Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

TUYỂN CHUYÊN GIA TẬP HUẤN KỸ NĂNG SƠ CẤP CỨU

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Tên hoạt động: Tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cho nhóm hỗ trợ

cộng đồng, người NKT và thân nhân (mã 3.2.3.1 và 3.2.3.2)

DỰ ÁN “CHÚNG TA CÙNG NHAU” - VM075

 

1. Tổng quát

Nhiệm vụ:

1. Xây dựng đề cương, thiết kế chương trình, nội dung bài giảng

2. Thúc đẩy, hướng dẫn tập huấn

3. Viết báo cáo kết quả sau khóa tập huấn

Vị trí:                                         Nhóm chuyên gia

Thời gian làm việc:                   Tháng 3-5/2024

Người tham gia:                       Thành viên nhóm hỗ trợ cộng đồng 3 thôn thuộc 3 xã Dự án

Khu vực làm việc:                    Huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị

Đơn vị tổ chức:                        Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

2. Bối cảnh

Kế thừa và nhân rộng kết quả dự án “Nâng cao vị thế Người khuyết tật” được thực hiện tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2022, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững xây dựng dự án “Chúng ta cùng nhau” tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Dự án đã được Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam phê duyệt theo quyết định số 404/QĐ-LHHVN ngày 12 tháng 06 năm 2023. Dự án có thời hạn từ 07/2022 - 06/2027. Mục tiêu của dự án là: Người khuyết tật tại các xã thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam, sống độc lập, tự chủ và được thụ hưởng các quyền của mình với vị thế bình đẳng trong xã hội.

Và các kết quả dài hạn gồm:

1. Người khuyết tật đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái cải thiện sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.

2. Người khuyết tật, bao gồm cả phụ nữ, có năng lực sử dụng hiệu quả các nguồn lực để cải thiện kinh tế.

3. Người khuyết tật, thân nhân và tổ nhóm người khuyết tật chủ động tham gia vào các quyết định chung của cộng đồng, xã hội ở các cấp khác nhau về những vấn đề liên quan đến người khuyết tật.

4. Các bên liên quan nâng cao chất lượng cung cấp và giám sát thực hiện các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật.

Theo kế hoạch hoạt động dự án “Chúng ta cùng nhau” trên địa bàn huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị năm 2023-2024 có hoạt động “Tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cho nhóm hỗ trợ cộng đồng (mã 3.2.3.1) và cho NKT và thân nhân (mã 3.2.3.3”. Do đó, dự án cần tuyển chọn chuyên gia tập huấn với các nội dung:

3. Mục đích

Xây dựng năng lực cho nhóm hỗ trợ cộng đồng cấp thôn để hỗ trợ cộng đồng ứng phó, hòa nhập người khuyết tật trong quản lý, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Xây dựng năng lực cho NKT và thân nhân để ứng phó, hòa nhập người khuyết tật trong quản lý, giảm nhẹ rủi ro thiên tai nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và giảm thiểu thiệt hại.

4. Kết quả mong đợi:

-   1 lớp tập huấn cho 30-36 thành viên là nhóm hỗ trợ cộng đồng cấp thôn ở 3 xã Triệu Thành, Triệu Thuận và Triệu Tài;

-   03 lớp tập huấn cho 30 thành viên/lớp/xã là NKT và thân nhân ở 3 xã Triệu Thành, Triệu Thuận và Triệu Tài;

-   100% người tham gia nắm được và thực hành các kỹ năng cơ bản về cứu hộ và sơ cấp cứu;

-   70% người tham gia đạt kết quả đánh ra đầu ra;

-   Người tham gia cam kết tham gia các hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong ứng phó thiên tai trong thời gian dự án và sau đó.

5. Nhiệm vụ và trách nhiệm của chuyên gia:

Tập huấn về nội dung Cứu hộ, cứu nạn và sơ cấp cứu nên yêu cầu cần hơn 70% thời lượng là để người tham gia thực hành các kỹ năng. Do vậy, yêu cầu đối với chuyên gia như sau:

Chuyên gia chính:

Dựa trên kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm cũng như yêu cầu đặt ra để xây dựng tài liệu phù hợp cho đối tượng được nêu ở mục 1. Tài liệu này cần cần xây dựng và chuyển cho SRD 05 ngày trước khi triển khai hoạt động để bổ sung và góp ý nếu có;

-     Đánh giá đầu vào, đầu ra của người tham gia trước và sau tập huấn

-     Thúc đẩy và chia sẻ, hướng dẫn trực tiếp cho người tham gia, có thể theo các nội dung sau:

    v  Nội dung tập huấn:

-   Các tai nạn thương tích thường gặp đối với người dân tại địa phương, kể cả NKT;

-   Cứu hộ cứu nạn trong thiên tai và trong cuộc sống (căn cứ thực tế vào địa bàn 3 xã)

-   Bảo vệ nạn nhân;

-   Bất tỉnh và cách xử lý;

-   Chảy máu/cầm máu;

-   Gãy xương và hướng dẫn sơ cứu;

-   Đuối nước và cách xử lý;

-   Bỏng và cách sơ cứu;

-   Vận chuyển nạn nhân đến nơi an toàn/cơ sở y tế gần nhất;

-   Băng bó vết thương;

-  Kỹ năng cứu hộ: Chằng chống nhà cửa, kê kích tài sản, truyền thông vận đồng và sơ tán người dân đến nơi trú ẩn an toàn.

   v  Nội dung chia sẻ ngắn gọn, dễ hiểu và có minh họa cụ thể cho từng nội dung/ kỹ năng.

   v  Nội dung và kỹ năng cần được cập nhật mới nhất.

   v  Chuyên gia hướng dẫn cụ thể tất cả các bước.

   v  Phương pháp:

-   Sử dụng phương pháp cùng tham gia và sử dụng hình ảnh trực quan, bài tập thực hành, làm mẫu, góp ý

-   Các nội dung về kỹ năng yêu cầu 100% người tham gia thực hành, thời gian thực hành nên từ 70% thời lượng trở lên;

-   Chuyên gia cần sử dụng phương pháp cầm tay chỉ việc đối với các bài tập/nội dung thực hành;

-   Dành 0.5 - 01 ngày để thực hành các kỹ năng, tùy theo tình hình thực tế: Ví dụ phần cứu hộ sẽ thực hành nội dung chằng chống nhà cửa và kê kích tài sản giúp người dân, phần cứu nạn sẽ thực hành cứu đuối trên sông.

-   Đưa ra các kịch bản giả định để thảo luận và có phương án ứng phó kịp thời cho các nội dung, bài tập thực hành.

Chuyên gia hỗ trợ:

-   Hỗ trợ chuyên gia chính thúc đẩy tập huấn và thực hành qua các bài tập, tình huống.

-   Giám sát và hỗ trợ các nhóm thực hành kỹ năng cứu hộ, cứu nạn - sơ cấp cứu.

6. Yêu cầu đối với chuyên gia:

Chuyên gia chính:

-   Chuyên môn và kinh nghiệm: 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, đã tham gia giảng dạy các lớp tập huấn về Cứu hộ và sơ cấp cứu và tập huấn về các kỹ năng mềm cho nhóm; có chứng chỉ ToT về cứu hộ và sơ cấp cứu;

-   Kỹ năng và phương pháp: Làm việc với cộng đồng; kỹ năng thu hút và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng;

-   Ưu tiên những ứng viên đã từng tham gia với các tổ chức phi chính phủ;

-   Không có tiền sử về xâm hại và lạm dụng trẻ em;

-   Tuân thủ qui định và ký nguyên tắc ứng về bảo vệ trẻ em của SRD (PSEAH).

Chuyên gia hỗ trợ:

-   Chuyên môn và kinh nghiệm: 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, đã tham gia hỗ trợ hoặc giảng dạy các lớp tập huấn về Cứu hộ, cứu nạn và sơ cấp cứu tương tự;

-   Không có tiền sử về xâm hại và lạm dụng trẻ em;

-   Tuân thủ qui định và ký nguyên tắc ứng về bảo vệ trẻ em của SRD (PSEAH).

  7. Báo cáo:

Sau khi kết thúc toàn khóa đợt tập huấn, chuyên gia cần viết một báo cáo ngắn gọn bằng tiếng việt với các nội dung chủ yếu bao gồm: Nội dung, phương pháp đã triển khai, kết quả đạt được, các đánh giá về tổ chức, học viên, các đề xuất (nếu có) hoặc nêu rõ những thuận lợi, khó khăn nếu có, ngoài ra có thể đề xuất về kế hoạch tiếp theo, và/hoặc nâng cao năng lực cho nhóm/người NKT và thân nhân và duy trì hoạt động hiệu quả. Báo cáo cần gửi lại cho SRD trong vòng 5 ngày sau khi kết thúc tập huấn.

8. Kinh phí: theo qui định, ngân sách và định mức của dự án nhưng không vượt quá 2,5 triệu đồng/ngày cho chuyên gia chính và không quá 2 triệu cho chuyên gia phụ.

Ghi chú:

-   Kinh phí trên đã bao gồm thuế thu nhập cá nhân,

-   Ăn, ở, đi lại tại thực địa sẽ do dự án chi trả theo thực tế và qui định của Trung tâm SRD;

9. Hỗ trợ từ SRD

-   Nhóm cán bộ dự án của SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để thực hiện công việc

(bao gồm hỗ trợ tổ chức, liện hệ với địa phương, công tác hậu cần tại thực địa);

-   Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho lớp tập huấn;

-   Thanh toán thù lao tư vấn cho chuyên gia;

Các chuyên gia quan tâm xin gửi CV, thư bày tỏ quan tâm và chương trình tập huấn đến địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. chậm nhất ngày 29 tháng 02 năm 2024.

 

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt