, hiện trạng sử dụng đất, các hoạt động canh tác của người dân địa phương xung quanh khu vực nguồn nước cũng được ghi chép lại theo từng bản được khảo sát, đánh giá. 

Kết quả của nghiên cứu đánh giá cho thấy phần lớn người dân tại 15/16 bản đều trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô, nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh. Chỉ có 2/16 bản đã được tiếp cận với nước sạch từ nhà máy nước, các bản còn lại đều sử dụng nguồn nước từ các mó nước, công trình nước từ đầu nguồn trên núi.

9 web

10 web

Nhiều nhóm hộ vẫn phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo từ ao chứa nước

 

Những nguyên nhân chính gây thiếu nước sinh hoạt được nhóm chuyên gia xác định:

Suy thoái rừng đầu nguồn, vai trò của rừng đầu nguồn rất quan trọng, rừng không chỉ giữ nước mà còn điều tiết nước, đảm bảo hài hòa giữa dòng chảy ngầm và dòng chảy mặt, tuy nhiên trong những năm gần đây, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, chất lượng rừng đầu nguồn đang bị suy giảm dẫn tới lượng nước chảy ra từ các mạch nước ngầm vào các mó đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Nguồn nước chảy vào các mó nước chủ yếu là từ nước chảy bề mặt sau mỗi trận mưa, không đảm bảo vệ sinh khi bà con sử dụng trực tiếp nguồn nước mó này cho sinh hoạt hàng ngày, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật trong đời sống của bà con thôn bản.

4 web

5 web

Nhiều khu vực rừng chưa phục hồi

Đia hình chia cắt, độ dốc cao dẫn đến những hộ dân ở những khu vực cao hơn mó nước sẽ không thể sử dụng nước từ mó nếu không có bơm với công suất cao, gây ra hiện tượng thiếu nước cục bộ cho nhiều hộ gia đình tại các bản khảo sát. 

13

 Bản đồ địa hình tại 4 xã dự án

Biến đổi khí hậu, trong những năm trở lại đây Thuận Châu đã phải chịu rất nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan khiến suy giảm nguồn cung nước như hạn hán kéo dài, lượng mưa thất thường. Đặc biệt hơn, những trận lũ quét sạt đất diễn ra không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn làm đứt gãy, xáo trộn dòng chảy nước ngầm.

 

Canh tác nông nghiệp, hoạt động canh tác nông nghiệp tự phát không chỉ gây mất rừng mà còn gây ô nhiễm nặng nề đối với nguồn nước. Có hiện tượng nhiều hộ gia đình sống xung quanh khu vực đầu nguồn nước sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón hóa học cho nương rẫy của họ. Những chất độc lại này không chỉ làm thoái hóa đất mà còn trực tiếp thấm vào nguồn nước, gây ô nhiễm nước. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo cho con người và gia súc tại khu vực. 

3 web

  Sơ đồ tài nguyên được người dân cùng nhau xây dựng

1 web

Nhiều vỏ bao thuốc trừ sâu được thu nhặt gần nguồn nước

Sự đồng thuận giữa các cộng đồng chưa cao, tìm được tiếng nói chung trong cùng một cộng đồng dân cư đã khó, tìm được tiếng nói chung giữa các cộng đồng dân cư lân cận lại càng khó hơn. Quá trình điều tra, khảo sát cho thấy vẫn còn tồn tại sự không thống nhất trong công tác quản lý, điều tiết nước giữa các bản khác nhau, thậm chí ở một số bản vẫn còn tồn tại mâu thuận giữa các nhóm hộ trong vấn đề này. Điều này dẫn đến việc thiếu nước cục bộ, có thể bản này có nguồn nước dồi dào nhưng bản bên cạnh thì thiếu nước trầm trọng. Hệ thống nước sinh hoạt xuống cấp nhưng không có kinh phí để tu sửa. Tranh chấp khi sử dụng nguồn nước thường xuyên xảy ra giữa các nhóm hộ. Nhiều nhóm hộ gia đình vi phạm các quy định về sử dụng nước trong hương ước của bản. 

8 web

Một số bể chứa nước không đảm bảo vệ sinh, chỉ được dùng để tưới cây, một số ít hộ vẫn dùng để tắm

12 web

Phun thuốc diệt cỏ gần nguồn nước

Giải quyết vấn đề về đảm bảo nguồn cung nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân là rất cần thiết. Qua đợt đánh giá cung cầu nước lần này, nhóm chuyên gia cùng với trung tâm SRD sẽ có những đề xuất, kiến nghị gửi UBND 4 xã dự án cũng và UBND huyện Thuận Châu nhằm cải thiện tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân. Những hoạt động tập huấn về Quản lý, điều tiết nước sinh hoạt cũng sẽ được SRD tiếp triển khai tại quý II năm 2022 ngay tại 4 xã dự án.

Nước sinh hoạt đã không còn như trước, tuy nhiên nguồn nước vẫn sẽ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt nếu như cộng đồng dân cư tại các bản có được sự đồng thuận, chung tay bảo vệ rừng đầu nguồn, thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp thích ứng với BDKH, quản lý tốt nguồn tài nguyên nước mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng.

 

 

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt