MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Hoạt động tổng kết mô hình “Nông dân tham gia canh tác lúa cải tiến (SRI) và tuyển chọn giống lúa”

 

Trong khuôn khổ dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam, từ tháng 6/2014 đến tháng 9/2015, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) đã phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa triển khai xây dựng mô hình "Nông dân tham gia canh tác lúa cải tiến (SRI) và tuyển chọn giống lúa" tại xã Vạn Xuân, huyện thường Xuân. Hoạt động này nhằm góp phần cùng chính quyền địa phương hỗ trợ cộng đồng canh tác lúa cải tiến phát thải thấp (SRI) nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ và giảm áp lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại các xã thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đang bị tác động bởi biến đổi khí hậu.
Trong đó, trọng tâm hỗ trợ của dự án là: i) Nâng cao nhận thức và kiến thức cho nông dân về canh tác lúa cải tiến và tuyển chọn giống lúa thông qua tập huấn theo phương pháp lớp học đồng ruộng FFS); ii) Hỗ trợ nông dân lựa chọn và lưu trữ các loại giống thuần; iii) Đào tạo giảng viên nguồn (ToT) về canh tác lúa SRI và so sánh giống cho cán bộ khuyến nông viện cơ sở của 3 xã Xuân Chinh, Xuân Lẹ và Vạn Xuân.

1tot

Học viên lớp ToT thực hành tại đồng ruộng thôn Cang Khèn, xã Vạn Xuân

Căn cứ vào hiện trạng canh tác và đánh giá nhu cầu đào tạo, dự án đã hỗ trợ các nhóm nông dân của xã Vạn Xuân và cán bộ khuyến nông cơ sở của 03 xã Xuân Lẹ, Xuân Chinh, Vạn Xuân tham gia thực hiện các thí nghiệm đồng ruộng. Giống lúa KD18 đang được trồng phổ biến tại xã Vạn Xuân được nông dân và cán bộ khuyến nông lựa chọn đưa vào các nghiên cứu SRI để tìm ra mật độ cấy, liều lượng phân bón phù hợp cũng như thực hành quản lý sâu cuốn lá nhỏ thông qua áp dụng các nguyên tắc SRI và IPM. Đối với nghiên cứu so sánh giống, dựa trên mục tiêu chọn tạo giống do nông dân xây dựng, các giống lúa mới CH22, CH19, M2, GL105 có gen chịu hạn, chống chịu sâu bệnh tốt và cho năng suất khá do Viện cây lương thực và cây thực phẩm lai tạo được đưa vào so sánh với giống lúa địa phương KD18; nghiên cứu liều lượng phân đạm Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia giàu kinh nghiệm, 48 nông dân được học tập và nghiên cứu trên ruộng lúa định kì hàng tuần, kéo dài 14 tuần và 23 cán bộ khuyến nông viên tham gia khóa TOT trong hơn 20 ngày theo phương pháp cầm tay chỉ việc theo các chuyên đề tại các ruộng thí nghiệm, đào tạo phương pháp và kỹ năng huấn luyện nông dân theo phương pháp FFS,...

2tot

Nông dân thôn Quạn, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa học tập tại đồng ruộng

Để đánh giá kết quả thực hiện mô hình, từ ngày 30/9/2014 đến 4/10/2015 Trung tâm SRD đã phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Thường Xuân đã tổ chức hội nghị đánh giá nội bộ mô hình và hội thảo đầu bờ tại xã Vạn Xuân. Các hoạt động có sự tham gia của hơn 133 người, bao gồm: đại diện lãnh đạo UBND các xã Xuân Chinh, Xuân Lẹ, Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, đại diện phòng NN&PTNT, Trạm khuyến nông huyện Thường Xuân, học viên lớp ToT và nông dân tham gia mô hình.

3tot

4tot

Học viên cùng tập huấn viên thảo luận chuyên đề đánh giá giống lúa tại lớp FFS thôn Quạn và lớp ToT tại thôn Lùm Nưa, xã Vạn Xuân

Đánh giá nội bộ mô hình: Học viên lớp FFS và ToT đã tham gia đánh giá kết quả thực hiện mô hình, kết quả đạt được rất khả quan, cụ thể: 100% học viên đánh giá dự án hỗ trợ nông dân và cán bộ khuyến nông có kiến thức canh tác lúa và tuyển chọn giống lúa tại chỗ là phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng địa phương; 90% học viên đã thay đổi thói quen canh tác lúa truyền thống kém hiệu quả bằng các phương thức canh tác mới, trong số đó có 50% học viên trả lời đủ tự tin áp dụng phương thức canh tác mới cho canh tác lúa của gia đình; Có 69.56% học viên lớp ToT đã có thay đổi rõ rệt kiến thức kỹ thuật và nhận thức về các phương thức canh tác lúa mới; Nông dân đã lựa chọn được giống CH22 là giống có tiềm năng chịu hạn tốt, ít nhiễm sâu bệnh và đạt năng suất cao nhất trong các giống đưa vào so sánh, đạt 62-65 tạ/ha.

5tot

Đại biểu tham gia hội thảo đầu bờ nghe học viên TOT báo cáo kết quảnghiên cứu tại ruộng so sánh giống lúa

tại thôn Lùm Nưa, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Hội thảo đầu bờ: Các đại biểu đã trực tiếp thăm đồng ruộng và nghe học viên lớp ToT báo cáo tiến trình và kết quả khóa TOT từ việc lựa chọn các nghiên cứu đến phương pháp bố trí các thí nghiệmđồng ruộng, báo cáo các kết quả nghiên cứu và đưa ra các khuyến cáo đối với bà con tại thôn Nùm LưaQua đó, đại biểu đã hiểu rõ hơn tiến trình thực hiện và những kết quả đạt được của mô hình, đã có nhiều ý kiến góp ý bổ ích như: quy mô thực hiện mô hình, thời lượng tập huấn, đề xuất nhân rộng,... để Trung tâm SRD có định hướng hỗ trợ nhân rộng mô hình phù hợp với từng địa phương trong vụ Xuân 2016.

6tot

Chuyên gia SRD thảo luận với các cán bộ khuyến nông 03 xã và

Trạm Khuyến nông huyện Thường Xuân về kế hoạch nhân rộng SRI trong vụ xuân 2016

Dự kiến vụ xuân năm 2016, Trung tâm SRD sẽ phối hợp với Phòng NN và Trạm khuyến nông huyện Thường Xuân nhân rộng mô hình tại 10 thôn của 3 xã Xuân Chinh, Xuân Lẹ và Vạn Xuân.

-SRD-

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt