MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Ngày 6/6 tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững (SRD) đã tổ chức Hội thảo có nội dung trên. Bà Vũ Thị Bích Hợp, Trưởng Ban điều hành Mạng lưới FLEGT, Giám đốc SRD; Ông Lê Công Lương, Chánh Văn phòng Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì Hội thảo.

Mục đích của hội thảo nhằm chia sẻ, cập nhật tiến trình hoạt động của VPA-FLEGT cũng như tình hình đàm phán với EU và hội thảo đánh giá kết quả hoạt động KHCN năm 2015- 2016 giữa Tổng cục Lâm nghiệp và Liên hiệp hội Việt Nam, xây dựng kế hoạch 2016-2017- Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng để tiến hành đàm phán và ký kết với EU trong thời gian tới.

Tại Hội thảo, Bà Nguyễn Tường Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế- Tổng cục Lâm nghiệp đã chia sẻ thông tin cập nhật tiến trình đàm phám Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU. Bà Vân cho biết: Đến nay hai bên đã đàm phán được tất cả 9 phụ lục kỹ thuật và lời văn hiệp định. Trong đó, các phụ lục kỹ thuật đã được nhất trí: Phụ lục II và LD; phụ lục IV: thủ tục thông qua tại EU; phụ lục VIII về công bố thông tin. Các phụ lục đã gần thống nhất như: Phụ lục IV về quy trình cấp phép FLEGT; phụ lục V về VNTLAS, phụ lục VI về đánh gia độc lập hệ thống VNTLAS; phụ lục VII về tiêu chí đánh giá VNTLAS và phục lục IX về chức năng của JIC. Bên cạnh đó, hai bên nỗ lực giải quyết các vấn đề còn vướng mắc: Kiểm soát gỗ nhập khẩu, phân loại doanh nghiệp, điểm kiểm soát của chuỗi cung, phạm vi đánh giá độc lập.

 Về kiểm soát gỗ nhập khẩu: Đây là vấn đề vướng mắc nhất của Hiệp định VPA giữa Việt Nam và EU trong suốt 4 năm qua. Hai bên đã nhất trí áp dụng biện pháp kiểm soát gỗ nhập khẩu vào Việt Nam như sau: Áp dụng cho tất cả các lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam trừ gỗ có giấy phép CITES và FLEGT. Sử dụng bộ lọc về rủi do theo loài và rủi ro theo vùng địa lý để kiểm soát gỗ nhập khẩu: Các lô hàng thuộc loài rủi ro cao và cùng địa lý có rủi ro sẽ phải bổ sung thêm bằng chứng (CCR, giấy phép khai thác…). 

Phiên đàm phán sẽ kết thúc vào tháng 11 năm nay.

Phân loại doanh nghiệp (OCS): Đây là giải pháp nhằm giảm gánh nặng hành chính cho cơ quan chính phủ và doanh nghiệp để cấp phép FLEGT và khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật. Hai bên đã nhất trí: Hệ thống OCS liên tục cập nhật, công khai và chịu sự giám sát của xã hội. Về tiêu chí xếp hạng, doanh nghiệp chia thành 3 nhóm: loại 1,2 và 3. Doanh nghiệp loại 1 là doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật; Cách thức tổ chức phân loại: các doanh nghiệp sẽ tự đánh giá theo mẫu và cho điểm theo các tiêu chí số của LD, gửi cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh để thẩm định. Chi cục Kiểm lâm tỉnh gửi cho Cục Kiểm lâm để công bố công khai trên mạng của Cục Kiểm lâm; Tần suất đánh giá lại 2 năm 1 lần. Trường hợp các doanh nghiệp muốn nâng hạng thì có thể đánh giá sớm hơn.

Tuy nhiên, theo Bà Vân, hai bên vẫn còn một số nội dung chưa thống nhất, đó là: Tiêu chí phân loại rủi ro vùng địa lý; quy định về hợp pháp đối với gỗ hỗn hợp (MDF, gỗ đã qua chế biến, nội thất..) Việt Nam đề nghị theo quy định của nước sản xuất hoặc xuất khẩu chứ không theo quy định của nước khai thác; Phạm vi đánh giá độc lập và nguồn thông tin; Việc cấp phép cho các thị trường ngoài EU sau khi gỗ được kiểm soát thông qua VNTLAS; Cơ chế trọng tài trong hiệp định.

Về lộ trình đàm phán và các bước tiếp theo, dự kiến cuối năm 2016 sẽ kết thúc đàm phán và sẽ tiến hành 5 phiên JEM và 3 phiên TWG. Từ ngày 4-9/7/2016 sẽ tiến hành JEM 15 và TWG 7 tại Bỉ. Năm 2017, hai bên phê chuẩn và ký Hiệp định; Năm 2018-2019, thiết kế vận hành hệ thống VNTLAS bao gồm cả quá trình nội luật hóa các cam kết, xây dựng các tài liệu hướng dẫn, nâng cao năng lược; Giữa năm 2019 tiến hành đánh giá độc lập hệ thống VNTLAS trước khi cấp phép và đến đầu năm 2020 cấp phép FLEGT.

Cũng tại hội thảo, các chuyên gia của FLEGT đã báo cáo đánh giá kế hoạch hành động FLEGT của EU; Cập nhật về diễn đàn mạng lưới quyền cộng đồng; Giới thiệu về hồ sơ năng lực các tổ chức thành viên Mạng lưới VNGO- FLEGT và hướng dẫn hoàn thành hồ sơ; Trình bày tóm tắt kết quả phối hợp hoạt động khoa học công nghệ năm 2014-2015 giữa Liên hiệp Hội Việt Nam và Tổng cục Lâm nghiệp; Đề xuất nội dung hợp tác năm 2016-2017.

Là một Tổ chức phi chính phủ, luôn có cách nhìn mới, biết đi tắt đón đầu trong mọi nhiệm vụ vì cộng đồng và FLEGT cũng là một hợp phần như vậy. Những ghi nhận đóng góp của các VNGO nói chung và SRD nói riêng đã được các bộ, ban ngành có liên quan đánh giá rất cao trong việc tham vấn, kết nối giữa cộng đồng và các nhà quản lý để hoạch định chính sách sát thực với thực tế cuộc sống. Một trong những việc làm nổi bật của VNGO-FLEGT là lấy ý kiến của người dân, cộng đồng địa phương, doanh nghiệp về các nội dung cam kết trong Hiệp định VPA:LD, VNTLAS, cấp phép (SRD, VNGO- FLEGT, PAN NATURE); Nâng cao nhận thức, tăng cường truyền thông về tiến trình đàm phán VPA cho các nhóm đối tượng khác nhau như cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, hộ gia đình (CED, PAN NATURE, CORENARM); Phản biện/đóng góp ý kiến trực tiếp về các nội dung của VPA; Nghiên cứu đánh giá tác động của VPA ảnh hưởng đến các nhóm đối tượng như doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ trồng rừng, doanh nghiệp nhập khẩu. Ngoài ra, VNGO còn có ưu điểm nổi trội  trong việc tham gia tuyên truyền, nâng cao năng lực cho các bên thực hiện hiệp định; tiến hành đánh giá tác động của VPA lên các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp như hộ gia đình, doanh nghiệp, trồng rừng; Giám sát quá trình thực hiện: Phân loại doanh nghiệp OCS, cấp phép FLEGT; Tham gia vào dịch vụ các diễn đàn, đối thoại chính sách của ngành lâm nghiệp do chính phủ tổ chức.

Tuy nhiên, thời gian tới sẽ có nhiều thách thức và cơ hội cho sự tham gia của các VNGO trong giai đoạn thực thi hiệp định. Các VNGO cần xác định rõ điểm mạnh, ưu thế mình cũng như nhu cầu cần hỗ trợ của các bên liên quan. Các VNGO cần phối hợp chặt chẽ với nhau để tăng tính hiệp lực hiệu quả, nên xây dựng cơ chế điều phối giữa các tổ chức VNGO hoạt động trong lĩnh vực FLEGT.

Kết thúc hội thảo, Bà Vũ Thị Bích Hợp mong muốn đại diện các thành viên của mạng lưới có mặt tại hội thảo cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao năng lực, có chiến thuật thông minh trong bối cảnh đầy thách thức mới và chắc chắn VNGO-FLEGT vẫn sẽ là cánh tay nối dài vững chắc giữa cộng đồng và các cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, VNGO-FLEGT cũng mong muốn nhận được sự đồng hành của các cấp quản lý trong thực thi các nhiệm vụ vì cộng đồng. Để có kế hoạch cho lộ trình tiếp theo, VNGO-FLEGT cũng sẽ chủ động đề xuất những nhiệm vụ, phát huy những thế mạnh của riêng mình để tự tin trước vận hội mới.

 

H.Minh (Tạp chí Tài nguyên Môi trường)

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt