MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Ngày 10/7/2018, một trong số 8 hội thảo đầu bờ về mô hình canh tác lúa thông minh với khí hậu (CSR) đã được tổ chức tại bản Bó, xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Mục đích của hội thảo nhằm tổng kết, chia sẻ, đánh giá mô hình lúa CSR và lập kế hoạch để tiếp tục triển khai, nhân rộng trong vụ Mùa và các năm tiếp theo.
Đã có khoảng hơn 70 người tham gia hội thảo, trong đó có 40 học viên và người dân cùng các đại biểu đến từ nhiều cơ quan, ban ngành của tỉnh Sơn La, huyện Thuận Châu, các xã/ bản lân cận, các tổ chức trong nhóm làm việc về BĐKH (CCWG), mạng lưới các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam về BĐKH (VNGO CC) cùng các cơ quan, báo đài tại Hà Nội và Sơn La.
Hội thảo đầu bờ mô hình lúa CSR là một trong số những hoạt động của dự án "Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp cho nhóm cộng đồng nghèo tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu", được tài trợ bởi tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới và tổ chức Manos Unidas, được Trung tâm SRD tổ chức thực hiện và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Sơn La phối hợp triển khai các hoạt động.
Dưới đây là một số hình ảnh và thông tin, kết quả cụ thể từ hội thảo.

anh sl1

Đại biểu và người dân thăm ruộng mô hình lúa CSR tại bản Bó, xã Muổi Nọi

IMG 2257

Đại diện người dân báo cáo, chia sẻ về toàn bộ quá trình canh tác lúa CSR trong vụ Xuân năm 2018 và những chỉ tiêu, kết quả đạt được. Có những chỉ tiêu quan trọng trong bài trình bày của người dân đó là: Họ dùng giống lúa thuần để canh tác; đã giảm được 2/3 lượng giống khi gieo mạ; đã biết cách bón phân cho lúa theo các giai đoạn phát triển; không dùng hóa chất diệt cỏ và giảm số lần phun hóa chất BVTV từ 4 – 6 lần ở các năm trước xuống còn 2 lần ở vụ Xuân này; năng suất thực thu ước đạt tăng khoảng 30% so với vụ Xuân 2017

 MG 4374

Ông Tống Văn Diện – Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thuận Châu phát biểu tại hội thảo rằng: Huyện Thuận Châu là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Sơn La, bị ảnh hưởng nhiều bởi khí hậu và thời tiết cực đoan nên những dự án về bảo tồn đa dạng sinh học như thế này luôn được chính quyền và các ban ngành quan tâm, tạo điều kiện. Phòng Nông nghiệp sẽ cùng đồng hành với dự án, sẽ học hỏi và tham mưu với lãnh đạo UBND huyện để có thể mở rộng ra các xã khác trong huyện trong những năm tiếp theo

IMG 2281

Ông Lò Văn Thương – Chủ tịch UBND xã Muổi Nọi chia sẻ trong hội thảo: Tổng diện tích đất trồng lúa của toàn xã chúng tôi chỉ có khoảng 50 ha và với điều kiện các chân đất không đồng đều, diện tích mỗi thửa ruộng nhỏ và hầu như không chủ động được nước tưới tiêu... thì việc đưa mô hình lúa CSR vào làm thí điểm là rất tốt. Bản thân tôi cũng đã đi thăm 4 ruộng mô hình lúa CSR tại 8 bản và thấy rằng mô hình này thực sự phù hợp với xã chúng tôi, người dân hoàn toàn có thể áp dụng và làm được. Từ năm 2019, chúng tôi sẽ thảo luận với người dân của các Bản còn lại để áp dụng và nhân rộng mô hình này

anh sl2

Bà Nguyễn Thị Hòa – cố vấn kỹ thuật của SRD chia sẻ thêm về mô hình lúa CSR

anh sl3

Đại diện học viên tham gia lớp FFS về lúa CSR chia sẻ tại hội thảo

Untitled2

Đại diện các đại biểu đến từ mạng lưới VNGO CC và CCWG phát biểu, chia sẻ tại hội thảo

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt