Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tuyển chuyên gia tổ chức diễn đàn cho đại diện các nhóm sở thích để kết nối và chia sẻ bài học về đa dạng sinh học nông nghiệp và các mô hình sinh kế bền vững

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

1. Tổng quát

Vị trí:

Nhiệm vụ của chuyên gia:

 

 

 

 

 

 

Thời gian làm việc:

Tổng số diễn đàn/ hội thảo:

Số lượng đại biểu:

Khu vực làm việc:

Đơn vị tổ chức:

Chuyên gia báo cáo cho:

Chuyên gia chuẩn bị và tổ chức diễn đàn/ hội thảo

-    Soạn thảo kế hoạch, kịch bản, chương trình, tài liệu hội thảo,

-    Trực tiếp điều hành, thúc đẩy diễn đàn/ hội thảo tại hiện trường,

-    Viết báo cáo về diễn đàn/ hội thảo và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy các nhóm sở thích thực hiện tốt hơn các mô hình sinh kế bền vững và đa dạng sinh học nông nghiệp.

 

Tháng 12/2019

01 diễn đàn

60 người

UBND xã Muội Nọi, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

2. Thông tin chung
Dự án "Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp cho nhóm cộng đồng nghèo nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu tại tỉnh Sơn La” được tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới và tổ chức Manos Unidas tài trợ, được Trung tâm SRD thực hiện và phối hợp với Chi cục Trồng trọt và BVTV triển khai các hoạt động tại 8 bản thuộc 2 xã Muổi Nọi và Bon Phặng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La từ tháng 01/2018 đến tháng 01/2021.
Sau hai năm thực hiện, dự án đã thu được một số kết quả nổi bật như: có trên 300 hộ gia đình tham gia trong các hoạt động của dự án, với tỉ lệ hộ nghèo/ cận nghèo từ 70 đến 75%; tỉ lệ nữ tham gia các hoạt động cũng từ 72 đến 89%; đã có trên 240 hộ gia đình được vay vốn từ 8 nhóm VSLA với số tiền trên 200 triệu đồng; năng suất của 8 ruộng mô hình lúa CSR đã tăng thêm từ 25 đến 30% so với cách cấy lúa truyền thống. Giảm được 2 - 3 lần phun hóa chất trừ sâu bệnh và không dùng hóa chất trừ cỏ. Tính đến vụ Mùa 2019, tất cả 260 hộ gia đình tham gia tập huấn tại 8 bản đã áp dụng cấy lúa theo CSR tại ruộng của gia đình với diện tích từ 200 đến 1,000m2. Quá trình phục tráng giống lúa nếp bản địa đã chọn ra được 2 giống lúa nếp bản địa để tiến hành phục tráng là nếp Tan lanh và Tan nhe. Đối với hoạt động chăn nuôi gà bản địa, tính đến 6 tháng đầu năm 2019, có khoảng 70% các hộ gia đình được tập huấn đã áp dụng những kiến thức, kỹ thuật của các đợt tập huấn vào việc chăn nuôi gà tại gia đình. Cụ thể, có khoảng gần 70% hộ dân đã tách gà con ra khỏi gà mẹ để úm nên đã tăng tỉ lệ gà sống lên khoảng 80%; trên 70% hộ dân đã làm chuồng trại để nuôi nhốt gà, đặc biệt khi mùa đông và mùa mưa bão; 30% hộ gia đình chủ động mua vắc xin, thuốc Phòng cho đàn gà của gia đình và làm đệm lót sinh học trong các chuồng gà. Nếu tính đến cuối năm 2018, đã có khoảng 40 hộ gia đình tăng đàn gà nuôi từ 30 con lên 50 con hoặc trên 100 con/ lứa và có thu nhập khoảng từ 3 đến 15 triệu đồng thì sang năm 2019, số gia đình tăng đàn gà nuôi lên trên 100 con đến 300 con vào khoảng 30 hộ tại 8 bản, qua đó thu nhập cũng khoảng từ 10 đến 20 triệu đồng. Ngoài những điểm nêu trên, sự thành công của dự án còn được khẳng định bởi sự tham gia, hợp tác và đóng góp tích cực từ phía người dân, chính quyền địa phương cùng sự hỗ trợ kỹ thuật từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La.
Nhằm tiếp tục khuyến khích, thúc đẩy và tạo cơ hội cho đại diện các nhóm nông dân cùng sở thích (đặc biệt là các đại diện nữ lãnh đạo các nhóm sở thích) gặp gỡ, tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn để phát triển các mô hình sinh kế bền vững hướng tới thị trường, Trung tâm SRD sẽ tổ chức Diễn đàn cho đại diện các nhóm sở thích để kết nối và chia sẻ bài học về đa dạng sinh học nông nghiệp và các mô hình sinh kế bền vững. Thông tin cụ thể về hoạt động này như sau:

3. Mục tiêu và kết quả mong đợi của diễn đàn:
• Đúc kết được những bài học kinh nghiệm để cải thiện và phát triển các mô hình sinh kế bền vững gắn với đa dạng sinh học hiện có cũng như đưa ra được các mô hình sinh kế mới để triển khai trong tương lai;
• Liên kết, kết nối các nhóm FIGs để hướng tới kế hoạch sản xuất và bán sản phẩm theo hướng thị trường;
• 8 nhóm FIGs lập được kế hoạch để phát triển mạng lưới nông sản và tiếp cận thị trường để thực hiện từ năm 2020 và các năm tiếp theo; Kế hoạch này sẽ được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế chung của các nhóm FIGs
• 80% số nông dân (và phụ nữ) tham gia vào các mạng lưới trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như hàng nông sản của nông dân.
• Ít nhất 70% nữ quản lý nhóm sẽ tham gia chia sẻ và hỗ trợ các FIGs của họ lập kế hoạch hàng năm (từ năm 2020 trở đi).
4. Phương pháp tổ chức:
• Sử dụng phương pháp chia sẻ có sự tham gia, huy động và thúc đẩy tối đa sự tham gia của các đại biểu;
• Sử dụng các bài trình bày, chia sẻ của các nhóm FIGs, các đại biểu từ các ban nghành cấp xã/ huyện/ tỉnh cũng như kinh nghiệm của chuyên gia thúc đẩy để đạt được những mong đợi nêu trên.
• Chia sẻ những thông tin, những kinh nghiệm của nông dân khi tiếp cận thị trường ở những nơi khác
5. Nhiệm vụ và trách nhiệm của chuyên gia thúc đẩy:
Để thực hiện được các mục tiêu và mong đợi trên, chuyên gia thúc đẩy diễn đàn cần thực hiện những hoạt động sau:
a) Phối hợp cùng cán bộ dự án, quản lý dự án SRD để thống nhất nội dung, tài liệu, phương pháp, cách thức tổ chức và thực hiện hoạt động;
b) Phối hợp với cán bộ dự án SRD và đại diện các nhóm FIGs để chuẩn bị các bài trình bày/ chia sẻ tại diễn đàn;
c) Thiết kế kế hoạch, chương trình, đề cương/kịch bản chi tiết, những yêu cầu về tổ chức và hậu cần của chuyên gia cho diễn đàn;
d) Hoàn thiện các tài liệu cho diễn đàn;
e) Điều hành và thúc đẩy diễn đàn tại địa bàn dự án;
f) Viết báo cáo kết quả của diễn đàn và tổng hợp kế hoạch của các FIGs, đặc biệt là kế hoạch tiếp cận thị trường với các hàng nông sản có thể thu được khối lượng lớn, đánh giá và đề xuất các giải pháp để theo dõi, giám sát và thúc đẩy các FIGs thực hiện các kế hoạch.
6. Yêu cầu đối với chuyên gia:
• Trình độ bậc đại học trở lên chuyên ngành liên quan;
• Có kinh nghiệm điều hành và thúc đẩy hội thảo, diễn đàn, mạng lưới các nhóm nông dân, các nhóm sở thích, CLB…;
• Có kinh nghiệm làm việc và thúc đẩy các nhóm sở thích trong việc phát triển các mô hình sinh kế tạo thu nhập; cũng như các phương pháp tổ chức, phối hợp nhằm tạo ra khối lượng lớn nông sản tiếp cận thị trường.
• Có kinh nghiệm làm việc với người dân tại cộng đồng từ 5 năm trở lên, đặc biệt là làm việc với người dân tộc thiểu số;
• Có kỹ năng làm việc nhóm cũng như khả năng làm việc độc lập;
• Không có tiền sử về xâm hại và lạm dụng trẻ em và Tuân thủ qui định và ký nguyên tắc ứng về bảo vệ trẻ em của SRD;
• Có khả năng phân tích, tổng hợp và viết báo cáo;
• Ưu tiên tư vấn đã và đang làm việc cho các tổ chức phi chính phủ.
7. Thời gian thực hiện:

TT

Nội dung hoạt động

Thời gian

Số ngày

1

Thiết kế kế hoạch, chương trình, đề cương/kịch bản chi tiết, những yêu cầu về tổ chức và hậu cần của chuyên gia cho hoạt động;

Tuần 1 tháng 12

01

2

Hoàn thiện kế hoạch, chương trình, kịch bản

Tuần 2 tháng 12

0,5

3

Tiến hành điều hành và thúc đẩy diễn đàn tại thực địa

Tuần 3 tháng 12

 

01

4

Viết báo cáo kết quả của diễn đàn và tổng hợp kế hoạch của các FIGs, đánh giá và đề xuất các giải pháp để theo dõi, giám sát và thúc đẩy các FIGs thực hiện các kế hoạch

Tuần 4 tháng 12

1,5

 

Tổng thời gian làm việc của chuyên gia

 

04 ngày


8. Ngân sách:
• Thù lao cho chuyên gia sẽ dựa vào dòng ngân sách của dự án cũng như dựa trên kinh nghiệm và thỏa thuận giữa chuyên gia với SRD nhưng không vượt quá 2.000.000đ/ ngày (Hai triệu đồng). Mức thù lao của chuyên gia đã bao gồm thuế TNCN.
• Các chi phí ăn, ở, đi lại tại thực địa cho chuyên gia sẽ do dự án chi trả theo thực tế và qui định của Trung tâm SRD.
9. Hỗ trợ từ SRD
• Cán bộ dự án của SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để thực hiện công việc (bao gồm hỗ trợ tổ chức, liện hệ với địa phương, công tác hậu cần tại thực địa);
• Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết;
• Thanh toán thù lao cho giảng viên và cố vấn kỹ thuật.

 

 
Đối tác chiến lược ngành in

in bạt