MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

      Từ 28/6 – 2/7/2016, cán bộ SRD và tổ chức NEPcon-SFMI đã hợp tác tổ chức 3 lớp tập huấn về REDD+ và FLEGT cho 85 học viên là các cán bộ kiểm lâm, chủ xưởng cưa nhỏ và vừa, thành viên tổ Quản lí bảo vệ rừng (QLBVR), đại diện các hộ trồng rừng – sinh kế chủ yếu vào khai thác keo và chế biên gỗ - tại hai xã Ôn Lương, Động Đạt, Yên Lạc, huyện Phú Lương. Mục đích của khóa tập huấn nhằm giúp học viên nắm được kiến thực cơ bản về Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+), Thực thi luật lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT), trong đó tập trung vào giới thiệu về gỗ hợp pháp, chuỗi cung ứng gỗ và truy suất nguồn gốc của gỗ....
       Khóa học được thiết kế đa dạng,đã có sự kết hợp những buổi học lý thuyết trên lớp và những buổi học thực tế tại thực địa. Trong buổi học đầu tiên dành cho cán bộ kiểm lâm, chủ các xưởng cưa nhỏ và vừa của 3 xã dự án và các xã lân cận, bà con hào hứng tham gia khi giảng viên chia sẻ về vai trò của rừng đối với môi trường. Không chỉ vậy, bà con cũng rất tập trung lắng nghe những chia sẻ từ giảng viên và các học viên khác khi được tập huấn và cung cấp kiến thức các yêu cầu về tiêu chuẩn gỗ hợp pháp của các sản phẩm gỗ. Nhằm tạo ra sự tương tác và giúp không khí lớp học thêm sôi nổi, giảng viên đã cùng học viên trao đổi về hiện trạng bảo vệ phát triển rừng tại các xã, xen kẽ những đoạn phim ngắn về REDD+ và FLEGT.

                                                         image001

Học viên xem phim ngắn về REDD+ và FLEGT ở UBND huyện Phú Lương 

        Sau ngày học lí thuyết, giảng viên đã cùng học viên tham gia làm bài tập nhóm lập bản đồ, phân tích chuỗi cung ứng, đánh giá dòng luân chuyển gỗ trên toàn cầu cũng như cung ứng gỗ ở Việt Nam. Lớp học đã đi thực địa tại một xưởng cưa quy mô vừa tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương. Tại đây các học viên đã quan sát cách chế biến gỗ keo làm ra gỗ ép và dành thời gian trao đổi với chủ xưởng về các công cụ đảm bảo tính hợp pháp của gỗ. Một học viên nhận xét rằng "Người dân chúng em khi chưa đi học thì chỉ biết rằng gỗ hợp pháp chỉ cần có hóa đơn chứng từ là đủ. Nhưng khi đi học mới biết rằng nó còn nhiều hơn thế nữa, đặc biệt là phải đảm bảo cả khâu phòng cháy chữa cháy cho xưởng cưa, phải tuân thủ đồ bảo hộ lao động và bảo hiểm xã hôi, y tế cho các công nhân. Tất cả tài liệu đều tốt".

                                                                             haha

Lớp tập huấn tại UBND huyện Phú Lương

                                                                              hehe

Học viên được đi thực tế tại một xưởng cưa quy mô thuộc xã Yên Đổ, huyện Phú Lương

        Bên cạnh đó, các thành viên tham gia lớp học tại 2 xã Ôn Lương, Động Đạt là thành viên tổ QLBVR và đại diện các hộ trồng rừng đã được tập trung vào các chủ đề về tác động của rừng với biến đổi khí hậu; tuân thủ tính hợp pháp khi làm các thủ tục, giấy tờ khi khai thác rừng; kế hoạch trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ và làm giàu rừng….Sau các buổi học, các kiến thức cơ bản nhất là vấn đề lưu trữ giấy tờ mà lâu nay học viên không hề để ý tới đã được truyền tải hiệu quả. Thành viên tổ QLBVR và các hộ gia đình cũng đã thảo luận về kế hoạch trồng lại rừng phòng hộ bằng cây bản địa từ năm 2016 đến 2017 cũng như việc quản lý và bảo vệ chúng.            

                                                            hoho

Lớp tập huấn tại xã Ôn Lương và Động Đạt

        Trước những hoạt động tích cực của học viên khi được trang bị những kiến thức cần thiết, giảng viên đều cảm thấy vui mừng khi có thể trao cho bà con nơi đây những “cần câu” giá trị để từ nay bà con sẽ đỡ vất vả hơn trong việc quản lí từ khâu khai thác đến chế biến gỗ. Trung tâm SRD hi vọng bà con có thể áp dụng kiến thức từ khóa tập huấn này vào việc xây dựng kế hoạch, quản lí, bảo vệ và phát triển rừng tại cộng đồng một cách bền vững.

 

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt