MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Chiều 6/6, tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) đã ký kết hợp tác với Liên hiệp Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) về kế hoạch thực hiện trong Chương trình phối hợp hoạt động khoa học và kỹ thuật giai đoạn 2016-2017.

Qua hai năm thực hiện, Chương trình phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2014 – 2020 giữa Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) và Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT),  đã góp phần tăng cường công tác quản lý Nhà nước của Tổng cục Lâm nghiệp và phát huy vai trò tư vấn, phản biện và giám định xã hội của LHHVN.

 

Chương trình đã huy động được sự tham gia không chỉ của các chuyên gia, các nhà khoa học, mà còn có sự góp mặt chủ chốt của lực lượng các tổ chức xã hội -  nhóm thực hiện các bằng chứng trên cơ sở thực địa và cộng đồng. Với việc tham gia hoạt động này, các tổ chức xã hội có nhiều cơ hội hơn trong việc truyền tải kết quả từ các chương trình, dự án về lâm nghiệp đến các nhà lập chính sách và các cơ quan quản lý Nhà nước, thể hiện được các mục tiêu vận động chính sách của LHHVN.

Chia sẻ tại buổi hội thảo, ông Nguyễn Văn Hà – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, việc triển khai kế hoạch hợp tác đã tăng cường công tác quản lý Nhà nước của Tổng cục Lâm nghiệp đối với các vấn đề, nội dung còn tồn tại, vướng mắc trong quá trình quản lý trong lĩnh vực lâm nghiệp. Các nghiên cứu, đóng góp của LHHVN đã góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn của ngành về nội dung giám sát và chuyên gia giám sát trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Trong năm 2015-2016, Chương trình đã triển khai và hoàn thành 10/10 hoạt động theo kế hoạch như: Chuẩn bị nội dung để xây dựng Luật Lâm nghiệp thay thế cho Luật bảo vệ và Phát triển rừng 2004; Góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Đóng góp ý kiến dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý rừng sản xuất; Xây dựng Chính sách thí điểm chia sẻ lợi ích cho các dự án thí điểm REDD+ ở Việt Nam; Phản biện và hỗ trợ sủa đổi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hướng công bằng, minh bạch và bền vững…

Các hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo, xây dựng và triển khai các đề án, dự án thí điểm về trồng, bảo vệ và khai thác rừng bền vững được thực hiện tại cộng đồng giúp người dân phát triển sinh kế. Điển hình như dự án thí điểm mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại 02 tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An; Xây dựng trung tâm giáo dục bảo tồn thú ăn thịt và tê tê tại Vườn quốc gia Cúc Phương; Hội thảo Chăm sóc và bảo tồn Cây Di sản Việt Nam….

Dự kiến kế hoạch hoạt động trong năm 2016-2017, ông Nguyễn Phú Hùng – Vụ trưởng Vụ KHCN&HTQT, Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, trong thời gian tới Chương trình sẽ tập trung vào mội số nội dung chính như: Hợp tác nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách về lâm nghiệp, đánh giá tác động của chính sách, dự án phát triển lâm nghiệp; Thúc đẩy và tang cường hoạt động ứng dụng KHCN cap vào sản xuất lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu, sáng kiến mới về REDD+; Phối hợp nghiên cứu, xây dựng dự án liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp, góp phần phát triển kinh tế lâm nghiệp và quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng.

Kế hoạch hợp tác giữa Tổng cục Lâm nghiệp và LHHVN đã mở ra một kênh mới về tư vấn giám sát và phản biện xã hội, trong đó, đề cao cơ chế phối hợp với cơ quan Nhà nước để nâng cao chất lượng của hoạt động tư vấn giám sát. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hoá, thu hút nguồn kinh phí từ các tổ chức quốc tế tham gia vào các nghiên cứu thí điểm, các hoạt động thực tiễn để cung cấp thông tin quan trọng phục vụ xây dựng cơ chế, chính sách trong lĩnh vực lâm nghiệp.

 

Minh- Vân (Tạp chí Tài nguyên Môi trường)

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt