MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Nông Nghiệp Sinh Thái vì Cuộc Sống Hạnh Phúc của Phụ Nữ

“Nông nghiệp sinh thái vì cuộc sống hạnh phúc của phụ nữ” là sự kiện vừa được Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) tổ chức tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên vào ngày 16/10/2015 nhằm hưởng ứng chiến dịch hành động toàn cầu 16 ngày vì chủ quyền lương thực cho phụ nữ ở vùng nông thôn (1/10/2015-16/10/2015). Với sự tham gia trực tiếp của hơn 400 người đa số là phụ nữ, cùng với hơn 6 nghìn người dân ở xã Yên Lạc, huyện Phú Lương chương trình đã giúp nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em về lợi ích của việc áp dụng các biện pháp thực hành nông nghiệp sinh thái (NNST) giảm thiểu hóa chất độc hại.

Toan canh1

Toàn cảnh hội trường diễn ra chương trình

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Kiến thức, hành vi, thái độ đối với việc sử dụng Paraquat và Chlorpyrifos và ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe con người” (VNMIC14 – tài trợ bởi PAN AP) với sự hỗ trợ và phối hợp thực hiện của dự án “Quản lý và sử dụng đất có sự tham gia tại Phú Thọ và Thái Nguyên” (VM048 – tài trợ bởi Manos Unidas) do SRD đang triển khai.

Chu tich UBND huyen Phu Luong  Pham Binh Cong resized

Chủ tịch UBND huyện Phú Lương - ông Phạm Bình Công phát biểu tại chương trình

Chương trình có sự tham gia của Chủ tịch UBND huyện Phú Lương – ông Phạm Bình Công, Trưởng phòng NN&PTNT huyện- bà Lê Thị Thủy Nguyên, Phó Giám đốc SRD- bà Nguyễn Thị Hòa; đại diện lãnh đạo Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp, đại diện lãnh đạo UBND và các ban ngành đoàn thể của các xã Yên Lạc, Động Đạt và Ôn Lương cùng đông đảo người dân địa phương. Chương trình cũng được các cơ quan truyền hình, báo chí quan tâm tham gia và đưa tin như VTV2, Đài phát thanh truyền hình huyện Phú Lương, Báo Nông nghiệp.

Nguoi dan tham gia

Hơn 400 người dân tham gia chương trình tại hội trường UBND xã Yên Lạc

Ngay từ sáng sớm, hội trường UBND xã Yên Lạc đã chật kín bởi sự tham gia đông đủ của phụ nữ và người dân địa phương. Chương trình được tổ chức sôi nổi và sinh động với các nội dung: Tọa đàm về NNST, cuộc thi chế biến thức ăn chăn nuôi sinh thái, giao lưu hỏi-đáp về NNST cùng các tiết mục văn nghệ do người dân địa phương biểu diễn.

Tham gia tọa đàm về NNST, các chuyên gia về nông nghiệp của SRD, huyện Phú Lương, Trạm Khuyến nông cùng đại diện người dân tham gia dự án đã cùng trao đổi những vấn đề cơ bản nhất về NNST, như: hệ sinh thái là gì, NNST là gì, tại sao cần áp dụng nông nghiệp sinh thái, địa phương cần làm thế nào để thực hiện NNST, NNST và phụ nữ nông thôn...Bà Nguyễn Thị Hòa tâm huyết chia sẻ: "Bà con đều hiểu người phụ nữ đã vất vả như thế nào và chúng ta đều cố gắng để giúp chị em có thể sớm cải thiện cuộc sống. Và giải pháp thiết yếu cần làm đó là thực hiện NNST." Bà Hòa cũng nhấn mạnh, phụ nữ chính là người trực tiếp làm nông nghiệp nhiều nhất, vì vậy việc hiểu biết về NNST sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của chị em, đồng thời bảo vệ môi trường và giúp tạo nên sinh kế bền vững.

Ba Hoa phat bieu

Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) - Bà Nguyễn Thị Hòa chia sẻ về những kiến thức

trong lĩnh vực nông nghệp sinh thái tại phần tọa đàm

Tại tọa đàm, trưởng phòng NN&PTNT huyện Phú Lương – bà Lê Thị Thủy Nguyên chia sẻ, lãnh đạo địa phương đã nhận thấy những cải thiện tích cực về thu nhập, về năng suất, về sự phấn khởi của bà con khi tham gia các hoạt động của dự án trong lĩnh vực NNST. Đồng thời, bà Nguyên cũng cho rằng, bà con địa phương cần được nâng cao nhận thức hơn nữa về việc sử dụng hóa chất trừ sâu bệnh, cần làm việc theo tổ nhóm, tổ hợp tác trong việc phát triển các mô hình sinh kế NNST, cùng hỗ trợ nhau để nâng cao chất lượng đầu ra, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường, bảo đảm sức khỏe phụ nữ nông thôn, bảo vệ môi trường. Chính quyền địa phương cũng sẽ tập trung tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân.

nnptnt

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phú Lương -  Bà Lê Thị Thủy Nguyên chia sẻ tại tọa đàm

Bên cạnh đó, người dân địa phương cũng đã giao lưu chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai các mô hình sinh kế (như nuôi giun quế) và được giải đáp thắc mắc xoay quanh chủ đề NNST từ các chuyên gia nông nghiệp. Chị Dư, đại diện người dân địa phương chia sẻ: “Tham gia thực hiện mô hình nuôi giun quế do SRD hỗ trợ mới được vài tháng, nhưng tôi rất mừng vì thu nhập từ hoạt động này mang lại là khá cao cho gia đình tôi. Nuôi giun quế không chỉ dễ làm mà còn giúp tận dụng các chất thải, lại không phải mua các hóa chất trừ sâu bệnh. Tôi cảm ơn dự án và các anh chị chuyên gia đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều.”

Chia sẻ về vai trò của phụ nữ, chị Ninh – trưởng nhóm nông dân xóm Na Pặng, xã Ôn Lương cho biết: “Phụ nữ chúng ta không chỉ là người giữ gìn hạnh phúc và chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình mà còn là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất. Do vậy phát triển NNST sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho chị em chúng ta.” Nguoi dan chia se

Nhiều chị em phụ nữ địa phương đã mạnh dạn chia sẻ những kiến thức học hỏi được từ chương trình

Trong phần tham gia giao lưu hỏi đáp về NNST, nhiều chị em đã mạnh dạn chia sẻ những kiến thức học hỏi được từ chương trình. “Chúng tôi rất cảm ơn chương trình đã giúp bà con có cơ hội giao lưu, học hỏi, được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc về phát triển NNST. Bà con chúng tôi rất mong có nhiều chương trình như thế này.” (Chị Oanh – xã Yên Lạc). “Với mô hình giun quế chúng tôi có thể nuôi gà, nuôi lợn mà không tốn chi phí mua thức ăn chăn nuôi từ chợ, giá thành bán được lại cao hơn, giúp bà con dần dần xóa đói giảm nghèo.” (Chị Lương – xã Yên Lạc).

Thi lam thuc an sinh thai

Cuộc thi chế biến thức ăn chăn nuôi sinh thái

Bieu dien  van ngheTiết mục biểu diễn văn nghệ của người dân địa phương

Bà con xem triển lãm ảnh mini về các hoạt động phát triển sinh kế của dự án resized

Bà con xem triển lãm ảnh mini về các hoạt động phát triển sinh kế của dự án

Sự kiện “Nông nghiệp sinh thái vì cuộc sống hạnh phúc của phụ nữ” kết thúc bằng phần thi sôi nổi của ba nhóm nông dân tham gia dự án – thi chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia đình theo nguyên lý sinh thái. Thông qua hoạt động này, những nông dân chưa có điều kiện tham gia dự án có thể học hỏi kỹ thuật trực tiếp từ các chuyên gia. Với kỹ thuật chế biến này, cùng với hoạt động nuôi giun quế, bà con có thể chủ động về nguồn thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, đồng thời giảm chi phí thức ăn chăn nuôi, từ bỏ mua thức ăn công nghiệp vừa đắt đỏ vừa khó kiểm soát.

Anh Đào Đức Liêm, trưởng phòng Nông nghiệp Bền vững của SRD cho biết, bên cạnh việc hỗ trợ kỹ thuật, SRD cũng sẽ kết nối với một số doanh nghiệp xã hội nhằm xây dựng chuỗi giá trị, kết nối đầu ra cho bà con về nông sản sạch. Đây cũng là một trong những hoạt động kết hợp với sự kiện “Phiên chợ nông sản” mà SRD và các đối tác thường xuyên triển khai tại Hà Nội từ tháng 8/2015.

Ong Liem phat bieu

Trưởng phòng Nông nghiệp Bền vững của SRD - Anh Đào Đức Liêm chia sẻ

-SRD-

 

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt